Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
3.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm
- Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất.
- Xác định tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất 3.3.1.2. Quy mô khảo nghiệm
Số lượng người tham gia khảo nghiệm là 101 GV; 6 CBQL trường THPT
3.3.1.3. Nội dung đánh giá
- Tính cần thiết của các biện pháp - Tính khả thi của các biện pháp
3.3.1.4. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành - Sử dụng bảng hỏi ý kiến (xem phụ lục).
- Trao đổi, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích số liệu
Mức độ cần thiết đƣợc đánh giá theo 3 mức độ:
Rất cần thiết 3 điểm; Cần thiết 2 điểm ; Không cần thiết 1 điểm Mức độ khả thi đƣợc đánh giá theo 3 mức độ:
Rất khả thi 3 điểm; Khả thi 2 điểm; Không khả thi 1 điểm 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm
Với câu hỏi: Để nâng cao chất lượng quản lý của hiệu trưởng về hoạt động dạy học của giáo viên tại các trường THPT huyện Tam Đảo, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến cá nhân về tính cần thiết và khả năng thực hiện của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THPT, chúng tôi thống kê kết quả ở bảng sau:
Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp
TT Các biện pháp
Mức độ cần thiết % Tính khả thi%
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả
thi 1 Tổ chức tuyên truyền nâng cao
nhận thức về vai trò tổ chuyên môn trong hoạt động giáo dục trường THPT
100 0 0 100 0 0
2 Xây dựng ngân hàng tài liệu chuyên môn và hướng dẫn khai thác sử dụng trong hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học
100 0 0 100 0 0
3 Xây dựng các cơ chế phân công hợp tác giữa các tổ chuyên môn trong trường và liên trường nhằm khuyến khích động viên nâng cao trình độ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học
52,4 37,4 10,3 74,8 25,2 0
4 Ứng dụng công nghệ thông tin để bồi dƣỡng, trao đổi, chia sẻ chuyên môn trong việc quản lý tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học
100 0 0 100 0 0
Từ kết quả bảng 3.1 trên, chúng tôi thấy rằng trong 4 biện pháp mà tác giả nêu trong đề tài thì có biện pháp 1 “Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò tổ chuyên môn trong hoạt động giáo dục trường THPT”, biện pháp 2 “Xây dựng ngân hàng tài liệu chuyên môn và hướng dẫn khai thác sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học”, biện pháp 3 “Ứng dụng công nghệ thông tin để bồi dƣỡng, trao đổi, chia sẻ chuyên môn trong việc quản lý tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học” đƣợc 100% ý kiến chuyên gia, các giáo viên tán thành và đánh giá ở mức rất cần thiết và rất khả thi. Riêng biện pháp 3 “Xây dựng các cơ chế phân công hợp tác giữa các tổ chuyên môn trong trường và liên trường nhằm khuyến khích động viên nâng cao trình độ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học” chƣa đƣợc đánh giá cao về tính cần thiết cũng nhƣ khả thi. Chỉ 52,4 % CBQL, GV cho rằng rất cần thiết và 74,8% cho rằng rất khả thi. Qua trao đổi, phỏng vấn và thống kê trên phiếu điều tra, chúng tôi đƣợc biết các ý kiến này là của các đồng chí giáo viên chưa thực sự tin tưởng vào sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT. Như vậy, người hiệu trưởng trường THPT muốn làm tốt công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng thì trước hết phải xây dựng đƣợc các biện pháp quản lý khả thi, và trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp đó phải không ngừng thay đổi cách nghĩ, cách làm luôn năng động, sáng tạo, là tấm gương mẫu mực thì mới thuyết phục được người thừa hành, người thực hiện, mới nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường.
Kết luận chương 3
1. Qua nghiên cứu lý luận khoa học quản lý và khảo sát phân tích kết quả thực tế ở 2 trường THPT huyện Tam Đảo, luận văn đã đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự họcnhư sau:
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò tổ chuyên môn trong hoạt động giáo dục trường THPT
- Xây dựng ngân hàng tài liệu chuyên môn và hướng dẫn khai thác sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học - Xây dựng các cơ chế phân công hợp tác giữa các tổ chuyên môn trong trường và liên trường nhằm khuyến khích động viên nâng cao trình độ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học
- Ứng dụng công nghệ thông tin để bồi dƣỡng, trao đổi, chia sẻ chuyên môn trong việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học
2. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn đã đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường. Bốn biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học đã được tiến hành khảo nghiệm đều khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đó. Đây là điều kiện thuận lợi để các trường phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT. Tuy nhiên các biện pháp trên phải đƣợc tiến hành song song, không đƣợc xem nh biện pháp nào.