Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HẠ HOÀ, TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm giáo dục
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ
Huyện Hạ Hoà nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lỵ 70 km; phía Bắc giáp các huyện Trấn Yên, Văn Trấn, Yên Bình của tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp huyện Đoan Hùng; phía Tây giáp huyện Yên Lập;
phía Nam giáp huyện Thanh Ba của tỉnh nhà. Tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 33.994 ha.
Hạ Hoà ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chịu ảnh hưởng của hai vùng khí hậu giữa đông và tây bắc bộ, thời tiết điều hoà, đất đai màu mỡ. Địa hình chia thành hai vùng: Vùng đồi núi chiếm trên 80% diện tích, vùng đồng bằng ven sông khoảng 20%. Hạ Hoà có nhiều đầm, ao, hồ nhƣ đầm Ao Châu, đầm Chú, đầm Lãi, đầm Năn,… Các đầm, hồ này vừa có tác dụng tích nước phục vụ cho thuỷ lợi, vừa điều hoà khí hậu. Một số hồ có cảnh quan đẹp là nơi tham quan, du lịch cho khách thập phương.
Hạ Hoà có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện gồm đường sông, đường sắt, đường bộ. Đường sông nhờ có sông Hồng chảy qua với chiều dài 20 km; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua dài 30 km, quốc lộ 32C chạy song song cùng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ
70, các tỉnh lộ 312, 314, 311 đều qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 70km; đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Hạ Hoà là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, tương truyền là nơi dừng chân của Mẫu Âu Cơ khi đưa 50 người con lên ngàn khai sơn phá thạch; là cái nôi của văn nghệ kháng chiến Việt Nam. Nhân dân Hạ Hoà có truyền thống yêu nước và cách mạng. Trên địa bàn huyện có hai chiến khu cách mạng; huyện và 4 xã trong huyện đã đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng số dân của Huyện là 110.276 người; có 32 xã và 1 thị trấn. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 1,02%, mật độ dân số trung bình khoảng 360 người/km2. Hạ hòa là huyện có nguồn lao động dồi dào và tăng khá nhanh. Trên địa bàn huyện có 9 dân tộc anh em, nhƣng đa số là dân tộc Kinh (chiếm 99%), số lƣợng dân tộc thiểu số ít. Có 32/33 xã, thị trấn là xã miền núi.
Trong 5 năm 2008- 2013, huyện Hạ Hoà đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,33%; trong đó nông- lâm nghiệp tăng 5,7%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 19%, dịch vụ tăng 15%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông - lâm nghiệp. Hạ Hoà đã thu hút và huy động hơn 500 tỷ đồng vốn đầu tƣ; có 4200 người được giải quyết việc làm; thu ngân sách hàng năm tăng 10%.
Đã có 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Về nông nghiệp và PTNT, với diện tích tự nhiên trên 33 ngàn ha, Hạ Hoà đã có kế hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả, vừa đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực - thực phẩm, vừa đi vào sản xuất hàng hoá bằng đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Với diện tích đồi rừng lớn, Hạ
Hoà có thể phát triển đàn bò thịt, hình thành các mô hình, các vùng chăn nuôi gắn với phát triển lâm nghiệp để đƣa tổng đàn bò lên trên 10.000 con;
ổn định diện tích và nâng cao chất lƣợng rừng, đƣa sản lƣợng khai thác hàng năm đạt trên 40.000m3, và phát triển tập đoàn cây trên đồi. Hạ Hoà là vùng chè truyền thống, diện tích hiện nay là 1600 ha. Với diện tích mặt nước khá lớn nên phát triển thuỷ sản là thế mạnh của huyện. Từ thế mạnh nông - lâm sản tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến chè xuất khẩu. Hiện tại Hạ Hoà đã có trên mười cơ sở chế biến chè với sản lƣợng khoảng 6.000- 7.000 tấn sản phẩm /năm. Thời gian tới, ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, các cơ sở sẽ đầu tƣ chiều sâu nâng cao chất lƣợng sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu với sản lƣợng khoảng 1.000 tấn/
năm. Ngoài ra, có thể xây dựng một số cơ sở chế biến nguyên liệu giấy, chế biến hoa quả, sản phẩm chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngoài việc phát triển dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng; Hạ Hoà còn có điều kiện rất lớn cho phát triển dịch vụ du lịch. Điều kiện tự nhiên gắn với truyền thống lịch sử, trên địa bàn huyện đã hình thành tiềm năng du lịch tâm linh, hướng về cội nguồn và du lịch sinh thái. Các địa danh như đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, đền Chu Hƣng, đầm Ao Châu, Ao Giời - suối Tiên,...đã và đang trở thành nơi thăm quan, nghỉ dƣỡng; đồng thời hình thành tua gắn với du lịch trong và ngoài vùng nhƣ Đền Hùng - đền Mẫu Âu Cơ - Yên Bái, Đền Hùng - Đền Mẫu Âu Cơ - Ao Giời - suối Tiên,...
Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội đƣợc chú trọng và có chuyển biến tích cực. Huyện đã hoàn thành PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS. An ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm.