Tính toán, lựa chọn phương án hợp lý sửdụng máy thi công cho từng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển việt đức (Trang 94 - 101)

2015

3.2.4. Tính toán, lựa chọn phương án hợp lý sửdụng máy thi công cho từng

trình

Phần lớn các loại máy sử dụng trong hoạt động thi công xây lắp tại các công trình dân dụng và công nghiệp hiện nay của công ty Việt Đức là máy đào, máy ủi, máy xúc, máy trộn bê tông và ô tô tải…do cơ sở vật chất chưa cho phép công ty mua sắm đầy đủ các loại máy móc hiện đại nên việc thuê, khoán máy móc phục vụ công việc là chủ yếu. Vì vậy để có những giải pháp tối ưu chi phí máy thi công có thể ứng dụng bài toán tính giá ca máy sao cho ứng với mỗi công trình công ty có thể đưa ra đơn giá thuê khoán ca máy và giá thuê máy hợp lý nhất.

Phương pháp lựa chọn giá ca máy thấp nhất

Gcm = CKH + CSC+ CNL + CTL + CCPKMin

Trong đó:

Gcm: Giá ca máy (đồng/ca) CKH: Chi phí khấu hao (đồng/ca) CSC: Chi phí sửa chữa (đồng/ca)

CNL: Chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca)

CTL: Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đồng/ca) CCPK: Chi phí khác (đồng/ca)

a) Chi phí khấu hao (CKH)

Chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là khoản chi về hao mòn của máy và thiết bị thi công trong thời gian sử dụng, được xác định theo công thức:

n ĐM H K C KH KH * ) ( − = Trong đó:

- CKH: Nguyên giá của máy và thiết bị thi công. Nguyên giá để tính giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với loại máy đưa vào thi công xây dựng công trình và điều kiện cụ thể của công trình.

- H: Giá trị thu hồi của máy và thiết bị là giá trị phần còn lại của máy và thiết bị sau khi thanh lý được tính trước khi xây dựng giá ca máy và được xác định như sau:

Giá trị thu hồi đối vớimáy và thiết bị có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên thì được tính nhỏ hơn (hoặc bằng)5% giá tính khấu hao. Không tính giá trị thu hồi với máy và thiết bị có nguyên giá nhỏ hơn 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

- ĐMKH: Định mức khấu hao năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với tuổi thọ kinh tế của máy và thời gian sử dụng của từng loại máy tại công trình.

- n: Số ca hoạt động trong năm của máy và thiết bị thi công. Nó là số ca máy làm việc bình quân trong một năm được tính từ số ca máy làm việc trong cả đời máy và số năm trong đời máy.

Trong quá trình tính giá ca máy, số ca năm được xác định theo nguyên tắc phù hợp với đặc tính và quy trình vận hành của từng loại máy, khối lượng thi công của công trình, quy mô công trình, tiến độ thi công và các điều kiện cụ thể khác.

b) Chi phí sửa chữa (CSC)

Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi để sửa chữa, bảo dưỡng máynhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy.

Công thức tính CSC: n ĐM K C SC SC * = Trong đó:

- K, n: Nguyên giá, số ca năm

- ĐMSC: Định mức sửa chữa năm của máy và thiết bị thi công được xác định theo quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành của từng loại máy và các quy định có liên quan tương ứng với số ca năm.

c) Chi phí nhiên liệu, năng lượng (CNL)

Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (xăng, dầu, điện hoặc khí nén) và các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơ lai, dầu truyền động.

Công thức tính CNL:

CNL = CNLC + CNLP

Trong đó:

- CNLC: Chi phí nhiên liệu, năng lượng chính

CNLC= ĐMNL*gNL

ĐMNL: Định mức nhiên liệu, năng lượng (lít/ca, kWh/ca, m3/ca): định mức tiêu hao các loại nhiên liệu, năng lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén để tạo ra động lực cho máy làm việc trong một ca.

gNL: Giá nhiên liệu, năng lượng: giá (trước thuế) các loại xăng, dầu, điện hoặc khí nén (đ/lít, đ/kWh, đ/m3) tính theo mức giá tại thời điểm tính và khu vực xây dựng công trình.

