Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HẠ HOÀ, TỈNH PHÚ THỌ
3.2. Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ của huyện
3.2.4. Tạo ra môi trường thuận lợi và các điều kiện vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp
Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, phù hợp sẽ giúp cho người cán bộ quản nói chung và cán bộ quản lý ccá trường THCS nói riêng làm việc có động lực, tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Môi trường làm việc dân chủ, không có sự áp đặt, quan liêu của cơ quan quản lý cấp trên cùng với chế độ đãi ngộ là "đòn bẩy", là động lực để đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL. Bên cạnh đó, việc thực hiện kỷ luật nghiêm minh giúp cho đội ngũ CBQL luôn luôn làm việc đúng pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ cương, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường đi đúng hướng.
Đây là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ, thách thức to lớn, môi trường làm việc đảm bảo tính dân chủ, hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật công bằng, khách quan là vô cùng quan trọng. Để phát huy tốt vai trò người CBQL ở các trường Trung học cơ sở của huyện Hạ Hoà trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi nhận thấy cần có chính sách cụ thể cho công tác này.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiệnViệc xây dựng môi trường làm việc tốt cần tập trung vào các nội dung: Quy chế hoạt động, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ quản lý; chính sách, chế độ đãi ngộ; khen thưởng và kỷ luật.
Đối với Quy chế hoạt động thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ quản lý.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả "Quy chế dân chủ ở trường trung học cơ sở", nâng cao hơn nữa trách nhiệm của hiệu trưởng trong quản lý điều hành mọi hoạt động của trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về hoạt động của nhà trường. Tiếp tục thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục và Hiệu trưởng nhà trường, mở rộng hơn trong việc thực hiện công tác tuyển dụng giáo viên. Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường thực hiện công tác nắm thông tin báo cáo, công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý.
Đối với các chính sách, chế độ đãi ngộ.
Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CBQL ở các trường Trung học cơ sở. Kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở trong việc thực hiện chế độ chính sách.
Chúng tôi thấy cần phải ban hành chính sách, chế độ đãi ngộ của huyện, địa phương như:
- Hỗ trợ kinh phí cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham mưu với UBND huyện ưu tiên cấp đất ở cho những CBQL có gia đình riêng mà chƣa có đất ở.
- Ƣu tiên xem x t đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên trong đội ngũ, đặc biệt là giáo viên chƣa đạt thành tích
để họ tích cực phấn đấu.
- Phân công vị trí công tác phù hợp với hoàn cảnh từng người.
- Xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL ở các nhà trường nói chung, ở các trường Trung học cơ sở nói riêng. Phát huy vai trò của công đoàn trong việc động viên đối với những CBQL giỏi.
Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ làm cho đội ngũ CBQL có thêm động cơ trong công tác, trong học tập và rèn luyện, tạo tâm lý thoải mái trong công việc. Vì vậy phòng GD&ĐT cần tiến hành các việc sau đây:
- Xây dựng quy chế và tiêu chuẩn riêng về lĩnh vực này; tham mưu, trình UBND huyện phê duyệt.
- Xây dựng những tiêu chí cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm những chức vụ quản lý; tham mưu, trình UBND huyện phê duyệt.
- Phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục huyện tìm hiểu hoàn cảnh của đội ngũ CBQL để thực hiện chế độ đãi ngộ cho phù hợp.
- Hàng năm tham mưu UBND huyện hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Phòng GD&ĐT tham mưu với Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện có công văn vận động các lực lƣợng trong xã hội ủng hộ kinh phí cho công tác này.
- Thành lập Hội đồng bình x t các tiêu chuẩn theo quy chế đã đề ra.
Đối với khen thưởng:
Ngoài các quy định chung về khen thưởng như chiến sỹ thi đua các cấp, nhà giáo ƣu tú, lao động tiên tiến...chúng tôi thấy cần có hình thức khen thưởng riêng cho từng lĩnh vực công tác trong năm học như: Khen, thưởng cho CBQL có công tác tham mưu giỏi trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học; CBQL làm tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;
CBQL có biện pháp quản lý giỏi góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trường mang tính đột phá; CBQL có tinh thần tự học, sáng tạo, vượt khó;
CBQL có sáng kiến kinh nghiệm hay đƣợc áp dụng rộng rãi trong huyện...
UBND huyện xây dựng tiêu chuẩn khen, thưởng, phù hợp với tình hình địa phương. Cuối năm học tổ chức Hội đồng bình x t khen, thưởng và đề nghị khen, thưởng.
Đối với kỷ luật
Phòng GD&ĐT thực hiện kỷ luật theo quy định hiện hành. Phải thực hiện kỷ luật nghiêm minh nếu CBQL vi phạm khuyết điểm. Thực hiện đúng những quy định về kỷ luật, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả CBQL vi phạm, không nâng quan điểm với đối tƣợng quản lý này mà coi nhẹ đối tƣợng quản lý khác. Song với mục tiêu: Kỷ luật để CBQL sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.