Giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đấu thầu mua sắm tại công ty điện lực hoàn kiếm (Trang 67 - 71)

- Phát đ i ệ n, truy ề n t ả i đ i ệ n, phân ph ố i đ i ệ n, bán buôn đ i ệ n, bán l ẻ đ i ệ n; Tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

GIÁM ĐỐ C

2.3.3 Giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu

a - Đấu thầu rộng rãi: Các thành viên tổ chuyên gia chịu trách nhiệm đánh giá HSDT của các nhà thầu trên cơ sở HSDT, tiêu chuẩn xét thầu của HSMT (kể cả các văn bản làm rõ và bổ sung).

Thời gian đánh giá HSDT được quy định trong Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu.

Làm rõ HSDT của các nhà thầu: tổ chuyên gia đấu thầu được phép hỏi làm rõ nội dung HSDT nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi nội dung cơ bản của

HSDT đã nộp và không thay đổi giá dự thầu. Văn bản hỏi làm rõ HSDT phải do Tổng Giám đốc (hoặc Phó Tổng Giám đốc được uỷ quyền) ký và nội dung làm rõ phải được bảo quản như một phần của HSDT.

Báo cáo đánh giá các HSDT lập theo mẫu do Bộ KH&ĐT ban hành. Nội dung đánh giá bao gồm các yêu cầu sau đây:

i.Đánh giá sơ b

Trước hết là kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu thông qua các điều kiện tiên quyết nêu trong HSMT.

Sau đó Tổ chuyên gia đấu thầu sẽ xem xét một số điều kiện quan trọng khác có đảm bảo yêu cầu của hồ sơ mời thầu không, như:

- Tính hợp lệ của đơn dự thầu theo quy định;

- Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh. Trong thỏa thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu…;

- Có giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

- Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơđề xuất kỹ thuật, hàng mẫu; - Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu;

Nhà thầu vi phạm điều kiện tiên quyết hoặc điều kiện trên sẽ không được xem xét trong bước đánh giá chi tiết tiếp theo.

ii. Đánh giá chi tiết:

Sau khi đánh giá sơ bộ, kiểm tra tính hợp lệ của HSDT, tổ chuyên gia kiểm tra về mặt kỹ thuật trong HSDT. Dựa trên các tiêu chí cơ bản là năng lực sản xuất, chất lượng hàng hoá, kinh nghiệm nhà thầu và đánh giá kỹ thuật của nhà thầu. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.

tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT. Tổ chuyên gia sẽ dựa tiêu chuẩn đó để đánh giá nhà thầu:

Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu:

Tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu theo tiêu chuẩn “đạt” và “không đạt” được thể hiện bằng tiêu chí dưới đây:

- Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự tại Việt Nam và nước ngoài, kinh nghiệm thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật và dịch vụ tương đương;

- Số năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính;

- Năng lực sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ số lượng cán bộ của nhà thầu;

- Năng lực tài chính, thương hiệu, uy tín của nhà thầu (doanh thu, lợi nhuận, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, số năm nhà thầu hoạt động không bị lỗ trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính …).

Đánh giá về kỹ thuật:

Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật: được đánh giá theo tiêu chí “đạt” hay “không đạt” theo quy định vềĐấu thầu như sau:

- HSDT được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là “đạt”, các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “đạt” hoặc “chấp nhận được” (không quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá nêu tại HSMT).

Xác định giá đánh giá

Các HSDT đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được xác định giá đánh giá. Bên mời thầu xác định giá đánh giá của các HSDT theo trình tự sau đây: - Xác định giá dự thầu;

- Hiệu chỉnh các sai lệch;

- Chuyển đổi giá dự thầu sau sửa lỗi;

- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung;

- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá (trong trường hợp cần thiết);

- Trường hợp có thư giảm giá thì bên mời thầu sẽ thực hiện sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở giá dự thầu chưa trừđi giá trị giảm giá. Trong trường hợp đó, việc xác định giá trị tuyệt đối của lỗi số học hoặc sai lệch được tính trên cơ sở giá dự thầu ghi trong đơn.

Giá đánh giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại, và các yếu tố khác để so sánh, xếp hạng HSDT.

iii.Tng hp và xét chn nhà thu:

Căn cứ vào kết quảđánh giá tại các bước đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết, tổ chuyên gia sẽ tổng hợp để đưa ra kết luận xét thầu cuối cùng gồm các nội dung sau:

- Kết quảđánh giá sơ bộ;

- Kết quảđánh giá tính hợp lệ và đáp ứng các điều kiện tiên quyết; - Kết quảđánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

- Kết quảđánh giá về mặt kỹ thuật;

- Giá nêu trong đơn dự thầu (đã bao gồm thuế VAT); - Sửa lỗi;

- Hiệu chỉnh sai lệch;

- Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch; - Giảm giá;

- Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừđi giá trị giảm giá. b - Chỉđịnh thầu: Đối với các gói thầu có giá trị trên 500 triệu đồng: Các

thành viên tổ chuyên gia chịu trách nhiệm đánh giá Hồ sơđề xuất của nhà thầu được chỉ định trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, có thể đề nghị nhà thầu giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung cần thiết.

Thời gian đánh giá Hồ sơđề xuất được quy định trong Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu.

Báo cáo đánh giá HSĐX thực hiện theo mẫu báo cáo đánh giá HSDT do Bộ KH&ĐT ban hành.

Nội dung đánh giá thực hiện tương tự như hình thức đấu thầu rộng rãi.

c - Mua sắm trực tiếp: Các thành viên tổ chuyên gia chịu trách nhiệm đánh giá HSĐX của nhà thầu trên cơ sở HSYC (kể cả các văn bản làm rõ và bổ sung).

Việc đánh giá HSĐX nhằm kiểm tra các nội dung sau: - Cập nhật năng lực của nhà thầu tại thời điểm chào thầu; - Kiểm tra về kỹ thuật và đơn giá;

- Đánh giá tiến độ thực hiện; - Các nội dung khác nếu có.

Báo cáo đánh giá HSĐX thực hiện theo mẫu báo cáo đánh giá HSDT do Bộ KH&ĐT ban hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đấu thầu mua sắm tại công ty điện lực hoàn kiếm (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)