Nội dung quản lí hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 38 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC

1.3. Quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học

1.3.2. Nội dung quản lí hoạt động tổ chuyên môn

1.3.2.1. Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình

Mục đích của quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình là tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình dạy học và giáo dục để giáo viên căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục của cá nhân đúng hướng, đủ và đúng theo các quy định. Nội dung chương trình dạy học và giáo dục hầu như không có thay đổi lớn trong các năm học, mục tiêu giáo dục đƣợc xây dựng theo từng giai đoạn. Việc tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững mục tiêu giáo dục ở đây là muốn nói đến mục tiêu giáo dục của địa phương xây dựng phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.

Chương trình giáo dục là bản kế hoạch chi tiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Đối với chương trình phổ thông hiện nay ngoài khung chương trình chuẩn Bộ còn ban hành chuẩn kiến thức kỹ năng và bước đầu vận dụng kỹ năng sống cho học sinh. Việc triển khai và vận dụng ở mỗi cơ sở giáo dục là khác nhau song mục tiêu cuối cùng đều nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục và khả năng thích ứng cao của người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

1.3.2.2. Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn

Việc nghiên cứu học tập một mặt nhằm trang bị những tri thức cần thiết về đổi mới phương pháp dạy học, làm cho mọi giáo viên, mọi bộ phận trong nhà trường nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng: đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cốt lõi của đổi mới giáo dục, điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục, cơ hội phát triển của nhà trường và của mỗi giáo viên; mặt khác tạo ra sự kích thích đội ngũ lao động sáng tạo trong việc thực hiện vận dụng phương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình bồi dƣỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn chung. Tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dƣỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ;

phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và từng bước nâng cao năng lực chuyên môn.

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên của tổ chuyên môn cần quản lí kế hoạch, cách thức bồi dƣỡng (thời gian, nội dung bồi dƣỡng, nguồn nhân lực tham gia bồi dƣỡng), kết quả bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ. Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.

Nhà trường cần tổ chức hội thảo làm rõ yêu cầu của ngành đối với việc tự bồi dƣỡng giáo viên. Yêu cầu tổ chuyên môn có kế hoạch phân công giáo viên trong tổ bồi dƣỡng, tƣ vấn giúp đỡ đồng nghiệp của mình. Mỗi GV trong tổ cần tự xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu trong chuyên môn nghiệp vụ, xác định, đăng kí những nội dung cần ƣu tiên để bồi dƣỡng, tự học hỏi thêm. Trên cơ sở phân tích những mặt mạnh, mặt yếu về chuyên môn trong tổ, cũng nhƣ nhu cầu tự học tập của từng cá nhân GV, tổ trưởng chuyên môn lựa chọn các chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu trên, giao cho những giáo viên có chuyên môn vững vàng làm trước, cả tổ đi dự, sau đó rút kinh nghiệm cho các giáo viên mới ra trường học tập rồi giao dần dần các chuyên đề để họ khẳng định và thể hiện khả năng và những cố gắng của mình.

Tất cả giáo viên trong trường đều phải có sổ bồi dưỡng chuyên môn, nội dung ghi những kinh nghiệm chuyên đề hoặc tình huống sƣ phạm…Thực hiện nghiêm túc việc phân loại giáo viên và tích cực động viên giáo viên tự bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Tổ trưởng lên kế hoạch và báo cáo những nội dung sẽ thực hiện nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ viên, đánh giá và báo cáo mức độ tiến bộ của các giáo viên qua các năm, thành tích đạt đƣợc trong giảng dạy học sinh và các kỳ thi giáo viên.

1.3.2.3. Quản lí thực hiện quy chế chuyên môn

Quy chế chuyên môn là hệ thống các văn bản pháp quy, các thông tƣ, hướng dẫn, mang tính chuẩn mực và bắt buộc có tác dụng chỉ đạo các hoạt động dạy học và giáo dục tạo sự nhất quán trong hoạt động giáo dục giữa các thành viên trong nhà trường cũng như giữa các nhà trường và là cơ sở cho việc hình thành nền nếp kỷ cương trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các văn bản đó được coi là hành lang pháp lý để người quản lý dựa vào đó mà tiến hành các công việc của mình, từ đó cụ thể hóa để xây dựng nên các quy định nội bộ của nhà trường và của tổ chức cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy, trong nhà trường phổ thông, quản lý tốt việc thực hiện quy chế chuyên môn là điều kiện cơ bản, tiên quyết để đảm bảo chất lƣợng hoạt động giáo dục.

