Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC
1.2. Hoạt động tổ chuyên môn và tự học của giáo viên
1.2.5. Các hình thức tự học cuả GV trong tổ chuyên môn
Sinh hoạt Tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Thông qua sinh hoạt Tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.
Thông qua sinh hoạt chuyên môn để thảo luận, đánh giá, thống nhất định hướng nội dung, phương pháp giảng dạy các bài học, có thể góp ý các tiết dạy dự giờ thao giảng đồng nghiệp để học hỏi lẫn nhau, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Việc sinh hoạt Tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường THPT (2 tuần/lần). Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ yêu cầu về tính chất, nội dung công việc.
Nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc và hoặc mang tính hành chính).
Người quản lý nắm bắt thông tin, tình hình của Tổ chuyên môn, kiểm tra biên bản sinh hoạt của Tổ chuyên môn để đánh giá hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, góp ý kịp thời để khắc phục những tồn tại để từng bước nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chuyên môn.
1.2.5.2. Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Hoạt động nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm là công việc rất cần thiết trong hoạt động giáo dục. Nghiên cứu khoa học để tìm tòi cái mới, sáng tạo mới. Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm để đúc kết lại những bài học kinh nghiệm vận dụng trong thực tiễn.
Để có sáng kiến kinh nghiệm có giá trị, ngay từ đầu năm học hiệu trưởng các trường đã chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn cho các giáo viên trong tổ đăng kí đề tài, sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm đƣợc nghiên cứu và thực hiện ít nhất trong một năm học. Tất cả các nhà trường đều thành lập hội đồng khoa học chấm các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm và xếp loại để chọn ra những sáng kiến kinh nghiệm thực hiện trong quá trình giảng dạy của nhà trường.
1.2.5.3. Các hình thức thi đua về chuyên môn (hội thi, hội giảng…)
Việc tổ chức hội thi cho giáo viên là một hình thức có tác dụng rất lớn để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, tạo cơ hội để giáo viên đƣợc học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia thao giảng, giáo viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của học sinh vào tiết dạy; đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, hỗ trợ trong tiết học; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp giáo viên tích cực bồi dƣỡng và học tập lẫn nhau.
Hoạt động tổ chức chuyên đề, thao giảng là một việc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáo viên mắt thấy, tai nghe những gì mình đƣợc học ở lý thuyết và nghe qua hội
thảo. Kế hoạch tổ chức chuyên đề, thao giảng đƣợc xây dựng từ đầu năm học trong tổ và đƣợc phân công cho các giáo viên trong tổ kết hợp sự đăng kí tự nguyện của cá nhân giáo viên. Tổ đề ra yêu cầu toàn bộ giáo viên tham dự và đúc kết rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để giáo viên kịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình. Ngoài việc tổ chức chuyên đề, BGH đề ra kế hoạch cho tổ mỗi tháng tổ chức chuyên đề tại tổ.
Sau mỗi đợt thao giảng, giáo viên dạy chuyên đề đƣợc góp ý giúp đỡ để lần sau hoạt động đạt yêu cầu cao hơn. Giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau rất nhiều. Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh nghiệm.
Những buổi thao giảng và các buổi hội thảo chuyên đề hiệu quả cho chính người giảng dạy và cho tất cả thành viên trong Hội đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng, luôn được tôn trọng, xem xét hưởng ứng.
Có thể nói, biện pháp bồi dƣỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp cho giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi lên lớp. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trao dồi năng lực sƣ phạm, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè, tự học tập … Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên đƣợc nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho phong trào thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền; Hằng năm trường đã tổ chức các hội thi: thi thiết kế giáo án điện tử, thi hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, thi giáo viên giỏi cấp trường, thi hội giảng chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3…
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định
mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ.
1.2.5.4. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục và dạy học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm.. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt đƣợc từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Nghiên cứu khoa học phục vụ hoàn thiện mục tiêu đổi mới chương trình giảng dạy, cập nhật và hiện đại hóa nội dung giảng dạy, xây dựng hệ thống tài liệu học tập: giáo trình, tài liệu tham khảo,... nhằm đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo. Thông qua nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giáo viên, từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. từ đó giúp nâng cao khả năng nghiên cứu của giáo viên và hỗ trợ tốt việc tiếp thu các môn học khác ngoài môn học nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học có vai trò rất lớn trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Có thể khẳng định, hoạt động NCKH góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giáo viên, nâng cao chất lƣợng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội. Việc tham gia vào những hoạt động NCKH sẽ có những lợi ích cơ bản nhƣ NCKH giúp giáo viên có điều kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chƣa chuẩn xác trong bài giảng của mình. Người giáo viên tham gia NCKH một mặt vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn của mình, mặt khác vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức các chuyên ngành khác; Quá trình tham gia NCKH sẽ góp phần phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc
lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên, đồng thời hình thành ở giáo viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học, bản thân giáo viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp chính bản thân giảng viên rèn luyện và phát triển thêm tƣ duy độc lập, “tƣ duy phản biện”. Quá trình tham gia hoạt động NCKH cũng đồng thời là quá trình giúp giáo viên tự cập nhật thông tin, kiến thức một cách thực sự hiệu quả. Hơn nữa, NCKH giúp cho giáo viên tìm hiểu thêm lƣợng kiến thức mới từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện lại những kiến thức của chính bản thân mình. Với một số hình thức có thể triển khai nhƣ: thông qua các diễn đàn trao đổi, tranh luận các vấn đề có tính chất “mở”, thao giảng..., giáo viên sẽ tìm tòi, phát hiện ra đƣợc những vấn đề còn khúc mắc để có thể nhờ đến sự tƣ vấn của đồng nghiệp, hoặc nhờ các chuyên gia am tường về lĩnh vực này, sẽ tăng thêm sự hiểu biết về ngành nghề, góp phần hình thành và bồi dƣỡng tình cảm nghề nghiệp cho giáo viên. Đây là điều cần thiết và quan trọng trong quá trình giảng dạy và hoạt động chuyên môn của giáo viên. Quá trình thực hiện các hoạt động NCKH là cơ hội tốt để giáo viên có môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lực NCKH. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.
1.2.5.5. Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm trong nhà trường giữa các tổ khối, giữa giáo viên có nhiều kinh nghiệm với giáo viên mới ra trường, giữa các giáo viên có năng khiếu, có năng lực tốt về một lĩnh vực nào đó: Toán, Tin học, …Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; Ban giám hiệu nhà trường phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi - cùng làm với giáo viên thì mới hiểu đƣợc họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần
giúp đỡ gì và phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
- Bên cạnh đó, một số cán bộ, giáo viên cốt cán thường xuyên được tạo điều kiện giao lưu với các đơn vị trường học khác trong và ngoài huyện theo sự tổ chức của Sở giáo dục về các hoạt động dạy - học, tất nhiên sẽ học tập thêm nhiều điều mới, điều hay để triển khai cho đồng nghiệp cùng học tập.
Bởi vì khi các đơn vị tổ chức bất cứ chuyên đề nào cũng đòi hỏi phải có sự đầu tƣ nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, đã khuyến khích và thúc đẩy việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp với tất cả những người tham dự. Nếu môi trường giao lưu càng rộng, càng nhiều đơn vị tham gia thì nội dung giao lưu, học tập càng phong phú và đa dạng.