Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng khuyến khích tự học
2.3.2. Kết quả khảo sát
2.3.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa tổ chuyên môn của cán bộ quản lý và giáo viên, của tổ trưởng chuyên môn trong hoạt động GD trường THPT.
Qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Tam Đảo, có thể thấy đa số khách thể đƣợc hỏi đều có nhận thức và đánh giá cao về vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường, các ý kiến đều thống nhất khi cho rằng:
+ Tổ chuyên môn chính là nơi thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Bộ, Sở, địa phương và của nhà trường về giáo dục.
+ Tổ chuyên môn chính là một đơn vị cấu thành nên nhà trường và là nơi thực hiện các hoạt động sau:
- Hoạt động giảng dạy của giáo viên ở trên lớp theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục.
- Hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho học sinh khá, giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém theo quy định của Bộ, Sở và nhà trường.
- Hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Hoạt động thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp tổ, tuyển chọn những giáo viên có chuyên môn tốt nhất để dự thi giáo viên giỏi các cấp.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho cả giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trường.
Bảng 2.5: Nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn trong trường THPT
TT Vai trò của tổ chuyên môn
Mức độ nhận thức Rất quan
trọng
Quan trọng
Bình thường SL % SL % SL %
1
Tổ chuyên môn là cơ sở để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu quả
107 100 0 0 0 0
2
Tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến chất lƣợng giáo dục học sinh trong nhà trường.
102 95,3 5 4,7 0 0
3
Tổ chuyên môn là nơi bồi dưỡng thường xuyên, thiết thực, tự giác, dân chủ và có hiệu quả nhất năng lực của giáo viên
98 91,6 9 8,4 0 0
4
Tổ chuyên môn là nơi giao lưu, học hỏi và phát triển chuyên môn của giáo viên một cách có hiệu quả nhất.
95 88,7 12 11,3 0 0
5
Tổ chuyên môn ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường, là nơi xây dựng và bảo vệ hình ảnh của nhà trường.
100 93,4 7 6,6 0 0
Nhận xét:
- Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho cán bộ quản lý, giáo viên đều có chung nhận thức về vai trò quan trọng của tổ chuyên môn.
- Vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường thể hiện rất phong phú, tuy nhiên, mức độ nhận thức về vai trò cụ thể của tổ chuyên môn đƣợc đánh giá khác nhau. Vai trò đƣợc đánh giá cao nhất là “Tổ chuyên môn là cơ sở để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu quả” - 100% . Tiếp đến là “Tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường” – 95,3% .
- Vai trò của “Tổ chuyên môn là nơi giao lưu, học hỏi và phát triển chuyên môn của giáo viên một cách có hiệu quả nhất” là thấp nhất. Nhận xét trên chứng tỏ chƣa tổ chuyên môn chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, .
Tóm lại: Tổ chuyên môn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung, là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học trong các nhà trường THPT.
2.3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học ở các trường THPT huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
- Quản lí thực hiện mục tiêu nội dung chương trình dạy học của tổ chuyên môn
Chương trình giảng dạy là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đồng thời nó cũng là căn cứ để giáo viên xây dựng công tác và kế hoạch giảng dạy bộ môn.. Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát hoạt động này, HT các trường THPT Tam Đảo đã có nhiều biện pháp quản lý nhƣ chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nắm vững mục tiêu dạy học, phân phối chương trình, tổ chức thảo luận cách thức thực hiện chương trình, kiểm tra tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện chương trình qua dự giờ, giáo án, lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài qua kiểm tra nghiêm túc xử lý những trường hợp tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện sai chương trình.
Tổ chuyên môn đã xây dựng quy định cụ thể về thực hiện chương trình đào tạo trên cơ sở Chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các yêu cầu của Hội đồng giáo dục nhà trường như xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ;
tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD&ĐT; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
Tổ chuyên môn phải có biện pháp quản lý tốt việc thực hiện chương trình của giáo viên, dạy đủ chương trình môn học, đúng quy định từng tiết.