Thực hiện quy chế của tổ chuyên môn là nội dung quan trọng trong quá trình quản lý giáo dục. Mọi hoạt động của tổ chuyên môn phải đƣợc thực hiện theo các chế định của ngành. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tập trung vào những vấn đề sau:

- Nghiên cứu nắm bắt những vấn đề cơ bản trong chương trình nội dung, phương pháp dạy học.

- Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ chương trình và theo kế hoạch dạy học, đồng thời theo dõi quá trình thực hiện của tổ, nhóm và giáo viên.

- Quản lý thực hiện nhiệm vụ năm học, các quy định trong mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học.

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của tổ, nhóm và của từng giáo viên.

- Quản lý theo dõi việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá. Thực hiện đầy đủ các khâu của quá trình dạy học nhƣ: Soạn, giảng, ra đề kiểm tra, chấm và chữa bài khi lên lớp.

- Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học, việc thực hiện giáo dục ngoài giờ lên lớp, học tự chọn, dạy học tích hợp với các nội dung nhƣ: giáo dục bảo vệ, xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

1.3.2.4. Quản lí việc sinh hoạt chuyên đề

Hoạt động chuyên đề là một trong những nội dung sinh hoạt cơ bản của tổ chuyên môn ở trường THPT. Nó góp phần nâng cao kết quả giảng dạy giáo dục và trình độ tay nghề của giáo viên. Qua hoạt động chuyên đề, chất lượng người thầy đƣợc nâng lên, phát huy đƣợc năng lực tiềm tàng, sáng kiến, kinh nghiệm của từng tổ viên trong tổ khối, nhân rộng những kinh nghiệm tốt trong toàn trường, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Sinh hoạt chuyên đề là việc làm diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Hoạt động sinh hoạt chuyên đề thực sự có ý nghĩa trong công tác bồi dƣỡng chuyên môn cũng nhƣ nghiệp vụ cho giáo viên, qua trao đổi thảo luận chuyên đề giáo viên học tập lẫn nhau cùng tiến bộ.

Sự đổi mới phương pháp dạy học phát sinh những khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh sao cho phù hợp với nội dung chương trình và từng đối tượng học sinh. Chính vì thế, việc tổ chức chuyên đề rất thiết thực, giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Với hoạt động chuyên đề, giáo viên đƣợc đóng góp xây dựng những kinh nghiệm qua việc giảng dạy của mình.

1.3.2.5. Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá của tổ chuyên môn

Kiểm tra đánh giá là một chức năng không thể thiếu của QL. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các quy định, các kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục đã đƣợc triển khai có khả năng thực thi hay không hoặc thực thi đƣợc ở mức độ nào? Đồng thời cũng phát hiện ra nguyên nhân của việc thực hiện tốt hay thực hiện chƣa tốt để HT tìm ra đƣợc biện pháp phát huy (cái tốt) hoặc khắc phục kịp thời (cái chƣa tốt).

Qua việc kiểm tra, đánh giá, HT sẽ phát huy đƣợc vai trò của việc động viên khen thưởng, khích lệ tính tích cực của con người, nhằm làm cho bộ máy nhà trường vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn. Như vậy, muốn kiểm tra, đánh giá chính xác HT phải chú ý thu thập, nắm bắt các thông tin một cách có hệ thống, khách quan, bộc lộ dấu hiệu bản chất của sự việc, có độ tin cậy cao

Trong kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn, cần chú trọng các vấn đề sau:

- Kiểm tra việc lập kế hoạch của tổ chuyên môn.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học, phát hiện những vấn đề chƣa hợp lý để điều chỉnh.

- Kiểm tra nề nếp, nội dung sinh hoạt chuyên môn.

- Kiểm tra chất lƣợng giáo án, giờ dạy trên lớp.

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên.

- Kiểm tra công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh từ khâu kiểm tra, chấm bài, chữa bài và trả bài cho học sinh.

