Xây dựng ngân hàng tài liệu chuyên môn và hướng dẫn khai thác sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 94 - 97)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn

3.2.2. Xây dựng ngân hàng tài liệu chuyên môn và hướng dẫn khai thác sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Xây dựng ngân hàng tài liệu chuyên môn nhằm:

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của người dạy và người học. Như vậy, đối với giáo viên, dùng ngân hàng tài liệu chuyên môn để thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực trong quá trình dạy thu thập thông tin, dạy năng lực xử lý thông tin và dạy năng lực giải quyết vấn đề ở mức cao mà người học cần được đào luyện.

Tránh tình trạng dạy học tuỳ tiện, cực đoan lệch lạc, bớt xén nội dung chương trình; học tủ, học lệch, đảm bảo dạy và học có trọng tâm và bao quát đƣợc toàn bộ nội dung chính của môn học.

Ngân hàng tài liệu chuyên môn đối với người học, được dùng để giúp người học xác định kiến thức chuẩn của môn học cần phải nắm, giúp người học tự học, tự tìm tòi lời giải và tự kiểm tra nhận thức của mình, mở rộng kiến thức qua các tài liệu tham khảo khác nhau mà không nhất thiết phải là những tài liệu do giáo viên giới thiệu. Đồng thời giúp người học có thể tự tổ chức học nhóm, học tổ, phụ đạo lẫn nhau, trao đổi thảo luận các quan điểm, nhận thức và cách giải quyết vấn đề với nhau trên cơ sở các câu hỏi đặt ra có trong ngân hàng câu hỏi và bài tập môn học.

Chủ động trong việc xác định đề thi tốt nghiệp, học kỳ, giữa kỳ…bảo đảm đề thi đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh một cách Bộ môn học, khách quan, chính xác, công bằng và thực chất; giảm bớt các sai sót trong quá trình ra đề.

Đánh giá chất lƣợng giảng dạy của GV cả về khối lƣợng lẫn chất lƣợng giảng dạy môn học.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- HT phân công cụ thể nội dung phần việc đối với PHT phụ trách chuyên môn. Trong sự phối hợp công việc giữa HT và PHT, có sự phân công rõ ràng, dung hoà các chủ kiến, các mâu thuẫn, tìm sự đồng thuận để tạo sức mạnh tổng hợp. Hiệu trưởng nhất thiết phải tránh hai thái cực: hoặc ỷ lại, hoặc phớt lờ vai trò của PHT chuyên môn.

Hiệu trưởng phải giúp tổ trưởng chuyên môn nắm vững chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch năm học, nắm vững công văn hướng dẫn của sở Giáo dục về việc triển khai nhiệm vụ môn học.

Tổ trưởng chuyên môn phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, phải có tầm nhìn về khả năng hoạt động của tổ.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, hướng dẫn cho toàn thể đội ngũ giáo viên thực hiện quy định về xây dựng và hoàn chỉnh ngân hàng tài liệu.

Tổ trưởng tổ chuyên môn phổ biến quy định này cho tất cả giáo viên để thực hiện theo đúng các quy định về xây dựng và hoàn chỉnh ngân hàng tài liệu.

Tổ trưởng tổ chuyên môn phân công giáo viên giảng dạy biên soạn ngân hàng tài liệu.

Giáo viên đƣợc phân công căn cứ vào nội dung của môn học căn cứ vào đặc điểm của môn học, mục tiêu và yêu cầu của đề thi để xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho phù hợp, kèm theo đáp án sơ bộ để công bố cho học sinh và đáp án chi tiết để lưu trữ sử dụng.

Phân công giáo viên trong Bộ môn, Tổ bộ môn góp ý, bổ sung, điều chỉnh thêm để giáo viên đƣợc phân công tiếp tục chỉnh sửa.

Bộ môn và tổ bộ môn tổ chức phản biện ngân hàng đề thi của từng môn học theo các yêu cầu và các quy định nêu trên, cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

- Tính rõ ràng, chính xác của nội dung và ngôn từ.

- Tính hệ thống, đầy đủ, hợp lý các dữ kiện.

- Tính vừa sức và phân hoá học sinh.

- Tính chặt chẽ, chính xác của đáp án.

- Tính hợp lý giữa nội dung với thời lƣợng và điểm số.

Giáo viên đƣợc phân công hoàn chỉnh ngân hàng câu hỏi theo sự góp ý của các giáo viên để thông qua Hội đồng sƣ phạm.

Thông qua Hội đồng sư phạm của các trường để nghiệm thu và đưa vào sử dụng chính thức.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường cần có biện pháp định hướng, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phù hợp với nguồn lực thực hiện và dựa trên kế hoạch của trường.

- Tạo điều kiện để TTCM phát huy cao nhất năng lực, vai trò của mình trong việc quản lý hoạt động của tổ mình.

- Đáp ứng ở mức cao nhất trong hoàn cảnh cụ thể của nhà trường những yêu cầu về điều kiện hoạt động cho các TCM.

- Hỗ trợ nguồn kinh phí cho hoạt động của tổ tạo điều kiện tối đa trong việc xây dựng ngân hàng tài liệu một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)