Việc quản lý chương trình dạy học phải đảm bảo, dạy đúng, đủ môn học theo quy định, dạy đủ số tiết, tuần, môn học. Căn cứ vào thời khóa biểu, giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy được phân công. Thông qua sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra dự giờ.
Bảng 2.6 Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình (TTCM)
TT Biện pháp quản lý
Mức độ thực hiện Tốt- khá Trung
bình
Yếu
SL % SL % SL %
1
Tổ chức cho GV trong TCM nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình
14 77,8 4 22,2 0 0
2
TCM xây dựng kế hoạch chuyên môn và Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch
18 100 0 0 0 0
3
Giám sát việc chuẩn bị hoạt động dạy học theo chương trình từng tuần, tháng qua việc kiểm tra giáo án, lịch báo giảng.
9 50 6 33,3 3 16,7
4
Kiểm tra hoạt động giảng dạy theo chương trình qua dự giờ, sổ ghi đầu bài, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn
15 83,3 2 8,33 1 4,17
5
Nắm việc thực hiện chương trình
qua kiểm tra vở học sinh 7 38,9 9 50 2 11,1 Qua bảng 2.6 cho thấy việc TCM xây dựng kế hoạch chuyên môn và HT phê duyệt kế hoạch có 100% ý kiến đánh giá ở mức khá tốt; tổ chức cho giáo viên nắm vững việc thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình, không tự cắt xén chương trình hoặc làm sai lệch nội dung chương trình còn ở mức độ trung bình với 50% khá, tốt. Dạy đúng với chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD&ĐT ban hành có 77,8%, kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự giờ,
giáo án, lịch báo giảng sổ ghi đầu bài, có 83,3% ý kiến đánh giá ở mức độ khá tốt. Việc theo dõi thực hiện chương trình từng tuần, tháng, học kỳ chưa thực sự đƣợc tốt, có 50% ý kiến đánh giá ở mức khá tốt, còn 16,7% mức độ yếu, đặc biệt biện pháp xử lí giáo viên thực hiện sai phân phối chương trình còn hạn chế. Việc kiểm tra chưa thường xuyên giao cho cấp phó và xử lý chưa kiên quyết, lấy nhắc nhở là chính (Nhƣ việc giáo viên đảo giờ dạy kiểm tra hoặc đảo giờ khi có giáo viên đi dự giờ).
Kiểm tra vở ghi của học sinh để nắm việc thực hiện chương trình của giáo viên còn rất nhiều hạn chế, chỉ có 38,9% ý kiến đánh giá ở mức khá tốt, còn đến 11,1% đánh giá ở mức yếu, thậm chí nhiều tổ chuyên môn thực hiện không thường xuyên. Các tổ chưa thực sự quan tâm kiểm tra việc thực hiên chương trình của các thành viên trong tổ nên nhiều giáo viên nghỉ nhiều cuối năm phải dạy bù đuổi quá nhiều. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy và chất lƣợng học tập của học sinh.
- Quản lí hoạt động bồi dưỡng của tổ chuyên môn theo hướng khuyến khích tự học
Xuất phát từ quan điểm coi người giáo viên là nguồn lực trực tiếp cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu và kế hoạch đào tạo của nhà trường, vì vậy các nhà trường đã có những biện pháp sử dụng, bồi dưỡng giáo viên hợp lý, tạo môi trường làm việc tích cực để phát huy tối đa khả năng lao động của đội ngũ giáo viên.