- CNLP: Chi phí nhiên liệu, năng lượng phụ

CNLP = CNLC*KP

KP: Hệ số chi phí nhiên liệu, dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc, được quy định như sau:

- Động cơ xăng : 0,03 - Động cơ Diezel: 0,05 - Động cơ điện : 0,07

Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với lượng nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong ca và giá nhiên liệu, năng lượng trên thị trường ở từng thời điểm.

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy tính trong giá ca máy là khoản chi về tiền lương và các khoản phụ cấp lương tương ứng với cấp bậc của người điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật. Tiền lương thợ điều khiển máy trong giá ca máy được xác định phù hợp với mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến ở từng khu vực, tỉnh, theo từng loại thợ và điều kiện cụ thể của công trình; khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác.

Cách tính CTL n L L L L CTL CB + P + PC + K = Trong đó:

gNC: Giá nhân công ứng với bậc thợ và nhóm lương tương ứng (đồng/công) LCB: Lương cơ bản của của bậc thợ và nhóm lương tương ứng (đồng/tháng/người)

LP: Các khoản lương phụ (đồng/tháng/người)

LPC: Các khoản phụ cấp lương bao gồm phụ cấp theo lương cơ bản, phụ cấp theo lương tối thiểu (đồng/tháng/người)

LK: Các khoản lương khác có thể khoán trực tiếp cho người lao động n: Số ngày làm việc trong tháng của người lao động (ngày/tháng)

e) Chi phí khác (CCPK)

Chi phí khác được tính trong giá ca máy là các khoản chi đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình.

Công thức tính CCPK: n ĐM K C CPK CPK * = Trong đó:

- ĐMCPK: Định mức chi phí khác năm là mức chi phí có liên quan phục vụ cho các hoạt động của máy trong một năm được tính theo tỷ lệ % so với nguyên giá, bao gồm:

+ Bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng;

+ Bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy

+ Đăng kiểm các loại

+ Di chuyển máy trong nội bộ công trình

+ Các khoản chi phí khác có liên quan đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình.

- Định mức chi phí khác năm tối đa của từng nhóm máy được quy định như sau:

+ Cần cẩu nổi: 7%

+ Máy vận chuyển ngang, máy chuyên dùng trong thi công hầm, cần trục tháp, cẩu lao dầm, xe bơm bê tông tự hành, máy phun nhựa đường, các loại phương tiện thuỷ: 6%

+ Máy cầm tay, tời điện, pa lăng xích, máy bơm nước chạy điện có công suất nhỏ hơn 4 kW, máy gia công kim loại, máy chuyên dùng trong công tác khảo sát xây dựng, đo lường, thí nghiệm: 4%

+ Các loại máy khác: 5%

+ Chi phí cho các loại công tác xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện - nước - khí nén tại hiện trường phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành của một số loại máy như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray,... thì được lập dự toán riêng theo biện pháp thi công và tính vào chi phí khác của công trình.

Công tác tính giá ca máy thuê khoán hợp lý là một trong những công tác cần chú trọng đối với các đơn vị thi công xây dựng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chưa có đủ máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho công trình, mặt khác đây là cơ sở giúp doanh nghiệp có kế hoạch chi tiêu tài chính hợp lý cho việc thuê khoán máy ở các công trường.

Việc nắm rõ quy trình tính toán giá thuê ca máy sẽ giúp cho công ty chủ động trong mọi tình huống thuê máy với mọi công trình và trong mọi thời điểm.

Kết luận chương III

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất là một mục tiêu quan trọng chiến lược và lâu dài của công ty Việt Đức trong định hướng phát triển chungcủa tập đoàn Việt Đức.

