Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS THEO MỤC TIÊU QUY HOẠCH CÁN BỘ
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.8. Khái niệm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở
1.2.8.1. Khái niệm
Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở trường trung học cơ sở là quá trình tác động của các chủ thể quản lý giáo dục đến số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường trung học cơ sở làm nâng cao và hoàn thiện năng lực của đội ngũ đó, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới.
- Chủ thể bồi dƣỡng : Chủ thể bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở trường trung học cơ sở là các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp nhà trường trung học cơ sở, bao gồm: Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ. Chủ thể bồi dƣỡng là nơi đƣa ra các quyết định về công tác bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí bao gồm đối tượng, phương thức, thời gian bồi dưỡng….
- Đối tƣợng bồi dƣỡng: Đối tƣợng bồi dƣỡng là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường trung học cơ sở, bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung học cơ sở.
- Phương thức bồi dưỡng: Việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí là quá trình mà chủ thể quản lý tác động lên quy mô, chất lƣợng, cơ cấu của đội ngũ
cán bộ quản lý, làm cho đội ngũ này có số lƣợng đảm bảo, cơ cấu hợp lý, có chất lƣợng đúng theo yêu cầu. Qua đó, làm cho năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và năng lực toàn diện của từng cá nhân cán bộ quản lý đƣợc nâng lên.
- Nội dung bồi dƣỡng: Nội dung bồi dƣỡng cần phù hợp với thực trạng tại từng đơn vị giáo dục. Để hướng tới những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay đối với đội ngũ cán bộ quản lí, nội dung bồi dƣỡng của họ là những kiến thức trang bị phục vụ cho công tác quản lí. Người cán bộ quản lí phải đƣợc trang bị những lí luận quản lí hiện đại, những kĩ năng giao tiếp, lí luận chính trị chuyên biệt của ngành giáo dục...
1.2.8.2. Nội dung của việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo mục tiêu quy hoạch cán bộ
Một là, Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lí tại các trường trung học cơ sở theo mục tiêu quy hoạch cán bộ.
Quy hoạch đội ngũ CBQL là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý và các cơ quan quản lý giúp cho người quản lý và cơ quan quản lý biết đƣợc số lƣợng, cơ cấu tuổi, trình độ cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới...của đội ngũ cán bộ quản lý để từ đó, có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng nhiệm vụ tại cơ sở. Quan trọng hơn, việc quy hoạch còn làm cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý trong các trường THCS nói riêng, trong ngành giáo dục nói chung.
Để hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, cấp quản lý phải lập kế hoạch cho sự cân đối trong tương lai bằng cách so sánh số lượng CBQL cần thiết với số lƣợng CBQL hiện có, phân tích độ tuổi, trình độ, năng lực, khả năng làm việc, thời gian công tác của từng người trong đội ngũ, để ấn định số lƣợng cần thiết đƣa vào quy hoạch. Mặt khác, cấp quản lý còn phải căn cứ
vào nhu cầu, quy hoạch mạng lưới trường lớp trong tương lai theo kế hoạch phát triển để tạo nguồn CBQL cũng nhƣ các nguồn lực khác.
Theo chủ trương về công tác cán bộ của Đảng cộng sản Việt Nam, quy hoạch cán bộ là việc làm cấp thiết, với phương châm "động" và "mở". Một chức danh có thể quy hoạch nhiều người, một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Quy hoạch thường gắn kết với các khâu: nhận x t, đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, sắp xếp, sử dụng, bãi miễn. Công tác quy hoạch luôn đƣợc xem x t, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh hàng năm, có thể đƣa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng. Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học, thực tiễn, vừa tạo đƣợc nguồn lực, vừa tạo đƣợc động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của cán bộ.
Hai là, Tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở theo mục tiêu quy hoạch cán bộ.
- Tuyển chọn: Trong quản lý nguồn nhân lực tuyển chọn bao gồm hai bước đó là tuyển mộ và lựa chọn cán bộ.
+ Tuyển mộ là quá trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tham gia làm việc. Tuyển mộ cũng có nghĩa là tập trung các ứng cử viên lại.
+ Chọn lựa là quyết định xem trong các ứng cử viên ấy ai là người đủ các tiêu chuẩn để đảm đương được công việc, các ứng cử viên này là người trong quy hoạch.
- Đào tạo: Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thành nhân cách cá nhân, tạo tiền đề cho họ hành nghề một cách năng suất, có hiệu quả. Đào tạo là hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục, nó có phạm vi, cấp độ, cấu trúc và những hạn định cụ thể về thời gian, nội dung cho người học trở thành có phẩm chất, năng lực theo tiêu chuẩn nhất định.