Việc kiểm tra đánh giá cần được tiến hành thường xuyên bằng hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Hình thức và nội dung kiểm tra cần đa dạng, phong phú nhƣ kiểm tra giờ dạy trên lớp, kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp, kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra có thể báo trước hoặc kiểm tra đột xuất.

Mục đích kiểm tra nhằm giúp GV phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm.

Tuyệt đối không nên lấy sự kiểm tra để xử lý mang tính hành chính vì nhƣ vậy rất dể làm cho người được kiểm tra cảm giác lo lắng, sợ sệt dẫn đến việc làm kiểu chống đối hay chiếu lệ. Kiểm tra là để rút kinh nghiệm giúp nhau tiến bộ, hoàn thành nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng dạy học.

1.3.2.6. Quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trƣng môn học, đặc điểm đối tƣợng học sinh, điều kiện của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đổi mới phương pháp dạy học phải đặt trong mối quan hệ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương tiện dạy học cũng như cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới tư duy của người dạy. Để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cần thực hiện tốt các khâu sau:

- Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học cần làm cho tất cả giáo viên nhận thức đƣợc:

+ Nhận thức định hướng đổi mới bao gồm: Sử dụng các phương pháp dạy học có chọn lọc, kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học tích cực đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu lợi ích của người học, phát triển khả năng tự học; coi trọng tổ chức hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động nhằm phát huy tính tự giác, tích cực…của học sinh; đổi mới phương pháp dạy học phải kết hợp cùng với đổi mới kiểm tra, đánh giá; giáo viên có vai trò tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh.

+ Nhận thức về yêu cầu đổi mới nhằm bồi dƣỡng tình cảm hứng thú, giáo dục thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập cho học sinh; phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên; việc thiết kế bài giảng phải khoa

học, phù hợp với hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, vừa sức tiếp thu của học sinh, phải bồi dƣỡng năng lực tƣ duy cho học sinh; cần tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế nhà trường, dạy học sát đối tƣợng, coi trọng bồi dƣỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém; giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm.

- Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn do Sở Giáo dục tổ chức, thảo luận tại các nhà trường theo tổ chuyên môn để tháo gỡ những băn khoăn, đi đến thống nhất giúp các thành viên thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Yêu cầu tất cả giáo viên tham gia tập huấn, thảo luận đồng thời tổ chức các giờ dạy theo tổ chuyên môn, lấy việc thực hiện đổi mới PPGD, KTĐG làm nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ nhằm nâng cao kết quả giảng dạy.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hành đổi mới phương pháp dạy học

Trong quá trình thực hiện yêu cầu tổ chuyên môn lên kế hoạch xây dựng chương trình cụ thể và triển khai thực hiện. Tổ chuyên môn tổ chức giảng mẫu, các giáo viên trong tổ dự giờ thảo luận phân tích về tiết dạy, sau đó tổ chức thao giảng ở tổ đối với tất cả giáo viên. Các phương pháp này còn nhiều ý kiến trái chiều cần trao đổi bàn bạc kỹ nếu cần có thể tổ chức cho các tổ, nhóm tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị triển khai có hiệu quả.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

Tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ thanh tra chuyên môn của nhà trường kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá để thấy đƣợc tiến độ, chất lƣợng và hiệu quả công việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, của tổ chuyên môn, của từng giáo viên để nhân rộng ƣu điểm, khắc phục những hạn chế, tồn tại và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nếu cần.

Kết luận chương 1

1. Tổ chuyên môn là đơn vị tổ chức toàn bộ các hoạt động giáo dục chung của nhà trường đến học sinh các lớp theo biên chế năm học đã quy định. Tổ chuyên môn là nơi bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục - đào tạo.

2. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là tác động có định hướng của người hiệu trưởng thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn nhằm tận dụng các nguồn lực của nhà trường hướng vào nâng cao chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn, từ đó nâng cao chất lƣợng dạy và học trong nhà trường trung học phổ thông.

3. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng tự học là quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch, quy chế chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên đề, bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, viết sáng kiến kinh nghiệm, bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên dựa trên khả năng và nhu cầu phát triển chuyên môn, nhu cầu tự học, tự bồi dƣỡng của từng cá nhân GV.

4. Những vấn đề lí luận đã xác định ở trên là cơ sở lí luận cần thiết để thiết kế phương pháp nghiên cứu, tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)