Tác giả luận văn dựa trên những tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty Việt Đức đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, các giải pháp đó là:

- Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất - Hoàn thiện phương thức sử dụng nguồn nhân lực

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ban chỉ huy công trường

- Tính toán, lựa chọn phương án hợp lý sử dụng máy thi công cho từng công trình

Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty là cơ sở quan trọng để ban lãnh đạo công ty có những điều chỉnh trong chính sách, định hướng và phương thức hoạt động sao cho hợp lý mang lạihiệu quả tốt hơn trong tương lai, mặt khác nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất là việc đi sâu vào thực tế hoạt động kinh doanh của công ty để chỉ ra những ưu, khuyết điểm và phương án giải quyết để từ đó các nhà lãnh đạo có cơ sở để khắc phục những thiếu sót, yếu kémcòn tồn tại trong công tác quản lý chi phí qua các năm,không ngừng tích lũy kinh nghiệm, linh động và ứng biến đa dạng với thị trường khắc nghiệt tạo tiền đề cơ sở phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việt Nam là một đất nước được đánh giá có hệ thống quản lý kém phát triển, điều đó được minh chứng rỏ ràng hơn trong điều kiện thị trường mở, cạnh tranh quốc tế khốc liệt và khủng hoảng kinh tế triền miên như hiện nay, một thực tế cho thấy rằng, không có cơ hội nào cho doanh nghiệp có hệ thống quản lý yếu kém, lạc hậu tồn tại. Theo thống kê có hơn 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản năm 2011, hơn 54.261 doanh nghiệp giải thể năm 2012 và hơn 15.300 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động trong quý I năm 2013. Đây là con số chưa thực sự sát với thực tế những cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý trong mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt hiện naykhigiá cả leo thang, lạm phát tăng cao, đồng tiền trượt giá thì công tác quản lý chi phí là vấn đề được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm, làm sao tiết kiệm từng đồng vốn đầu tư và sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả. Trong dưới hạn luận văn nghiên cứu đã chỉ ra được những ưu, khuyết điểm của công tác quản lý chi phí sản xuất tại Công ty Việt Đức và trên cơ sở đó đã chỉ ra các giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện hơn những khuyết điểm giúp doanh nghiệp xây dựng định hướng khả thi trong tương lại. Tuy nhiên công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là tổng hợp của nhiều hoạt động phức tạp mang tính chất vĩ mô và liên quan đến nhiều ban ngành nên kết quả luận văn nghiên cứu còn hạn hẹp, trong thực tế đòi hỏi doanh nghiệp cần tích lũy nhiều hơn về kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu để đề ra nhiều giải pháp phù hợp, hiệu quả và linh động với môi trường hoạt động phức tạp.

Để bổ trợ cho công tác quản lý chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam nhà nước cần ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn, kiểm tra và thực hiệncông tác quản lý chi phí sản xuất một cách thống nhất, có sự ổn định tương đối nhằm giúp bảo đảm quá trình đầu tư đúng thủ tục, quy trình sử dụng vốn hiệu quả và đem lại giá trị kinh tế xã hội. Nhà nước cần phân cấp quản lý, giảm dần sự can thiệp trực tiếp, tạo sự chủ động cho các chủ thể tham gia quản lý và hoạt động xây dựng công trình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Đức. Báo cáo tài chính các năm

2010-2012, báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010-2012

và hồ sơ năng lực kinh nghiệm của công ty.

2. Đinh Tuấn Hải (2012) Bài giảng phân tích các mô hình quản lý Đại học kiến trúc Hà Nội

3. Nguyễn Trọng Hoan (2002) Định mức kỹ thuật, đơn giá - dự toán trong xây

dựngNhà xuất bản Nông nghiệp

4. Nguyễn Trọng Hoan (2005) Tổ chức sản xuất và quản lý thi công Nhà xuất bản Nông nghiệp

5. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

6. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ về Quản lý

chi phí Đầu tư xây dựng công trình.

7. Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 về lương tối thiểu vùng với

người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

8. Nguyễn Trọng Tư (2012) Bài giảng kế hoạch tiến độ dùng cho học viên cao

họcĐại học Thủy Lợi

9. Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc

hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

10.Nguyễn Bá Uân (2010) Quản lý xây dựng nâng cao dùng cho học viên cao họcĐại học Thủy Lợi Hà Nội

11.Nguyễn Bá Uân (2010) Phương pháp định giá xây đựng dùng cho học viên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển việt đức (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)