Đánh giá kết quả sản xuất thông qua một số chỉ tiêu chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển việt đức (Trang 47 - 52)

a) Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông thường ta sử dụng 2 chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn.Đây là các chỉ tiêu biểu thị đặc trưng, tiêu biểu nhất để doanh nghiệp có cơ sở điều chỉnh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Hàm lượng vốn cố định.

Hàm lượng VCĐ là chỉ tiêu phản ánh số VCĐ cần thiết tạo ra một đồng doanh thu Nếu chi phí VCĐ cho một đồng doanh thu thuần lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định thấp và ngược lại.

Công thức tính:

Hàn lượng vốn cố định (𝐻𝐻ℎ𝑙𝑙) = 𝑉𝑉ố𝑛𝑛𝑛𝑛ốđị𝑛𝑛ℎ𝑏𝑏ì𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞𝑞𝑞â𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛 ỳ (𝑉𝑉𝑛𝑛𝑉𝑉) 𝐷𝐷𝑛𝑛𝐷𝐷𝑛𝑛 ℎ𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞ầ𝑛𝑛 (𝐷𝐷𝐷𝐷)

𝑉𝑉𝑛𝑛𝑉𝑉bình quân trong kỳ = Vcd đầu kỳ+Vcd cu2 ối kỳ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ.

Là hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, nếu hiệu suất càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng VCĐ có hiệu quả và ngược lại.

Hiệu suất sử dụng VCĐ (𝐻𝐻𝑠𝑠𝑉𝑉) = 𝐷𝐷𝑛𝑛𝐷𝐷𝑛𝑛 ℎ𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞𝑛𝑛ℎ𝑞𝑞ầ𝑛𝑛 (𝐷𝐷𝐷𝐷)

𝑁𝑁𝑛𝑛𝑞𝑞𝑁𝑁ê𝑛𝑛 𝑛𝑛𝑔𝑔á 𝐷𝐷𝑇𝑇𝑇𝑇Đ 𝑏𝑏ì𝑛𝑛ℎ 𝑞𝑞𝑞𝑞â𝑛𝑛 𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑛𝑛ỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ = NG (đầu kỳ)+NG (cu2 ối kỳ)

Bảng 2.9: báo cáo tài chính năm 2010-2012 của công ty Việt Đức

Stt Nội dung Thời kỳ

01/01/2011 31/12/2011 01/01/2012 31/12/2012

1 Vốn cố định 1.071.640.887 3.430.475.993 3.430.475.993 1.968.609.589 2 Nguyên giá 1.071.640.887 3.762.715.406 3.762.715.406 2.655.760.854 3 Doanh thu

thuần 49.177.129.528 126.954.134.580

(Số liệu: Phòng tài chính – Kế toán)

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

1 Vốn cố định bình quân trong kỳ

(Vcdbq) 2,251,058,440 2,699,542,791

2 Hàm lượng vốn cố định (Hhl) 0.046 0.021

3 Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

(Nbq) 2,417,178,147 3,209,238,130

4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (Hsd) 20.345 39.559

Theo bảng chỉ tiêu giá trị trên ta thấy hàm lượng vốn cố định giảm hơn một nữa qua 2 năm qua từ 0,046 năm 2011 xuống 0,021 năm 2012 tương đương giảm 54,3%. Điều đó có nghĩa là công ty phải mất 0,046 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2011 nhưng chỉ mất 0,021 đống vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2012. Con số này chứ tỏ công ty đã có phương thức quản lý và cách thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn cố định qua các năm để tao ra nhiều đồng doanh hơn. Ngoài ra ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng tăng nhanh 94,4% năm 2012 so với năm 2011, điều này là đương nhiên vì hàm lượng vốn cố định của công ty giảm. Đây là kết quả

khả quan chứng tỏ công tác quản lý, sử dụng, phân bổ VCĐ của công ty tiết kiệm và có hiệu quả, đây cũng là nhân tố quan trọng giúp công ty nâng cao khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, tạo điều kiện cho công ty khắc phục những khó khăn, rủi ro trong kinh doanh. Mặt khác trong điều kiện vốn của công ty còn hạn hẹp việc hiệu quả sử dụng vốn là điều rất cần thiết, là cơ sở giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo dựng uy tín, thương hiệu và mở rộng quy mô.

b)Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Đức ta xét một số chỉ tiêu cụ thể theo bảng sau.

