Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển việt đức (Trang 63 - 65)

a) Các nhân tố thuộc về kinh tế xã hội

- Chi phí sản xuất kinh doanh biểu thị một cách tập trung nhất mọi giải pháp kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy mọi biến động về kinh tế xã hội có tác động trực tiếp lên chi phí sản xuất

của doanh nghiệp cụ thể là giá thành của sản phẩm xây lắp, và gây ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

- Nhân tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm các hao phí về lao động, vật tư, tiền vốn và các yếu tố vật chất khác chịu sự chi phối của cơ chế kinh tế xã hội qua từng giai đoạn như cơ chế về lương cơ bản, phụ cấp khu vực, cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng hay thay đổi trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình…. Như vậy chi phí đầu vào của doanh nghiệp luôn biến động theo cơ chế vận động kinh tế xã hội do nhà nước chi phối. Công tác quản lý chi phí, giải pháp kinh tế về chi phí của doanh nghiệp đương nhiên sẽ chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

- Chi phí biểu hiện các mối quan hệ kinh tế thuộc về cơ chế vận hành nền kinh tế do nhà nước tác động để điều tiết và chi phối theomục đích kinh tế chính trị xã hội đã được hoạch định. Do đó hoạt động chi phí của doanh nghiệp gắn liền với hàng loạt chính sách, chế độ về quản lý kinh tế trong từng giai đoạn. Đối với từng doanh nghiệp yếu tố này dễ dẫn đến sự gò bó, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong các quyết định sử dụng xữ lý cũng như quản lý chi phí trong từng điều kiện cụ thể. Đặc biệt nếu sự tác động này đi ngược lại với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thì nó sẽ gây ra những cản trở và kìm hãm mức sản xuất.

- Các quy luật kinh tế của thi trường cũng chi phối trực tiếp đến chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất bao gồm: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ. Quản lý chi phí dựa trên các yếu tố này để điều tiết chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi.

b) Các nhân tố thuộc về công nghệ kỹ thuật sản xuất xây lắp

- Nhu cầu đổi mới công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm hiện đại hóa và tăng cường năng suất lao động đòi hỏi lượng chi phí đầu tư ban đầu rất lớn và tác động đến giá thành sản phẩm trong giai đoạn đầu có chiều hướng tăng lên, song năng lực sản xuất tăng, tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công và tất yếu sẽ giảm giá

thành sản phẩm. Tuy nhiên việc mua sắm thiết bị đòi hòi các nhà quản trị có kế hoạch mua sắm, quản lý chi phí mua sắm phù hợp về số lượng, chất lượng sao cho sử dụng hiệu quả triệt để công suất của tài sản cố định, giảm chi phí khấu hao để giảm giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

- Ứng dụng công nghệ kỹ thuật máy móc thiết bị vào hoạt động xây dựng giúp doanh nghiệp có quy trình sản xuất xây dựng tiên tiến, có tính chất chuyên môn hóa cao, tiết kiệm hao phí vật liệu, chi phí nhân công, thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc qua đó tạo sự đột biến trong giá thành sản phẩm và ưu thế cạnh tranh. Công nghệ kỹ thuật còn tác động mạnh mẽ lên công tác quản lý chi phí sản xuất do quy trình công nghệ làm thay đổi quy trình sản xuất, nội dung kinh tế của các chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Ngoài ra nhân tố kỹ thuật giúp hệ thống quản lý chi phí của doanh nghiệp được tăng cường, hoàn thiện về mặt tổ chức lẫn trang thiết bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ. Hiệu quả quản lý được tăng cường dẫn đến chi phí quản lý được tiết kiệm và hiệu quản kinh doanh được nâng cao.

- Đặc biệt trong doanh nghiệp thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thì lượng máy móc thiết bị kỹ thuật được ứng dụng vào hoạt động là rất nhiều, công nghệ vật liệu và công nghệ thi công phát triển mạnh mẽ. Vì vậy trong môi trường cạnh tranh thị trường nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật lạc hậu nếu không có điều kiện thay đổi nhanh chóng thì sẽ dẫn đến phá sản do tính cạnh tranh giá thành sản phẩm sẽ làm mất khả năng bù đắp chi phí để thực hiện quá trình sản xuất. Công tác quản lý chi phí sản xuất trên cơ sở đó phải hoạch định các phương án mua sắm công nghệ kỹ thuật để đảm bảo tiết kiệm chi phí, cân đối chi phí mua sắm với nguốn vốn hoạt động của doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển việt đức (Trang 63 - 65)