Về tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ trong giai đoạn 2015 2020 (Trang 111 - 122)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HẠ HOÀ, TỈNH PHÚ THỌ

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.2. Về tính khả thi

Bảng số 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp bồi dƣỡng đội ngũ CBQL các trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ

TT Các giải pháp

Mức độ Rất

khả thi

Khả thi

Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Hạ Hòa

20 (40,0%)

30

(60,0%) 0

2 Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở.

25 (50,0%)

24 (48,0%)

1 (2,0%)

3

Thực hiện công tác tuyển chọn, bồi dƣỡng năng lực, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.

20 (40,0%)

30

(60,0%) 0

4

Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm tạo động lực để bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý

25 (50,0%)

25

(50,0%) 0

Tổng 90

(45%)

109 (54,5%)

1 (0,5%) Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia trong bảng số 3.2 cho thấy cả 4 biện pháp quản lý trên đều có tính khả thi cao. Tổng hợp chung 4 biện pháp, tính khả thi đƣợc các chuyên gia đánh giá là 99,5%.

Nhƣ vậy, theo các chuyên gia đánh giá, các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ có tính cần thiết và khả thi cao khi áp dụng.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về bồi dƣỡng đội ngũ CBQL, thực trạng đội ngũ CBQL, căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo huyện Hạ Hoà, tác giả đề xuất các biện pháp bồi dƣỡng đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2020 theo mục tiêu quy hoạch cán bộ. Để đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ 4 nhóm biện pháp đã được trình bày tại chương 3. Từ sự khảo nghiệm thông qua ý kiến của các chuyên gia đã khẳng định đƣợc các biện pháp đó là hoàn toàn cần thiết và mang tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn xin rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:

1. Kết luận

Giáo dục Trung học cơ sở đƣợc coi là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho học sinh học lên các cấp học trên. Việc bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ CBQL trường Trung học cơ sở có vai trò, ý nghĩa to lớn, quyết định tới chất lƣợng giáo dục Trung học cơ sở .

Từ thực tiễn giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ cho thấy thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở ở đây trong những năm qua đã đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản công tác quản lý giáo dục.

Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn 2015 - 2020 thì vấn đề quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường trung học cơ sở nói riêng còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, thay đổi, phát triển về năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức xã hội...

Để khắc phục những tồn tại đã nêu trong luận văn, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo của huyện nhà.

Với cách đặt vấn đề nhƣ trên, luận văn đã đề xuất 4 nhóm biện pháp để bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Các biện pháp đưa ra bước đầu được lấy ý kiến đánh giá của những người liên quan, với đa số ý kiến cho rằng chúng đều cần thiết và mang tính khả thi trong điều kiện cụ thể của huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ.

Mỗi biện pháp đã nêu trong luận văn có một vị trí, chức năng khác nhau,

song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp đó đƣợc thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân các đồng chí CBQL ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Ban hành chuẩn Phó hiệu trưởng trường Trung học cơ sở .

2.2. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT Phú Thọ - Chỉ đạo các huyện, thị, thành làm tốt công tác quy hoạch, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL gắn liền với quy hoạch, quy mô GD và ĐT.

- Có chính sách xây dựng môi trường làm việc, khuyến khích thoả đáng cho CBQL nhà trường.

- Thực hiện tốt việc chuẩn hoá đội ngũ CBQL về trình độ, bằng cấp,...

- Mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho CBQL các trường Trung học cơ sở trong tỉnh.

- Tổ chức cho CBQL tham quan, học tập công tác quản lý của CBQL giỏi, tiêu biểu trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài.

2.3. Đối với UBND huyện, phòng GD&ĐT huyện Hạ Hoà

- UBND huyện chỉ đạo phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ thực hiện tốt việc đánh giá năng lực, trình độ CBQL. Chỉ đạo thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL trường học.

- Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho CBQL trường Trung học cơ sở. Bổ nhiệm đủ số lượng chức danh phó hiệu trưởng các trường còn thiếu.

- Hàng năm có chế độ khen thưởng đối với CBQL có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học.

- Hỗ trợ kinh phí và tạo điền kiện cho CBQL học thêm các lớp học nâng cao chuyên môn, lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý,...

- Phòng GD&ĐT huyện Hạ Hoà có thể tham khảo các biện pháp mà tác giả đã đưa ra ở trên và có thể từng bước cho triển khai những biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho ph p thực hiện các biện pháp đó. Trong quá trình thực hiện cần rút kinh nghiệm để hoàn thiện các biện pháp nói trên.

2.4. Đối với CBQL các trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà

Nhận thức rõ trách nhiệm, vai trò và nhiệm vụ cấp trên giao. Thường xuyên bồi dƣỡng nâng cao trình độ, nhận thức, trau dồi phẩm chất đạo đức người thầy đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW.

2. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1998), Quản lý giáo dục tiếp cận một số vấn đề lý luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT, TT số 33/2005/TT-BGD&ĐT; Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2006), TT số 35/2006/TTLT – BGDĐT-BNV; Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông, công lập.

7. Bộ GD&ĐT (2007), Điều lệ trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư 14/2011/TT - BGDĐT – Quy định chuẩn Hiệu trưởng.

9. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCHTW khoá VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ III BCHTW khoá VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Hồ Chí Minh (1974), Về vấn đề cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Hồ Chí Minh (2002), “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường của nước Việt Nam độc lập, tháng 9 năm 1945”, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Mai Hữu Khê (2003), Lý luận quản lý nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Kon Đa Cốp (1994), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận, huyện, Nxb Trường CBQLTW1, Hà Nội.

21. Đặng Bá Lãm (1998), Các quan điểm phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. C. Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Phòng GD&ĐT Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015– 2016, Hạ Hoà- Phú Thọ, lưu hành nội bộ.

25. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD&ĐT TW1, Hà Nội.

26. Quốc hội nước CHXHXN Việt Nam (2009), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc hội nước CHXHXN Việt Nam (2010), Luật viên chức, Nxb Lao động.

28. Nguyễn Gia Quý (1996), Bản chất của hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, thành tựu và xu hướng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Lê Doãn Tá (2005), Giáo trình giảng dạy Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Đỗ Hoàng Toàn (1996), Lý thuyết quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

31. Trường CBQL GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng CBQL Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, lưu hành nội bộ.

32. Trần Đình Tuấn (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

33. Từ điển tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Phạm Viết Vƣợng (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ trong giai đoạn 2015 2020 (Trang 111 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)