Nâng cao sự nhận thức và khả năng phối hợp giữa các tổ chức Đảng và Chính quyền trong công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ trong giai đoạn 2015 2020 (Trang 81 - 93)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HẠ HOÀ, TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ của huyện

3.2.1. Nâng cao sự nhận thức và khả năng phối hợp giữa các tổ chức Đảng và Chính quyền trong công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

Làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở có nhận thức đúng mức về ý nghĩa, vai trò lãnh đạo của việc quy hoạch, xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, từ đó tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch và bồi dƣỡng đội ngũ CBQL trường THCS của huyện Hạ Hòa.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Ngành GD&ĐT sau khi xây dựng xong biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, báo cáo trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền đã đƣợc phân cấp

Huyện ủy cần tập trung chỉ đạo, quán triệt các nội dung Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 31/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

UBND huyện cần chỉ đạo để các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện công tác quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường học nói chung và bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng trong thời gian tới thực sự có hiệu quả.

Đảng bộ các xã, thị trấn trong huyện cần quan tâm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quy hoạch và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, CBQL của địa phương và các trường đóng tại địa phương nói chung và các trường THCS nói riêng.

Chi Đảng bộ trong các nhà trường cần lãnh đạo việc xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS ngay tại trường mình. Để thực hiện tốt điều này cần thiết phải đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong các trường THCS để các chi bộ nhà trường thực sự trong sạch vững mạnh đủ sức lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ

chính trị đƣợc giao trong đó có công tác bồi dƣỡng đội ngũ CBQL. Cần coi trọng kết quả lãnh đạo việc thực hiện công tác quy hoạch, bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ CBQL là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại Đảng viên và x t duyệt chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Huyện ủy chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THCS nói riêng.

UBND huyện xây dựng chương trình công tác hàng năm cần đưa các nội dung cụ thể về xây dựng quy hoạch, bồi dƣỡng phát triển đội ngũ CBQL trường học và chỉ đạo các ngành có liên quan, chính quyền các xã, thị trấn và các nhà trường trong việc thực hiện quy hoạch đã được UBND huyện phê duyệt. Trong quá trình thực hiện phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, thường xuyên đánh giá những việc đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc trong công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS để tiếp tục rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.

Phòng GD&ĐT chỉ đạo trực tiếp các trường học trong huyện xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường học nói chung và trường THCS nói riêng, tập trung vào việc rà soát, điều tra nhu cầu, phát triển Đảng viên, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, giới thiệu nhân sự đủ điều kiện trong diện quy hoạch theo hướng động và mở, xây dựng kế hoạch cử đi học tập bồi dƣỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, phân công thực hiện nhiệm vụ để thử thách, rèn luyện bản lĩnh chính trị và năng lực chuyên môn.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu của việc hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở nhằm bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở sẽ tạo ra sự chủ động và có tính lâu dài trong công tác cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL có ý nghĩa rất quan trọng, là khởi nguồn, là căn cứ giúp các cấp quản lý xây dựng đƣợc các bước tiếp theo của việc chọn lựa, bổ nhiệm CBQL, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CBQL, giữ đƣợc đoàn kết nội bộ.

Việc hoàn thiện quy hoạch cán bộ quản lí bao gồm nội dung hoàn chỉnh về quy mô, số lƣợng và yêu cầu chất lƣợng đội ngũ cán bộ dự nguồn kế cận cũng như đội ngũ cán bộ quản lí hiện có. Theo hướng dẫn của Đảng, công tác quy hoạch cán bộ các cấp phải có nguyên tắc về số lƣợng dự nguồn cho một chức danh, số chức danh tối đa cho một cán bộ dự nguồn, đảm bảo vừa linh hoạt nhưng phải đúng quy định. Với 45 chức danh cán bộ quản lý trường THCS hiện nay, tại quyết định số 286/QĐUB/2015 của UBND huyện có 118 cán bộ là nguồn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS của huyện giai đoạn 2015 – 2020. Từ quy hoạch trên, đề ra công tác bồi dƣỡng cho số cán bộ dự nguồn nói trên theo chuẩn của chức danh lãnh đạo.

Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí và sử dụng cán bộ đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Việc xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành. Từ đó, thông qua các tiêu chuẩn để lựa chọn đƣợc đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời một mặt cũng công khai các tiêu chuẩn, tạo động cơ, mục tiêu phấn đấu cho những cá nhân có năng lực, có ý chí phấn đấu.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp là nội dung hết sức quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý không chỉ có năng lực quản lý mà còn có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cao nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển giáo dục một cách toàn diện theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" .

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Bồi dƣỡng đội ngũ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL, tạo điều kiện cho CBQL vươn lên học tập, bồi dưỡng, đóng góp công sức cho sự nghiệp giáo dục nước nhà; Phát huy sức mạnh cá nhân cũng nhƣ sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục. Vì vậy, nội dung xây dựng quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở gồm:

- Dự báo nhu cầu CBQL ở các trường Trung học cơ sở và xác định nguồn bổ sung. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường trung học cơ sở để xác định nguồn bổ sung, thay thế CBQL nghỉ hưu, CBQL không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm lại, hoặc CBQL bị bãi miễn, cách chức...