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
TT Nội dung biện pháp
Mức độ Tốt- Khá Trung
bình Yếu
SL % SL % SL %
1 Xây dựng kế hoạch bồi
dƣỡng, đào tạo đội ngũ GV 45 42,1 62 57,9 0 0 2 Tổ chức bồi dƣỡng nghiệp
vụ cho đội ngũ GV 57 53,3 40 37,4 10 9,3 3 Tổ chức bồi dƣỡng, cập
nhật kiến thức chuyên ngành
57 53,3 45 42,1 5 4,6 4 Tạo điều kiện cho GV đi
học nâng cao trình độ 45 42,1 59 55,1 3 2,8
Công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên đã đƣợc quan tâm thực hiện trong những năm qua và đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được cải tiến theo hướng phân hoá sâu. Phương thức đào tạo, bồi dƣỡng ngày càng đa dạng, linh hoạt phù hợp với các điều kiện thực tế của đội ngũ GV trong đơn vị. Trên cơ sở những văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhu cầu của nhà trường, các trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV hàng năm. Nhờ vậy, hàng năm có một tỷ lệ nhất định GV đƣợc cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời đại đa số các GV đều tham gia lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên theo chu kỳ của Bộ GD và ĐT. Trong nhiều năm, công tác bồi dƣỡng và đào tạo GV có chuyên môn cao ngày càng đƣợc chú trọng, số lƣợng cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới ngày càng tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng; hiện nay giáo viên có trình độ thạc sĩ là 18 người.
Biểu đồ 2.3: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trong những năm vừa qua, do quy mô các nhà trường liên tục được mở rộng, đội ngũ GV còn thiếu, chính vì vậy cường độ lao động của GV khá cao đó là nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong việc tổ chức hoạt động bồi dƣỡng của đơn vị. Mặt khác cũng do CBQL chƣa đôn đốc tích cực vì vậy việc triển khai tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ trong các tổ chuyên môn thực hiện rất ít và hiệu quả không cao.
- Quản lí hồ sơ sổ sách trong tổ chuyên môn
Hồ sơ cá nhân bao gồm kế hoạch công tác của mỗi GV (kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch tự học tự bồi dƣỡng, kế hoạch chủ nhiệm); Các loại sổ cá nhân (sổ theo dõi chuyên cần, sổ điểm, sổ ghi chép học tập, sổ dự giờ); giáo án và các tài liệu tham khảo. Hồ sơ cá nhân là cơ sở pháp lý đánh giá chất lƣợng công tác của mỗi GV trong TCM. Việc quản lý hồ sơ sổ sách trong tổ chuyên môn đảm bảo cho TTCM, BGH duy trì nề nếp chuyên môn.
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của GV
TT Nội dung biện pháp
Mức độ
Tốt - khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL %
1 Đề ra những quy định cụ thể
về hồ sơ cá nhân. 107 100 0 0 0 0
2 Chỉ đạo tổ bộ môn định kỳ
kiểm tra hồ sơ cá nhân 68 63,4 39 36,6 0 0 3 Thanh tra đột xuất hồ sơ cá
nhân 43 40,2 64 59,8 0 0
4 Nhận xét cụ thể, yêu cầu điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ sau kiểm tra
33 30,8 68 63,6 6 5,6
5 Sử dụng kết quả kiểm tra hồ
sơ trong đánh giá giáo viên 63 58,9 44 41,1 0 0
Kết quả khảo sát trong bảng 2.8 cho thấy: Ban giám hiệu các nhà trường đã rất coi trọng các biện pháp quản lý hồ sơ cá nhân của các GV trong các tổ chuyên môn. Trên cơ sở những quy định chung của Sở Giáo dục & Đào tạo về hồ sơ cá nhân của GV, nhà trường đã cụ thể hoá số lượng và nội dung của từng loại hồ sơ, từ đó chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra hồ sơ cá nhân. Kết quả đánh giá việc thực hiện những quy định về hồ sơ cá nhân đã đƣợc BGH tham khảo trong đánh giá và xếp loại GV từng học kỳ trong năm học.
Biểu đồ 2.4: Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của GV
Trong các biện pháp quản lý hồ sơ cá nhân, biện pháp thanh tra đột xuất hồ sơ cá nhân và nhận xét, góp ý yêu cầu GV điều chỉnh, hoàn thiện sau kiểm tra ít đƣợc sử dụng. Hồ sơ phải đƣợc xây dựng từ đầu học kỳ 1, đầu năm học và được cập nhật thường xuyên hàng tháng, vì vậy nếu chỉ định kỳ kiểm tra theo kế hoạch thì GV rất có thể thực hiện không đúng theo quy định, hồ sơ chỉ là hình thức, nhƣ vậy kết quả kiểm tra không khách quan.