Bảng 2.11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

<1>Doanh thu thuần 35.975.959.810 49.177.129.528 126.954.134.580 <2> Vốn lưu động bình quân 28.734.211.260 39.222.120.676 64.371.973.747 <3> Giá trị tổng sản lượng 35.975.959.810 49.177.129.528 126.954.134.580 <4> Tổng lợi nhuần trước thuế 1.739.741.119 1.802.425.553 1.993.800.110 <5> Tổng tài sản lưu động 51.344.373.315 68.733.858.813 67.010.088.680 <6> Nợ ngắn hạn 15.218.402.058 28.922.680.107 24.644.461.382 <7> Hàng tồn kho 24.553.464.029 32.219.651.584 13.397.811.158

<a> Số vòng quay VLĐ: (1:2) 1,252 1,254 1,97

<b>Chu kỳ luân chuyển (360:a) 287,540 287,12 182,54

<c> Hệ số đảm nhiệm (2:1) 0,79 0,8 0,51

<d> Sức sản xuất VLĐ (3:2) 1,252 1,25 1,97

<e> Sức sinh lời của VLĐ (4:2) 0,06 0,05 0,03

<f> Hệ số thanh toán hiện thời

(5:6) 3,37 2,10 2,45

<g> Hê số thanh toán nhanh (5-

Từ những số liệu tính toán của bảng trên ta có nhận xét sau:

• Số vòng quay của vốn lưu động và kỳ luân chuyển của vốn:

Theo bảng số liệu ta thấy số vòng quay của VLĐ tăng dần trong 2 năm. Vòng quay VLĐ năm 2012 tăng 0,72 vòng so với năm 2011, tương ứng kỳ luân chuyển ngắn hơn 104,58 ngày. Điều này có nghĩa là để đạt được doanh thu thuần 49.1 tỷ đồng năm 2011 công ty cần bỏ ra lượng vốn lưu động là 39.2 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2012 để có doanh thu thuần 126.9 tỷ đồng gấp hơn 2,5 lần năm 2011 thì công ty cũng chỉ cẩn bỏ ra 64.3 tỷ đồng vốn lưu động, gấp 1,4 lần năm 2011. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty có hiệu quả, mức độ tin cậy trong kinh doanh cũng được nâng cao. Đây là dấu hiệu đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động an toàn và liên tục.

• Hệ số đảm nhiệm và sức sản xuất của vốn lưu động.

Hệ số đảm nhiệm là chỉ tiêu phản ánh rằng một đồng vốn luân chuyển thì cần bao nhiêu đồng VLĐ.Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. So với năm 2011 hệ số đảm nhiệm của VLĐ năm 2012 giảm 0,29 đồng như vậy có nghĩa là để có được một đồng vốn luân chuyên năm 2012 thì công ty phải bỏ ra ít đồng vốn lưu động hơn năm 2011. Điêu này cũng là hiển nhiên vì số vòng quay VLĐ năm 2012 lớn hơn và chu kỳ luân chuyển vốn ngắn hơn.

Sức sản xuất của vốn lưu động phản ánh một đồng VLĐ đen lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng, hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng lớn. Theo số liệu (bảng 2.12)ta thấy hệ số sức sản xuất VLĐ của công ty tăng lên từ 1,25 năm 2011 lên 1,97 năm 2012 tương ứng với (22,27%). Sở dĩ như vậy là do giá trị tổng sản lượng tăng nhanh (44,2%) hơn so với lượng tăng của vốn lưu động bình quân (24,2%). Qua đó ta thấy công ty đã sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, với mức VLĐ bỏ ra vừa phải vẫn thulại được lượng giá trị sản lượng lớn. Trong tương lai công ty cần phát huy hơn nữa, tiết kiện hơn nữa làm sao giảm được tối đa VLĐ cần sử dụng mà vẫn thu được kết quả như mong muốn.