- Bồi dƣỡng: Là quá trình bổ sung , nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản về mọi mặt nhằm nâng cao năng lực cho cá nhân hoặc tập thể. Bồi dƣỡng cho cá nhân còn diễn ra dưới dạng tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng cán bộ quản lí nhằm nâng cao kĩ năng lực bản thân cho CBQL trường phổ thông về lãnh đạo và quản lý nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi, biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của tổ chức và xã hội theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lƣợng GD&ĐT phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cơ quan quản lí cấp trên cần xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển giáo dục. Cần có kế hoạch cụ thể bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức về chuyên môn, nhiệm vụ, bồi dƣỡng kiến thức, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học…Thực hiện công tác bồi dƣỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh theo quy định, đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
Ba là, Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý theo mục tiêu quy hoạch cán bộ.
- Bổ nhiệm: theo Từ điển Tiếng Việt, bổ nhiệm có nghĩa là cử vào một chức vụ cao hơn hiện tại trong cơ quan, tổ chức. Ví dụ đƣợc bổ nhiệm là Giám đốc Sở GD&ĐT.
- Bổ nhiệm lại: Theo quy định về thời hạn bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ là 5 năm, hết nhiệm kỳ cấp quản lý căn cứ vào quy định thực hiện quy trình bổ nhiệm lại cho các chức danh. Việc bổ nhiệm lại các chức danh quản lí cần có quy trình tổ chức dân chủ, minh bạch để đảm bảo sự ổn định và phát triển tại các đơn vị giáo dục.
- Luân chuyển: Luân chuyển là sự chuyển đổi vị trí, địa điểm công tác, có thể vẫn giữ chức vụ đó nhƣng sang đơn vị khác làm việc, cũng có thể thôi giữ chức vụ hiện tại chuyển sang đơn vị mới giữ chức vụ khác.
Về công tác luân chuyển cán bộ quản lí giáo dục, theo quy định: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ở một đơn vị, trường học không quá 2 nhiệm kỳ, như vậy sau 2 nhiệm kỳ buộc tổ chức phải thực hiện luân chuyển. Cũng có khi người CBQL khả năng phát triển đi lên, hoặc giữ trọng trách ở đơn vị đó không phát huy đƣợc vai trò của mình thì cấp quản lý phải xem x t thực hiện việc luân chuyển.
- Bãi miễn: Bãi miễn là cho thôi, cho nghỉ một chức vụ, một trọng trách gì đó. Đây là động từ thường dùng chỉ các hoạt động quản lý khi cho thôi không thực hiện công việc hiện tại đang làm.
Những CBQL qua quá trình làm việc bị mắc khuyết điểm, kỷ luật hoặc cấp trên đánh giá không đủ năng lực giữ trọng trách đƣợc giao, không đủ uy tín lãnh đạo, quản lý trước tập thể cấp dưới thì bị bãi miễn.
Bốn là, xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý phát huy hết năng lực của bản thân trong công tác quản lý:
Môi trường làm việc đối với cán bộ quản lí bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ trong nội bộ đơn vị và mối quan hệ giữa cơ quan quản lí và lãnh đạo cấp trên đối với họ.
Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, phát huy được hết năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí thì cơ quan quản lí cấp trên cần phải xác định đây là một nhiệm vụ cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu.
- Trước hết, cần phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính,… và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho hoạt động giáo dục tại đơn vị.
- Thứ hai, một nội dung hết sức quan trọng để phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí là thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
- Thứ ba, xây dựng một tập thể sƣ phạm đoàn kết, có sự gắn kết mật - thiết với chính quyền địa phương. Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ; có đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành được nhiệm vụ. Trong các trường trung học cơ sở hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý và các mối quan hệ, phối hợp các lực lƣợng quản lý bao gồm:
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng.
- Tổ chức Đảng trong nhà trường trung học cơ sở lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Công đoàn giáo dục, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
- Mỗi trường trung học cơ sở có một giáo viên tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và sao nhi đồng, có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động của Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý trường học.
Từ thực tế đó đòi hỏi công tác cán bộ của cấp trên phải thường xuyên quan tâm, phát hiện những mâu thuẫn bên trong đơn vị để kịp thời giải quyết.
- Thứ tƣ, cơ quan quản lí cấp trên cũng cần xây dựng một quy chế làm việc dân chủ, bình đẳng, mối hệ công tác tốt đối với cấp dưới để họ chủ động, tự tin trong quá trình điều hành công việc.