Vai trò của quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ VỀ QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1.3. Vai trò của quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự

* Về phương diện chính trị : Sự ghi nhận quyền của nguyên đơn trong TTDS góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân, đáp ứng các đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Để xây dựng một xã hội văn minh thì đòi hỏi có một nhà nước pháp quyền dường như là một yếu tố tất yếu. Ngay từ năm 1919, trong bản “Yêu sách gửi tới hội nghị Vecxây”, tại Điều 7 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Sau này, ý kiến đó đã được Người viết lại thành diễn ca với tựa đề “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó đáng lưu ý hơn cả là hai câu thơ: “Bảy xin Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”34.

Muốn xây dựng được nhà nước pháp quyền thì các hoạt động của đời sống xã hội cần có quy định của pháp luật điều chỉnh một cách khoa học và công bằng. Trong lĩnh vực dân sự, tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống là một yếu tố khánh quan mang tính quy luật, do đó cần phải có cơ chế để giải quyết các tranh chấp dân sự khi xảy ra trên thực tế. Quy định nguyên đơn có các quyền trong TTDS (mà bắt đầu bằng quyền khởi kiện) chính là ý chí của Nhà nước trong việc trao quyền cho con người, công dân có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Nếu Tòa án có thể giải quyết “thấu tình, đạt lý”, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn sẽ tạo được lòng tin của người dân đối với Nhà nước, giúp củng cố và duy trì một trật tự chính trị ổn định và hài hòa.

*Về phương diện kinh tế - xã hội : việc quy định cho nguyên đơn có các quyền trong TTDS sự giúp nguyên đơn bằng chính quyền năng pháp luật trao có thể sử dụng để bảo vệ các giá trị pháp lý mà mình xứng đáng được hưởng, góp phần bảo vệ các lợi ích hợp pháp trong quan hệ pháp luật dân sự và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

33 Lê Nguyên Thanh (2010),“Một số vấn đề về giải quyết dân sự trong vụ án hình sự”, Khoa học pháp lý, 01, tr. 28.

34 Arnaud De Raulin, Jean Paul Pastorel, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Hoàng Anh ( Đồng chủ biên) (2016), Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật tới pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 51.

Từ quá trình phát triển của pháp luật, ngày nay có lẽ cần có một cách tiếp cận mới về pháp luật, khả năng cạnh tranh và thích ứng bất tận đã làm cho pháp luật dường như không chỉ còn là thượng tầng kiến trúc mà đã trở thành một hạ tầng quan trọng giúp xã hội pháp triển35 (việc quả quyết rằng pháp luật chỉ chịu ảnh hưởng bởi kinh tế là một việc sai lầm36). Thời đại của sự hội nhập đã đến, chất lượng pháp luật là một trong những cơ sở góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Dưới cái nhìn của các nhà đầu tư, nếu một hệ thống pháp luật quốc gia không đủ để bảo đảm quyền lợi cho họ khi tranh chấp xảy ra thì việc từ bỏ cơ hội đầu tư là đương nhiên. Nói cách khác, từ góc độ kinh tế học, trong các tiêu chí đánh giá tiềm năng của thị trường trước khi đầu tư vào Việt Nam, tiêu chí về chất lượng của hệ thống pháp luật là một trong những tiêu chí quan trọng.

Một hệ thống pháp luật với các quy định đảm bảo quyền của nguyên đơn trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ góp phần trong việc mở rộng cơ hội lựa chọn đầu tư kinh doanh của thương nhân vào Việt Nam. Nếu con đường tìm đến công lý trở nên tốn kém và khó lường trước, thương nhân sẽ tìm đến những con đường khác, những thị trường có mức độ bảo vệ bằng pháp luật cao hơn hoặc những phương thức giải quyết tranh chấp không có lợi cho xã hội. Yêu cầu đặt ra là làm sao để Tòa án trở thành chỗ dựa của doanh nhân? Việc xây dựng một hệ thống pháp luật dân sự minh bạch, công bằng, thuận tiện và bảo đảm cho cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp Việt Nam trở thành một môi trường tiềm năng cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của các thương nhân nước ngoài.

Đồng thời, giúp khuếch trương nguồn nguyên khí quốc gia - một thời đại mới sẽ đến với người dân Việt Nam: thời đại của những người trẻ tuổi, có học vấn, có dũng khí kinh doanh, biết giữ gìn vốn cổ của tổ tiên và học hỏi tinh hoa nhân loại để làm giàu cho bản thân và đất nước37. Muốn đạt được mục đích đó, điều thiết yếu đặt ra là phải quy định cho các chủ thể bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp có đầy đủ các quyền để yêu cầu cơ quan tư pháp quốc gia bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm.

Bên cạnh đó, việc trao quyền cho nguyên đơn trong TTDS góp phần tạo động lực cho sự phát triển của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển ổn định và lành mạnh. Lĩnh vực dân sự là lĩnh vực đa dạng, phong phú và phổ biến nhất của đời sống xã hội. Khi tranh chấp dân sự nảy sinh, nếu không có các quy định cho phép người bị thiệt hại có các quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình sẽ dẫn đến tình trạng người dân “tự xử tranh chấp” hoặc giải quyết tranh chấp bằng “luật rừng”, điều này sẽ dẫn đến sự bất ổn trong các giao lưu dân sự, là rào cản ngăn bước xã hội phát triển. Có đồng quan điểm như trên, Giáo sư Nguyễn Huy Đẩu khẳng định: “Một tố tụng thiết lập hoàn bị là một sự bảo chứng cho hòa bình xã hội”38. Hay nói như cách của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Bách: “Một tố tụng

35 Phạm Duy Nghĩa (2011), Giáo trình pháp luật đại cương, Nxb Công an Nhân dân,, tr.46.

36 Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 1, tr. 97.

