Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HẠ HOÀ, TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
2.3. Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường
2.3.5. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ
2.3.5.1. Thành công
* Trong công tác quy hoạch cán bộ:
- Huyện Hạ Hoà đã xác định đƣợc mục tiêu phát triển giáo dục đến
năm 2020, có chiến lƣợc xây dựng nguồn lực để thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện.
- Công tác quy hoạch cán bộ quản lí các trường THCS được xem x t, điều chỉnh, bổ sung hàng năm và trong quá trình thực hiện. Hàng năm Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ đã thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lí để tham mưu với UBND huyện công tác quy hoạch cán bộ.
* Trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển:
- UBND huyện đã chỉ đạo các Phòng chức năng thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của cấp ủy trong việc xây dựng đƣợc tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở.
- Đã thực hiện tương đối tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và bãi miễn cán bộ quản lí theo quy định của Nhà nước và mục tiêu quy hoạch cán bộ.
* Trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lí:
- Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ đã xác định đƣợc rõ ràng mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí, xác định đƣợc những nội dung quan trọng để đào tạo, bồi dƣỡng.
- Đã triển khai thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng cho toàn thể đội ngũ nói chung và giáo viên dự nguồn nói riêng và có kế hoạch sử dụng họ sau khi đào tạo, bồi dƣỡng.
* Trong công tác xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lí:
- Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng trong huyện cùng phòng GD&ĐT thực hiện tốt chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CBQL, đồng thời yêu cầu phòng Tài chính - Kế hoạch cập nhật văn bản và thực hiện kịp thời các chế độ đãi ngộ (nếu có).
- Đã nâng dần hệ thống cơ sở vật chất các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy học và công tác quản lí.
2.3.5.2. Hạn chế
* Trong công tác quy hoạch:
- Mục tiêu bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ đến năm 2020 chƣa cụ thể, chi tiết cho từng năm.
- Tiêu chuẩn giáo viên trong diện quy hoạch đôi khi chƣa cụ thể.
- Giải pháp thực hiện quy hoạch chƣa tốt, do đó, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cán bộ quản lí ở một số nơi.
* Trong công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ CBQL:
Việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lí và nguồn cán bộ quản lí chủ yếu vẫn dựa trên nguồn cán bộ tại chỗ, thiếu sự mạnh dạn, đột phá.
* Trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn:
- Còn một số trường hợp bổ nhiệm lại chưa đạt tiêu chuẩn đề ra, công tác luân chuyển chưa thực hiện triệt để, nhiều người làm CBQL ở một trường đã gần 20 năm.
* Trong việc xây dựng môi trường làm việc cho đội ngũ CBQL:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng vẫn phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, do những khó khăn về kinh tế, việc đầu tƣ về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, tạo môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lí còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều trường THCS còn chƣa đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 do chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất.
2.3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
- Do thiếu nguồn nhân sự ở một số nơi hoặc do điều kiện, hoàn cảnh gia đình của nhiều CBQL nên công tác bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ quản lí còn chƣa khoa học.
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng: Do điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, ngân sách giao cho hoạt động ở các trường quá ít, không có ngân sách riêng cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng ở các đơn vị.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhiều CBQL tuổi cao ngại đi đào tạo, bồi dƣỡng, nhiều giáo viên trong diện quy hoạch không muốn đi vì sợ đi về có làm CBQL hay không? CBQL, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến công tác ở trường do thiếu giáo viên.
- Công tác thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật: Phòng GD&ĐT, Ban thi đua khen thưởng của huyện chưa tham mưu tích cực việc xây dựng chính sách đãi ngộ, khen thưởng riêng cho CBQL trường học.
Tiểu kết chương 2
Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi dƣỡng đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà, chúng tôi thấy:
Trong những năm qua công tác này đã đƣợc quan tâm, thực hiện, có những ƣu điểm, mặt mạnh riêng. Đội ngũ CBQL đã đủ về số lƣợng theo yêu cầu, theo quy định hạng trường, chất lượng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà còn có những điểm hạn chế, những mặt yếu nhƣ đã phân tích, đánh giá ở trên. Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của huyện Hạ Hoà, trước những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL phù hợp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL ở các trường Trung học cơ sở huyện Hạ Hoà nói riêng.
Chương 3