Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ trong giai đoạn 2015 2020 (Trang 25 - 32)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS THEO MỤC TIÊU QUY HOẠCH CÁN BỘ

1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.6. Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

Một cách chung nhất, có thể hiểu: Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở là những cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng làm việc trong các cơ sở giáo dục Trung học cơ sở, được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm, là chủ thể quản lý, là người đứng đầu, có vai trò dẫn dắt, tác

động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà trường, có vai trò nòng cốt tác động đến hoạt động của nhà trường.

Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở giữ vai trò quan trọng việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Tại các cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lí vừa là người tổ chức, lãnh đạo đơn vị, vừa là tấm gương cho tập thể cán bộ viên chức noi theo.

Hiện nay, vai trò của người cán bộ quản lí được nhìn nhận và đánh giá lại, phù hợp với thực tế xã hội. Người cán bộ quản lí có vai trò điều hành một hệ thống hoàn chỉnh, phức tạp trong cơ chế phân cấp trách nhiệm rõ ràng hơn.

Vì vậy cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

1.2.6.2. Tiêu chí của việc đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

* Về quy mô, cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên quản lý:

Quy trình của việc xây dựng quy hoạch và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý liên quan tới quy mô, cơ cấu, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý.

- Quy mô: Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, quy mô nói lên mức độ rộng lớn cũng nhƣ số lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý. Nhƣ vậy việc xây dựng quy hoạch và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý tức là tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý đông đảo, hùng hậu, đủ số lƣợng để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển giáo dục. Trước hết, phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đủ số lƣợng theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 35/TTLT-BGD&ĐT-BNV.

Theo đó, trường hạng I có không quá 2 phó hiệu trưởng, trường hạng II và hạng III có không quá 1 phó hiệu trưởng.

- Cơ cấu: Là kết cấu bên trong của một tổ chức theo một hệ thống quan hệ chức năng tổ chức và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng.

Nội dung của bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lí là tạo ra một đội ngũ hợp lý nhất để xây dựng tối đa tiềm năng của cán bộ quản lý, tạo điều kiện cho

cán bộ quản lý vươn lên học tập, bồi dưỡng đóng góp công sức cho Tổ quốc, phát huy sức mạnh của cá nhân cũng nhƣ sức mạnh tổng hợp của đội ngũ thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục. Cơ cấu hợp lý (về độ tuổi, giới tính, về cơ cấu bộ môn...) sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lý tiếp cận tốt nhất với đội ngũ giáo viên, để quản lý chuyên môn, để có lực lƣợng kế cận thay thế khi cần thiết, để bổ sung, hỗ trợ cho nhau phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mỗi người. Mỗi cá nhân cán bộ quản lý tốt sẽ tạo ra một ekip lãnh đạo tốt, chỉ cần một người có nhân cách thấp thì ekip lãnh đạo đó không thể mạnh và phát triển đƣợc.

- Thâm niên quản lí: Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Viện khoa học xã hội Việt Nam, “thâm niên” là khoảng thời gian ( tính bằng đơn vị năm) làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước trong một ngành, một nghề nào đó. Hiểu theo nghĩa đó, thâm niên quản lý là khoảng thời gian một người được quyết định làm cán bộ quản lí tại các đơn vị. Thâm niên quản lí thường tỉ lệ thuận với kinh nghiệm, khả năng công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của một cán bộ quản lí. Thời gian làm quản lí lâu năm sẽ giúp cho người cán bộ có thêm kinh nghiệm, trải qua những bài học quản lí thực tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

* Về chất lƣợng cán bộ quản lý:

Người cán bộ quản lý phải có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, có sức khỏe có uy tín, thực sự là nhà sư phạm mẫu mực, là tấm gương để tập thể noi theo.

Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý trường trung học cơ sở giai đoạn hiện nay bao gồm:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp:

+) Phẩm chất chính trị

Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam;

Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường;

Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân;

Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.

+) Đạo đức nghề nghiệp:

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;

Hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường;

Không lợi dụng chức vụ và quyền của mình vì mục đích vụ lợi;

Đƣợc tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.

+) Lối sống, tác phong:

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục;

Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lƣợng, bao dung;

Có tác phong làm việc khoa học, sƣ phạm.

+) Giao tiếp và ứng xử:

Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh;

Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên;

Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh;

Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh.

+) Học tập, bồi dƣỡng:

Học tập, bồi dƣỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường;

Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dƣỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm.

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm:

+) Trình độ chuyên môn:

Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên trung học cơ sở;

Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở bậc trung học cơ sở;

Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;

Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục trung học cơ sở.

+) Nghiệp vụ sƣ phạm:

Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;

Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của giáo dục trung học cơ sở;

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục.

- Năng lực quản lý trường trung học cơ sở:

+) Hiểu biết nghiệp vụ quản lý:

Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định;

Vận dụng đƣợc các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.

+) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường.

Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường;

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp;

Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học.

+) Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lƣợng giáo dục;

Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định;

Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.

+) Quản lý học sinh:

Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại địa phương;

Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để học sinh không bỏ học;

Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo quy định;

Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh.

+) Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục:

Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp;

Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tƣợng học sinh, đảm bảo chất lƣợng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh;

Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dƣỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu k m; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định;

Quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh và trẻ em trên địa bàn.

+) Quản lý tài chính, tài sản nhà trường

Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả;

Quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật;

Tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường theo yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.

+) Quản lý hành chính và hệ thống thông tin:

Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường;

Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định;

Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường;

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định.

+) Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lƣợng giáo dục:

Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lƣợng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định;

Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý;

Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục theo quy định;

Sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lƣợng giáo dục đề ra các giải pháp phát triển nhà trường.

+) Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường:

Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định;

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

* Về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội:

- Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh:

Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học;

Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh.

- Phối hợp giữa nhà trường và địa phương:

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn;

Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định;

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ trong giai đoạn 2015 2020 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)