37 Phạm Duy Nghĩa (2009), Giáo trình luật kinh tế, Nxb Công an Nhân dân, tr.8.

38 Nguyễn Huy Đẩu, tlđd chú thích 2, tr. 7.

tốt là một ảo đảm cho an toàn xã hội 39”.

Ngoài ra, quy định về quyền của nguyên đơn trong TTDS còn là “uy lực” của các chủ thể bị xâm phạm hoặc tranh chấp về quyền lợi hợp pháp có thể yêu cầu Tòa án buộc chủ thể xâm phạm phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật dân sự. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, quyền của công dân sẽ làm phát sinh trách nhiệm của Nhà nước. Nhân dân thành lập nên Nhà nước thì Nhà nước phải xây dựng các thiết chế để bảo vệ những giá trị chính đáng của Nhân dân. Trong hệ thống pháp luật dân sự, bằng quyền năng được trao, nguyên đơn có thể sử dụng các quyền này để yêu cầu Tòa án phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua quá trình xét xử, nếu quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm, Tòa án với chức năng là cơ quan tư pháp sẽ nhân danh Nhà nước để giúp nguyên đơn thiết lập, khôi phục, sắp xếp lại những giá trị pháp lý mà họ đáng lẽ đã được hưởng khi tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung.

Mặt khác, thông qua sự ghi nhận quyền của nguyên đơn, pháp luật còn thể hiện được tính giáo dục, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền. Tính phòng ngừa thể hiện ở chỗ, khi các chủ thể đã tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, họ phải có ý thức thực hiện đúng bổn phận với phía bên kia; nếu một bên chủ thể có ý định xâm phạm đến quyền lợi của chủ thể khác, họ đã biết trước rằng, sẽ thường trực một cơ quan công quyền đứng phía sau người bị xâm phạm để bảo vệ cho họ. Điều này sẽ tác động đến ý chí, tâm lí của các chủ thể để họ phải tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với ý chí chung mà các bên đã thống nhất. Tính ngăn chặn thể hiện ở chỗ, nếu pháp luật đã đặt ra lời cảnh báo để các chủ thể tự giác tuân thủ cam kết, tuân thủ trách nhiệm nhưng họ vẫn cố ý xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bên còn lại, khi đó, sẽ có một cơ quan đại diện cho công lý, chiểu theo sự “cầu viện” và “thỉnh nguyện” của nguyên đơn đứng ra để giành lại công bằng cho họ. Từ sự phòng ngừa và ngăn chặn đó, vô hình chung, các quy định về quyền của nguyên đơn nói riêng và pháp luật TTDS nói chung đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật dân sự của người dân và dần hình thành trong Nhân dân những ứng xử pháp lý dân sự văn minh và lành mạnh, hướng tới đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp.

1.1.3.2. Về phương diện pháp lý

Các quy định về quyền của nguyên đơn trong TTDS là sự ghi nhận một phương thức giải quyết các tranh chấp dân sự. Trong các luật chuyên ngành (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động), pháp luật đã ghi nhận rất nhiều các phương thức khác nhau để giải quyết các tranh chấp dân sự như tự bảo vệ, yêu cầu Tòa án bảo vệ, thương lượng, hòa giải, trọng tài. Mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tuy nhiên có thể khẳng định, phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án thể hiện những ưu điểm vượt trội hơn cả. Bởi lẽ, Tòa án là cơ quan tư pháp, được Nhà nước trao cho quyền bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (nói cách khác Tòa

39 Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tố tụng dân sự Việt Nam (Lược giải), NXB Đồng Nai, tr.6.

án chính là đại diện công lý của công dân); bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ có tính chất bắt buộc tuân theo, nếu các bên không tuân thủ phán quyết của Tòa sẽ phải chịu sự cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước.

Mặt khác, việc thực hiện quyền của nguyên đơn mà bắt đầu bằng quyền khởi kiện là cơ sở để hình thành nên một VADS tại Tòa án. Các hoạt động TTDS có thể được phát sinh nếu nguyên đơn thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, việc trao quyền và bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn là sự cụ thể hóa các giá trị về quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp.

Với vị trí là đạo luật “mẹ”, Hiến pháp được ví như một bản thỏa thuận lớn của người dân (khế ước xã hội), có hiệu lực cao nhất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Ở đó, người dân được thỏa thuận và thống nhất ý chí về phạm vi hưởng quyền cũng như những nghĩa vụ phải thực hiện để duy trì một trật tự vận hành của xã hội. Theo tư tưởng của Rousseau, khế ước xã hội về bản chất là “hình thức liên kết với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên”, sự liên kế đó được thể hiện trong công ước (khế ước), vì vậy

“chúng ta phải luôn luôn trở lại với công ước”. Theo đó, do Hiến pháp là bản thỏa thuận chung của xã hội nên tất cả các quy tắc xử sự trong pháp luật chuyên ngành khi ban hành đều phải phù hợp với Hiến pháp. Vậy, quy định về quyền của nguyên đơn chính là sự cụ thể hóa những tinh thần, giá trị tổng quát mà Hiến pháp đã quy định để bảo vệ quyền con người, quyền công dân một cách tốt nhất - bảo đảm cho nguyên đơn có đầy đủ những quyền mà mình đã tham gia “cam kết, thỏa thuận”.

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)