- Hoàn thiện xây dựng tiêu chí cho giáo viên nằm trong diện quy hoạch CBQL (nguồn CBQL).

- Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ trong quy hoạch và chuẩn y danh sách.

- Tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh và đƣa ra khuyến nghị (nếu có) đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.

Để biện pháp này có đầy đủ các nội dung và kết quả cho một quy hoạch hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, thì cơ quan quản lý thực thi phải là phòng GD&ĐT, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về GD&ĐT. Vì vậy, cách thực hiện phòng GD&ĐT cần thực hiện các công việc sau:

+ Xác định số lƣợng dự nguồn cần có:

Một là xây dựng kế hoạch phát triển số lƣợng đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển về học sinh, lớp học, số trường, hạng trường để xác định nguồn quy hoạch.

Hai là, hàng năm phòng GD&ĐT thực hiện rà soát và nhận x t, đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, sức khoẻ để xác định nguồn bổ sung.

+ Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên thuộc diện quy hoạch CBQL.

+ Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh sách, phòng GD&ĐT cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tổ chức hội nghị 1.

Thành phần: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Hình thức: Giới thiệu nguồn quy hoạch bằng bỏ phiếu kín.

Bước 2: Tổ chức hội nghị 2.

Thành phần: Cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường, đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội trong nhà trường.

Nội dung: Căn cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên. Hội nghị thảo luận, xác định yêu cầu, phương hướng quy hoạch đội ngũ CBQL và tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL.

Bước 3: Tổ chức hội nghị 3.

Thành phần: Lãnh đạo phòng GD&ĐT, cán bộ tổ chức, chuyên viên phụ trách chuyên môn Trung học cơ sở , cán bộ thanh tra, chủ tịch công đoàn ngành giáo dục.

Nội dung: Thảo luận, bình x t, giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện, trên cơ sở danh

sách đã có từ kết quả hội nghị lần 2. Lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch.

Bước 4: Phòng GD&ĐT báo cáo kết quả thực hiện quy trình quy hoạch và trình UBND huyện phê duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dƣỡng, bổ nhiệm, bãi nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL hàng năm.

Sau mỗi đợt thực hiện việc xây dựng quy hoạch, phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT tự tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình chƣa, quy hoạch đƣợc bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chƣa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y, phòng GD&ĐT có kế hoạch bồi dƣỡng.

Tiêu chuẩn CBQL trường Trung học cơ sở phải đảm bảo được các yêu cầu:

Thứ nhất: tiêu chuẩn đó phải đƣợc biểu hiện cụ thể ở những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL.

Thứ hai: Tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở lao động của người quản lý, bao gồm: Khả năng lập kế hoạch; việc tổ chức thực hiện; sự phối hợp trong quản lý, chỉ đạo; công tác kiểm tra.

Thứ ba: Tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở hiệu quả công tác của người CBQL, đó là khối lƣợng, chất lƣợng công việc đạt đƣợc và tác dụng của nó trong thực tiễn.

Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của CBQL trường Trung học cơ sở như sau:

* Tiêu chuẩn chung: Căn cứ vào Thông tƣ 14/2011/TT - BGDĐT – Quy định chuẩn Hiệu trưởng Trung học cơ sở nói riêng và đội ngũ CBQL trường Trung học cơ sở nói chung. Đó là: Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, đƣợc nhân dân tín nhiệm, tin yêu; Có trình độ lý luận chính trị, có trình độ văn

hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

* Tiêu chuẩn cụ thể

a. Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp - Phẩm chất chính trị:

+ Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc.

+ Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương.

+ Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

+ Có ý chí vƣợt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; đƣợc tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.

- Về đạo đức nghề nghiệp:

+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

+ Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường.

+ Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.

+ Không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường.

- Về lối sống:

+ Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập.

- Về tác phong làm việc:

+ Có tác phong làm việc khoa học, sƣ phạm.

- Về giao tiếp, ứng xử:

+ Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả.

b. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

- Về hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông:

+ Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chơng trình giáo dục phổ thông.

- Về trình độ chuyên môn:

+ Đạt trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học.

+ Nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý.

+ Am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục.

- Về nghiệp vụ sư phạm:

+ Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực.

- Về tự học và sáng tạo:

+ Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sƣ phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo.

- Về năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin:

+ Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số).

+ Sử dụng đƣợc công nghệ thông tin trong công việc.

c. Về năng lực quản lí nhà trường - Về khả năng phân tích và dự báo:

+ Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương.

+ Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục.

+ Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường.

- Về tầm nhìn chiến lược:

+ Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả

giáo dục của nhà trường.

+ Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường.

- Về thiết kế và định hướng triển khai:

+ Xác định đƣợc các mục tiêu ƣu tiên.

+ Thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

+ Hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, nâng cao hiệu quả làm việc của các thày cô giáo; động viên, khích lệ mọi thành viên trong nhà trường tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng ”Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

+ Chủ động tham gia và khuyến khích các thành viên trong trường tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

- Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới:

+ Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và dám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

- Về lập kế hoạch hoạt động:

+ Tổ chức xây dựng kế hoạch của nhà trường phù hợp với tầm nhìn chiến lược và các chương trình hành động của nhà trường.

- Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ:

+ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả.

+ Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên.

+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ trong giai đoạn 2015 2020 (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)