Xây dựng các cơ chế phân công hợp tác giữa các tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 97 - 100)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn

3.2.3. Xây dựng các cơ chế phân công hợp tác giữa các tổ chuyên môn

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

- Tạo nên mạng lưới bồi dưỡng giáo viên năng động và hiệu quả, sát với nhu cầu của giáo viên và yêu cầu của các trường trong cụm.

- Xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho các trường trong từng khu vực và cả địa phương.

- Tạo nên sự gắn kết giữa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giữa các trường có điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa tương đồng...

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường là một hoạt động tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên, có tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục của các trường trong cụm, đồng thời khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình dạy học và tự đánh giá về năng lực nghề nghiệp của mình. Sau khi tự nghiên cứu sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, giáo viên chia sẻ, thảo luận trong trường và ở quy mô liên trường, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ nhiều địa chỉ cũng như cung cấp, giải thích những kinh nghiệm chuyên môn quý báu của bản thân với các đồng nghiệp cùng trường và khác trường về những vấn đề chuyên môn cùng quan tâm. Đó cũng là cơ hội GV đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và đƣa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác, thiết thực;

đổi mới tư duy của giáo viên theo yêu cầu của mô hình trường học mới. Trong

thực tế, chính giáo viên đã đƣa ra giải pháp có thể tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, luân phiên tại các điểm trường để mọi giáo viên có cơ hội hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm, cán bộ quản lý có cơ hội nắm bắt hiểu biết sâu hơn tình hình chất lƣợng, những khó khăn của giáo viên và học sinh tại các điểm trường để có kế hoạch hỗ trợ...

Hàng tháng tổ nghiệp vụ chuyên môn của Sở giáo dục tổ chức các buổi sinh hoạt giáo viên cùng bộ môn ở các trường để các giáo viên bộ môn này trao đổi thống nhất về kế hoạch bộ môn, việc thực hiện chương trình, soạn giảng thống nhất trong toàn huyện. Qua sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường sẽ quy tụ được nhiều giáo viên cùng một bộ môn bàn bạc trao đổi sâu về các vấn đề chuyên môn, nội dung chương trình sách giáo khoa mới, phương pháp giảng dạy bộ môn từng tiết, từng chương, thống nhất để khi các giáo viên về các đơn vị trường học áp dụng thống nhất về chuyên môn. Qua đó giáo viên đƣợc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy.

Việc rèn luyện nghề nghiệp phải được diễn ra thường xuyên đáp ứng nhu cầu mà ngành cũng nhƣ xã hội đặt ra. Bồi dƣỡng thay sách, bồi dƣỡng chuyên đề, bồi dƣỡng nâng cao năng lực gần nhƣ diễn ra liên tục hàng năm.

Kết quả là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ giáo dục trước nhiều yêu cầu mới của chương trình, sách giáo khoa nói riêng và việc đổi mới giáo dục nói chung.

Việc tự bồi dƣỡng đƣợc xem là một nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, đƣợc diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cả quá trình công tác của mỗi người.

Ngoài các đợt bồi dƣỡng đƣợc thực hiện theo kiểu “từ trên xuống”, việc bồi dưỡng phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc theo kiểu “từ dưới lên”. Giúp nhau trong tự bồi dưỡng là một trong những con đường có hiệu quả trong tự bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài việc bồi dƣỡng theo tổ chuyên môn, hình thức bồi dƣỡng theo mô hình “liên tổ” trong mỗi trường có tác dụng thiết thực theo từng nội dung tự bồi dƣỡng. Chẳng hạn, để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo viên bộ môn Tin học có nhiều ƣu thế hơn trong trường. Một tổ tự nguyện giúp đỡ nhau về công nghệ thông tin được thành lập với hạt nhân là giáo viên bộ môn Tin học sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt đối với nhiều giáo viên đang còn hạn chế về sử dụng máy tính trong dạy học.

Hình thức bồi dưỡng “liên trường” hoặc theo “cụm trường” có tác dụng rất lớn trong việc giúp đỡ nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên giữa các trường.

Hàng tháng, hàng quý, các tổ “liên trường” hoặc “cụm trường” cùng tiến hành dự giờ, trao đổi về một chủ đề chuyên môn,… Trong năm, thường xuyên trao đổi tài liệu, thông tin chuyên môn,… Những việc làm ấy rất có ích đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên giỏi có điều kiện để trau dồi chuyên môn và giúp đỡ đồng nghiệp; các giáo viên khác có điều kiện học hỏi thêm, hoặc đƣợc giải đáp bằng ý kiến thống nhất của tập thể về những điều còn băn khoăn,…

Tự bồi dƣỡng là công việc thiết yếu của từng giáo viên. Thành lập các tổ tự bồi dưỡng liên môn, liên trường cần nhiều đến vai trò của các tổ trưởng chuyên môn. Xây dựng các tổ bồi dưỡng “cụm trường” cần nhiều đến vai trò của hiệu trưởng. Định hướng các chủ đề tự bồi dưỡng, hoặc sinh hoạt chuyên môn cần đến các phòng chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo. Sự phối hợp có hiệu quả giữa các thành phần trên sẽ làm cho việc tự bồi dƣỡng của giáo viên ngày càng có hiệu quả hơn.

Hàng tháng Sở Giáo dục có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn các giáo viên bộ môn ở các cụm trường một cách cụ thể về thời gian và nội dung sinh hoạt gửi đến hiệu trưởng các trường để thực hiện.

Mỗi tháng giáo viên bộ môn ở các trường dự sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường 1 lần.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng các trường trên địa bàn huyện Tam Đảo tạo điều kiện để giáo viên trường mình được đi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.

Tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí cho giáo viên của các trường dự sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)