Đặc điểm tự học của GV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 27 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC

1.2. Hoạt động tổ chuyên môn và tự học của giáo viên

1.2.4 Đặc điểm tự học của GV

1.2.4.1. Gắn liền với nhu cầu cá nhân

Quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ mới đem lại cho người giáo viên một cái vốn tối thiểu để dạy học và giáo dục.

Trình độ kĩ năng sƣ phạm chỉ có thể đạt đƣợc khi tiến hành hoạt động sƣ phạm một cách tự giác, độc lập, khi thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động sƣ phạm của bản thân và đồng nghiệp, khi không ngừng học tập.

Những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, những tiến bộ to lớn về khoa học và công nghệ - tất cả những điều đó đòi hỏi con người phải học, học nữa, học mãi.

Để có thể nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn sâu rộng truyền kiến thức cho học sinh thì người giáo viên phải có nhiều nỗ lực giành thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu.

Vai trò của tự học đối với giáo viên phổ thông đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm, vì tự học là một trong những con đường ngắn nhất để giáo viên bồi dƣỡng, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn. Có thể nói, tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông.

Khi mà với số lượng kiến thức họ tích lũy được ở trường đại học chưa đủ để họ thực hiện công tác giảng dạy của mình, bắt buộc họ phải cập nhật những kiến thức mới thì mới có thể đáp ứng yêu cầu của người học. Ngày nay học trò tích cực, chủ động và có cơ hội tiếp cận các nguồn kiến thức từ các phương tiện thông tin đại chúng nên bắt buộc người giáo viên cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn bằng mọi hình thức, trong đó có tự học và tự nghiên cứu. Tự học với sự nỗ lực, tƣ duy sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho giáo viên tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý.

Trong quá trình tự học, giáo viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho giáo viên. Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân giáo viên thì kết quả trong công tác giảng dạy sẽ không cao. Tự học đƣợc tổ chức tốt sẽ cung cấp cho giáo viên những kiến thức mới, bổ ích giúp họ rất nhiều trong công tác giảng dạy.

1.2.4.2 Phụ thuộc vào kinh nghiệm nghề nghiệp của GV

Trước hết, phải khẳng định rằng tự học, tự nghiên cứu là nhu cầu của tất cả giáo viên, dù là giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo viên đã nhiều năm giảng dạy. Đối với các thầy cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh, vẫn có một số hạn chế nhƣ khả năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, một số vấn đề mới trong giáo dục….

Những giáo viên này thường có sức ỳ lớn và ngại thay đổi, về phương pháp dạy học, họ thường thiên về truyền thụ một chiều... Do đó, những giáo viên này cũng phải tự học để đáp ứng với những thay đổi chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh…

Đối với giáo viên trẻ mới ra trường có thế mạnh về công nghệ, về kiến thức chuyên môn, nhiệt tình, song, họ là những người chưa có kinh nghiệm giảng dạy cũng nhƣ giáo dục học sinh; chƣa nắm vững các nghiệp vụ của người giáo viên, công tác chủ nhiệm lớp… Vì vậy, họ cần phải học hỏi và tự học nhiều mới đáp ứng yêu cầu, đồng thời tự học là con đường tốt nhất để giáo viên trẻ vươn lên trở thành giáo viên dạy giỏi. Đặc biệt, giáo viên trẻ phải học và tự học để nâng cao kỹ năng công tác chủ nhiệm, nghiệp vụ người giáo viên, khả năng ứng xử các tình huống sƣ phạm và chuẩn bị tâm thế đi học để nâng chuẩn về đào tạo. Việc bồi dƣỡng học sinh giỏi nói riêng và đào tạo người tài nói chung đặt ra cho người giáo viên phải tự học và tự nghiên cứu suốt đời.

1.2.4.3. Phụ thuộc vào môi trường sinh hoạt chuyên môn

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả. Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG, giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dƣỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Chỉ có ở tổ chuyên môn, giáo viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình.

Sinh hoạt tổ chuyên môn là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ đồng nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chƣa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là giáo viên tập sự có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy đƣợc hiệu quả cần phải đổi mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn. Cụ thể:

Thứ nhất là thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu đƣợc thực hiện theo kiểu cũ là đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thi đua …Ngoài các nội dung trên, sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu nhƣ, coi trọng sinh hoạt cho giáo viên về kĩ năng dự giờ, đánh giá giờ dạy; Dành thời gian nhiều hơn cho việc phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy đã đƣợc giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn dự giờ. Cần phân công giáo viên theo chu kỳ vòng (2 giáo viên/tháng) soạn giảng một bài dạy cụ thể; tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, góp ý trong kỳ họp tiếp theo; chọn lớp - tiết - thứ - tuần hợp lý, không bị trùng giờ dạy của giáo viên khác để tổ chức giảng dạy thể nghiệm và dự giờ.

Đến kỳ họp sau, tổ chức thảo luận, suy ngẫm và chia sẽ ý kiến về bài dạy.

Hai là, phát huy vai trò của các giáo viên đầu đàn. Mỗi tổ chuyên môn đều có giáo viên đầu đàn. Bộ phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung, đổi mới PPDH – KTĐG và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nói riêng. Đó là những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Là tổ trưởng chuyên môn giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

Ba là, phát triển dần tổ chuyên môn theo tinh thần là “Tổ chức biết học hỏi”. Thực trạng sinh hoạt ở các tổ chuyên môn hiện này cho thấy tính đồng thuận và tập thể chƣa cao, phần lớn hoạt động của giáo viên trong quá trình tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là thiên về mục đích cá nhân nhiều hơn việc học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn. Phát huy tinh thần tổ chuyên môn là “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp.

Có nhiều nhân tố để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, thực hiện sâu rộng, triệt để và có hiệu quả việc đổi mới PPDH - KTĐG, trong đó, đổi mới hoạt động tổ chuyên môn là nhân tố quyết định hàng đầu. Đây là công việc khó khăn đòi hỏi các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần cộng tác, giúp đỡ, cầu thị, cầu tiến, phải biết chia sẽ từ cái đơn giản đến cái khó, phức tạp để cùng nhau tiến bộ trong từng tiết dạy và trong quá trình giảng dạy. Có như thế, tổ chuyên môn thực sự là môi trường tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)