• Sức sinh lời của VLĐ - Hệ số thanh toán hiện thời - Hệ số thanh toán nhanh Nhìn vào (bảng 2.12)hệ số sức sinh lời giảm dần qua các năm từ 0,06 năm 2010 xuống 0,05 năm 2011 và xuống 0,03 năm 2012, nó có thể hiểu rằng một đồng vốn

lưu động năm 2012 làm ra ít đồng lợi nhuận hơn năm 2010 và 2011 là tương ứng 0,03 và 0,02 đồng. Con số này nói lên rằng, dù lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2012 tăng hơn năm 2011. Nhưng mức tăng này chỉ là mức tăng tương đối nghĩa là trên thực tế năm 2012 để tạo ra được một đồng lợi nhuận thì công ty cần chi ra đồng vốn lớn hơn năm 2011. Mặt khác do một phần lớn nguồn vốn lưu động nằm trong các khoản phải thu, công ty không có đủ nguồn VLĐ để quay vòng vốn cho hoạt động nên phải chịu chi phí vay vốn ngân hàng lớn hơn. Ta xét bảng số liệu sau để làm rõ hơn nguyên nhân giảm của sức sinh lợi

Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012

1. Doanh thu thuần 49.177.129.528 126.954.134.580

2. Giá vốn hàng bán 46.562.046.678 121.455.955.196

3. lợi nhuận gộp 2.615.082.850 5.498.179.384

4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.802.425.553 2.000.130.469 5. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.802.425.553 1.993.800.110

6. Tổng lợi nhuận sau thuế 1.521.645.221 1.554.448.592

Nhìn vào bảng báo cáo trên ta thấy nguyên nhân sâu xa của mức sinh lời của VLĐ giảm qua các năm là do doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011, song mức tăng này (44,2%) nhỏ hơn so với mức tăng của giá vốn hàng bán (44,6%). Lợi nhuận gộp tăng 2.8 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 0.19 tỷ đồng.Bên cạnh đó lượng tiền mặt của doanh nghiệp bị giảm sút đáng kể do các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ hơn 2 tỷ đồng lên hơn 38 tỷ đồng. Vì vậy doanh thu thuần tăng lên nhưng doanh nghiệp không đủ lượng tiền mặt để chi trả các khoản nợ tới hạn là nguyên nhân chủ yếu làm cho mức sinh lời của VLĐ của doanh nghiệp giảm trong năm 2012. Đây cũng là kết quả phản ánh thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thị trường kinh tế khó khăn, khi mà doanh nghiệp khó thu hồi các nguồn vốn đã đầu tư, công tác quản lý chi phí yếu kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất.

• Hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Từ số liệu trên hệ số thanh toán hiện thời năm 2010 (3,37) khá cao nhưng giảm mạnh trong năm 2011(2,1) và tăng nhẹ trong năm 2012 (2,45). Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty biến động mạnh mẽ qua từng năm, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn tuy chưa thực sự tốt cần có các biện pháp khắc phục trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta thấy công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động sản xuất.Nguồn vốn của công ty khá dồi dào và được sử dụng tương đối hợp lý, công tác quản lý vốn được chú trọng hơn. Tuy nhiên tình hình có chiều hướng xấu trong những năm gần đây do công ty còn nhiều hạn chế, khó khăn trong công tác thu hồi các nguồn vốn đã đầu tư. Đây là một vấn đề lớn, bức thiết đối với công ty Việt Đức để tìm ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ.Đặc biệt cần xem xét cơ cấu VLĐ làm sao để nâng cao sức sinh lời của từng đồng vốn bỏ ra. Sử dụng VLĐ hiệu quả là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đánh giá được chất lượng sử dụng vốn lưu động từ đó cho thấy được các hạn chế cần khắc phục để vạch ra các phương hướng, giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tăng lợi nhận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển việt đức (Trang 47 - 52)