- Quản lí sinh hoạt theo chuyên đề theo hướng khuyến khích tự học Hoạt động chuyên đề là một hoạt động cơ bản đƣợc qui định trong các hoạt động của tổ chuyên môn. Tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên là yếu tố quan trọng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Để quản lý tốt đƣợc công tác tự học, tự bồi dưỡng, ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với BGH Nhà trường và các Tổ trưởng chuyên môn phải bàn bạc thống nhất lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên. Cùng với tổ trưởng, hiệu trưởng xem xét trong tổ chuyên môn ai có nhu cầu đi đào tạo trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độ chính sách động viên khuyến khích giáo viên tham gia các lớp học. Phải coi vấn đề bồi dưỡng thường xuyên nâng cao nghiệp vụ là quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi giáo viên. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho giáo viên yên tâm đi học. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên
môn bàn bạc lên kế hoạch cụ thể cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như những bài giảng khó, phương pháp dạy học mới, khuyến khích dạy học giáo án điện tử, những chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật kiến thức khoa học.
Bảng 2.9 Biện pháp quản lý sinh hoạt theo chuyên đề của tổ chuyên môn
TT Các biện pháp quản lý
Mức độ thực hiện
Tốt-Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL %
1
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn
18 100 0 0 0 0
2
Tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho giáo viên 14 77,8 4 22,2 0 0
3 Hiệu trưởng kiểm tra nội dung kế hoạch sinh hoạt theo chuyên đề của tổ chuyên môn
16 88,9 2 11,1 0 0
4
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thực hiện chế độ thông tin báo cáo
15 83,3 3 16,7 0 0
Qua bảng 2.9 cho thấy hiệu trưởng đã xác định việc quản lý sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản, tác động lớn đến mọi hoạt động khác của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên đề, định kỳ kiểm tra nội
dung sinh hoạt chuyên đề cũng nhƣ việc thực hiện kế hoạch. Qua đó từng bước chất lượng dạy và học trong các nhà trường ngày càng được nâng cao.
Việc quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên đề của hiệu trưởng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý của nhà trường. Sinh hoạt chuyên đề có ý nghĩa, vị trí quan trọng góp phần thiết thực vào nâng cao chất lƣợng giáo dục, tuy nhiên nội dung sinh hoạt chuyên đề chiếm tỷ lệ thấp trong nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn; hình thức sinh hoạt chuyên đề còn đơn điệu; chất lƣợng các buổi chuyên đề còn chƣa cao. Do công tác quản lý chỉ đạo, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất còn chƣa thỏa đáng, chƣa lôi kéo đƣợc các thành viên.
Phần lớn sinh hoạt chuyên đề mang tính áp đặt, giao khoán nhiều hơn; việc phân công chuyên đề không theo nguyện vọng, nhu cầu cũng nhƣ khả năng của GV. Việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu chuyên đề chƣa thật sự khoa học, chưa hướng đến việc tự nghiên cứu, tự học tập của từng giáo viên; cơ chế động viên khen thưởng cho giáo viên tham gia xây dựng chuyên đề chưa rõ ràng và thỏa đáng.
- Quản lí đổi mới phương pháp dạy học theo hướng khuyến khích tự học Bảng 2.10: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPGD của giáo viên
TT Các biện pháp quản lý
Mức độ
Tốt- khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL %
1 Quy định chế độ dự giờ đối
với GV 70 65,4 37 34,6 0 0
2 Dự giờ thường xuyên của tổ
bộ môn 60 56,1 44 41,1 3 2,8
3 Dự giờ đột xuất các GV 48 44,9 52 48,6 7 6,5 4 Rút kinh nghiệm, đánh giá
của tổ bộ môn sau dự giờ 42 39,2 57 53,3 8 7,5