Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ trong giai đoạn 2015 2020 (Trang 41 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS THEO MỤC TIÊU QUY HOẠCH CÁN BỘ

1.3. Mục tiêu quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2020

1.4.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS

Một là, Nhận thức và sự phối hợp giữa các tổ chức Đảng và Chính quyền và đoàn thể từ huyện tới cơ sở trong công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS.

Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới nhiệm vụ này trong giai đoạn hiện nay. Trước đây, có một thời gian dài từ cấp huyện tới cấp xã, người ta đưa ra quan điểm: mọi vấn đề về giáo dục thì thuộc về giáo dục giải quyết. Do đó, sự quan tâm tới việc bồi dƣỡng giáo viên nói chung, bồi dƣỡng kiến thức, kĩ năng cho đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS nói riêng còn chưa được quan tâm.

Việc không thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí dẫn đến việc điều hành cơ sở giáo dục theo kinh nghiệm, tự mày mò. Nếu nhƣ các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện tới cơ sở có nhận thức đúng về công tác bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí sẽ tạo động lực vươn lên cho cá nhân các cán bộ quản lí, tạo ra hiệu quả tích cực tại các cơ sở giáo dục.

Đối với đội ngũ nguồn quy hoạch cán bộ quản lí, việc bồi dƣỡng cho họ các kĩ năng cơ bản về công tác quản lí, điều hành cơ sở giáo dục; kiến thức về lí luận chính trị lại càng cấp thiết. Trong công tác cán bộ, để đảm bảo việc quản lí tốt, công tác tổ chức cán bộ không thể bị động, bất cứ lúc nào cũng có thể cần bổ nhiệm một cán bộ nguồn váo chức danh lãnh đạo cơ sở giáo dục, do vậy việc nhìn nhận vai trò của công tác bồi dưỡng có ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao chất lƣợng quản lí các cơ cở giáo dục.

Hai là, Nội dung mục tiêu quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS của cơ sở giáo dục ở địa phương

Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS là nội dung và mục tiêu quy hoạch cán bộ. Tầm quan trọng, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ đã đƣợc Đảng ta khẳng định và nhấn mạnh trong Chiến lƣợc cán bộ năm 1997: Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Mục tiêu công tác quy hoạch đảm bảo rõ ràng, minh bạch, khoa học, chính xác sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công tác quản lí tại cá trường THCS. Đối với huyện Hạ Hòa, trong giai đoạn 2015-2020 thì mục tiêu quy hoạch cán bộ gắn liền với các chủ trương lớn về phát triển giáo dục đào tạo.

Ba là, Công tác tuyển chọn, quy hoạch cán bộ và xây dựng nội dung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS của các cơ quan chức năng ở địa phương.

Các triều đại phong kiến Việt nam trước đây cũng đã rất coi trọng công tác chọn người thực thi công vụ. Về cơ bản các triều đại phong kiến xây dựng chế độ tuyển chọn, bổ dụng quan lại dựa vào thành tích khoa cử, tùy người bố trí việc. Lí luận về công tác cán bộ của Đảng ta kế thừa từ văn hóa truyền thống dân tộc và thực tiễn cách mạng. Việc tuyển chọn, quy hoạch cán bộ và xây dựng nội dung bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục đúng quy định, sát với thực tế địa phương và đặc biệt sát với môi trường sư phạm của đơn vị giáo dục đó sẽ tạo được sự đồng thuận, đoàn kết, tạo động lực cho sự phát triển tại địa phương, cơ sở giáo dục đó. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lí các trường THCS còn tạo ra sự đoàn kết, thống nhất tại các đơn vị đó, nó là tiền đề và tạo động lực lớn cho quá trình triển khai các mục tiêu giáo dục tại cơ sở.

Việc đổi mới công tác tổ chức bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí cũng là yếu tố cấp thiết và có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản lí tại cơ sở giáo dục. Việc bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí cần phải có kế hoạch, lộ trình và theo quan điểm hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển

giáo dục chung của cả nước, theo tiêu chuẩn quốc gia được quy định tại các văn bản pháp quy về yêu cầu đối với cán bộ quản lí nhà trường THCS.

Bốn là, Môi trường và các điều kiện vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THCS

Môi trường quản lí giáo dục là toàn bộ ccá điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho người cán bộ quản lí đó sống và thực thi nhiệm vụ quản lí. Môi trường quản lí là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân cán bộ quản lí, các phương tiện vật chất, các yếu tố về tinh thần để người cán bộ quản lí làm việc.

Yếu tố môi trường quản lí giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS. Các yếu tố môi trường tác động đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí bao gồm: cơ sở vật chất tại đơn vị để phục vụ cho hoạt động giáo dục, hệ thống chế độ đãi ngộ cho cá nhân, tập thể hội đồng sư phạm và người cán bộ quản lí...

Do đó để công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS đạt hiệu quả tốt nhất thì việc xây dựng môi trường quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí là hết sức cần thiết.

Tiểu kết chương 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường trung học cơ sở, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trƣng của cấp trung học cơ sở đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học cơ sở; chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường học, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay.

Bằng những lập luận lôgic có hệ thống, trong chương 1 của đề tài đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở nói chung giai đoạn 2015- 2020 theo mục tiêu quy hoạch cán bộ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ theo mục tiêu quy hoạch cán bộ trong giai đoạn 2015 2020 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)