Ứng dụng công nghệ thông tin để bồi dưỡng, trao đổi, chia sẻ chuyên môn trong việc quản lý tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 100 - 104)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn

3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin để bồi dưỡng, trao đổi, chia sẻ chuyên môn trong việc quản lý tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung phương pháp, phương thức để bồi dƣỡng, trao đổi, chia sẻ chuyên môn trong việc quản lý tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

- Tăng cường công tác quản lý và dạy học theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập.. trong nhà trường:

Nhà trường cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giáo dục theo hướng tin học hoá quản lý giáo dục và sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học như:

+ Triển khai chương trình quản lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong nhà trường.

+ Tin học hoá công tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước.

+ Khai thác tốt các phần mềm quản lý các kì thi tốt nghiệp, kì thi tuyển sinh, kì thi học sinh giỏi, thi nghề, thi giáo viên giỏi, ...

+ Công tác quản lý điểm, quản lý hồ sơ, học bạ, quản lý thƣ viện, xếp thời khoá biểu, ...

+ Triển khai thí điểm phần mềm quản lý các trường trung học.

- Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả các phần mềm nhƣ: phần mềm mô tả, mô phỏng,

minh hoạ, chứng minh, vẽ hình học, ... để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

- Kết nối mạng nội bộ, mạnh Internet đến tất cả các phòng, ban, tổ nhóm chuyên môn.

- Sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài dạy (giáo án điện tử) nhƣ: phần mềm Microsoft PowerPoint, Microsoft Frontpage, HTML, Violet, Macromedia Flash, ...

- Xây dựng thông tin điện tử (Website) nhà trường để cung cấp các thông tin, hoạt động của nhà trường, đồng thời trang thông tin điện tử cũng là nơi tra cứu điểm thi các kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi, thi học kỳ, tƣ vấn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, TCCN, tra cứu các văn bản pháp quy, hỗ trợ các hoạt động dạy học của thầy và hỗ trợ hoạt động học của trò, v.v...

- Tăng cường khai thác Internet để thu thập, sử dụng các thông tin phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường khai thác thông tin trên mạng internet để tra cứu, tải các thông tin, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn và đổi mới phương pháp ở nhà trường và đây cũng là môi trường thuận lợi giúp các nhà giáo, học sinh tiếp cận và khai khác nhanh nhất các nguồn thông tin hiện đại trên thế giới.

* Ứng dụng trên mạng Internet và học tập trực tuyến (E-learning).

- Kết nối Internet để tra cứu và tìm kiến các thông tin, tiện tích trong giáo dục. Đây là một môi trường thuận lợi để cán bộ, giáo viên tìn hiểu các ứng dụng tiên tiến của khoa học công nghệ, giúp cho giáo viên tìm kiến đƣợc các bài giảng hay, các tiện ích hỗ trợ đắc lực trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.

- Internet cũng là một nơi cung cấp cho giáo viên những bài học trực tuyến (E-Learning), hỗ trợ cho việc tự học của GV theo nhu cầu cá nhân. Trên

đây giáo viên có thể tìm kiếm đƣợc các bài giảng, các tiết dạy ôn thi, luyện thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh cao đẳng, đại học và củng cố kiến thức bộ môn. Học tập trực tuyến còn giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo từ xa, học tập cộng đồng, ...

* Tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng giao cho các cá nhân, các tổ nhóm chuyên môn sưu tầm các ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho cán bộ, giáo viên. Trong các buổi tập huấn, hội thảo có thể mời các trường học khác trong huyện hoặc tỉnh bạn tham gia hội thảo, góp ý.

Tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo các chủ đề có ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học trong nhà trường.

Tổ chức các kỳ hội giảng cấp trường để phát động phong trào trong cán bộ giáo viên tham gia đổi mới giảng dạy, qua đó các giáo viên có thể trao đổi, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời qua đây lựa chọn được các giáo viên giỏi cấp trường để tham dự các kỳ hội giảng có ứng dụng CNTT mà Sở GD&ĐT tổ chức.

Lựa chọn, sưu tầm các tiết dạy, các phần mềm ứng dụng trong dạy học có sử dụng CNTT đã đạt giải trong các kỳ hội giảng hoặc sưu tầm của các tỉnh, thành phố khác để trình chiếu trong tổ chuyên môn để các cán bộ, giáo viên tham gia góp ý, trao đổi, chỉnh sửa để có thể áp dụng, nhân rộng trong nhà trường, đưa vào kho dữ liệu của nhà trường.

Tiến hành tổ chức các buổi tập huấn, có thể mời giảng viên hoặc sử dụng các giáo viên Tin học trong nhà trường để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên nhà trường các kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác mạng máy tính,

khai thác các phần mềm ứng dụng hay các kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử, hướng dẫn cán bộ, giáo viên khai thác, tìm kiếm thông tin, dữ liệu, phần mềm, tiện ích và gửi, nhận thƣ điện tử qua mạng.

Tìm hiểu các trường THPT trong và ngoài nước đã ứng dụng thành công CNTT trong đổi mới quản lý và dạy học, tiết kiệm chi tiêu tổ chức các đợt thăm quan kết hợp học tập kinh nghiệm các trường đó để có thể ứng dụng cho nhà trường.

Hàng năm tiết kiệm kinh phí, tìm hiểu các trường trong cả nước ứng dụng hiệu quả CNTT trong đổi mới quản lý và dạy học để học tập kinh nghiệm xem có thể sẽ áp dụng cho nhà trường.

- Tổ chức tuyên truyền, động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên khai thác tốt các ứng dụng trên Internet phục vụ công việc, chuyên môn.

- Tiến tới tổ chức cho giáo viên, học sinh tìm kiếm các Website học tập trực tuyến, thi trực tuyến qua mạng.

- Xây dựng trang thông tin điện tử (Website) của nhà trường.

* Chỉ đạo việc đồng bộ hóa dữ liệu nhà trường theo hướng tích hợp.

Hiện nay có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ quản lý và dạy học trong các trường THPT, song các phần mềm thường được sử dụng đơn lẻ thiếu tính đồng bộ, dữ liệu thường trùng lặp. Do vậy việc Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tổng thể, đƣợc tích hợp về máy trung tâm của nhà trường để các dữ liệu này cùng được chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên tránh việc trùng lặp, cập nhật nhiều lần.

Mục tiêu tiếp theo xây dựng trang thông tin điện tử của nhà trường để đưa các thông tin về nhà trường lên mạng để cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh có thể tra cứu thông tin, truy cập thông tin, bổ sung, nhập dữ liệu tùy theo từng chức năng được phân công tại bất kỳ đâu. Trước mắt là việc đưa điểm hàng ngày của học sinh lên mạng, tiến tới hình thành sổ liên lạc điện tử, kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện giải pháp này cần có các điều kiện sau đây:

- Dành phần kinh phí cần thiết cho việc đầu tƣ phần cứng và phần mềm.

- Tích cực khai thác kinh phí từ các chương trình Tin học, dự án hỗ trợ đầu tƣ về CNTT của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh.

- Tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục từ phía cha m học sinh.

- Phải gắn việc trang bị với việc sử dụng có hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra hệ thống CNTT hiện có, từ đó đề xuất bảo dƣỡng, sửa chữa những thiết bị hỏng hóc, điều chuyển để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc theo hướng khuyến khích tự học (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)