Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền rút đơn khởi kiện của nguyên đơn

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN

3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về quyền rút đơn khởi kiện của nguyên đơn

Để bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đương sự, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện sau thời điểm bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có văn bản trả lời Tòa án về yêu cầu của nguyên đơn thì pháp luật phải quy định việc rút yêu cầu phải hỏi ý kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có). Có ý kiến cho rằng, khi nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, nếu đặt ra quy định phải hỏi ý kiến của các đương sự khác là hạn chế quyền rút yêu cầu của nguyên đơn. Tác giả không đồng tình với quan điểm trên bởi hai lý do. Thứ nhất, khi chưa có phán quyết cuối cùng của Tòa án thì chưa thể xác định chắc chắn đương sự nào là chủ thể có quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, vì thế việc thực hiện quyền của nguyên đơn luôn phải đặt trong mối quan hệ bình đẳng về quyền với các đương sự khác. Thứ hai, khi nguyên đơn khởi kiện VADS, để làm thỏa mãn quyền của nguyên đơn, pháp luật quy định bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ phải tham gia vào vụ án. Thực tế, khi vụ án được hình thành, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền

của (chi phí đi lại, thuê luật sư)…để bảo đảm cho việc tham gia phiên tòa và việc chuẩn bị các phương án bảo vệ quyền lợi của mình. Do đó, nếu để nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện một cách “tùy nghi” sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác.

Vậy, cần có hướng dẫn về điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 như sau:

“1. Trong trường hợp nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải hỏi ý kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có). Nếu bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý cho nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Thẩm phán không chấp nhận việc rút đơn. Nếu bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chấp nhận cho nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì giải quyết như sau:

a, Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn ộ yêu cầu khởi kiện mà trong vụ án không còn yêu cầu của đương sự khác thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

, Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn ộ yêu cầu khởi kiện nhưng trong vụ án vẫn còn yêu cầu của đương sự khác thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của nguyên đơn. Vấn đề thay đổi địa vị tố tụng được giải quyết theo khoản 2 Điều 217 BLTTDS 2015.

c, Trong trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với phần yêu cầu nguyên đơn đã rút.

2. Sau khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản để bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết và yêu cầu họ phải trả lời bằng văn bản cho Toà án cấp sơ thẩm về việc họ có đồng ý hay không đồng ý trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án”.

- Sửa đổi quy định về trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm Như đã phân tích ở trên, để bảo đảm quyền bình đẳng của các đương sự, khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, pháp luật cần có quy định về việc phải hỏi ý kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có). Vì vậy, khoản 2 Điều 244 BLTTDS 2015 cần sửa đổi như sau:

“2. Trong trường hợp nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử phải hỏi ý kiến của bị đơn và người có quyền và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có). Nếu bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý cho nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử không chấp nhận việc rút đơn. Nếu bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chấp nhận cho nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì giải quyết như sau:

a, Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn ộ yêu cầu khởi kiện mà trong vụ án

không còn yêu cầu của đương sự khác thì Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ xét xử toàn bộ vụ án.

, Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn ộ yêu cầu khởi kiện nhưng trong vụ án vẫn còn yêu cầu của đương sự khác thì Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của nguyên đơn.

c, Trong trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ xét xử với phần yêu cầu nguyên đơn đã rút”.

- Bổ sung quy định hướng dẫn về trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong thời hạn kháng cáo phúc thẩm

Văn bản hướng dẫn BLTTDS 2015 cần hướng dẫn về trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong thời hạn kháng cáo trên cơ sở tiếp thu những điểm hợp lý của quy định tại Điều 18 Nghị quyết số 06/2012/NQ - HĐTP. Cụ thể, cần có hướng dẫn như sau:

“Trong thời hạn nguyên đơn có quyền kháng cáo, nếu nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, thì Toà án cấp sơ thẩm cần phải giải thích cho họ biết hậu quả của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý để họ quyết định việc kháng cáo hoặc rút yêu cầu khởi kiện.

Trường hợp nguyên đơn vẫn quyết định rút yêu cầu khởi kiện thì Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) biết và yêu cầu họ phải trả lời bằng văn bản cho Toà án cấp sơ thẩm về việc họ có đồng ý hay không đồng ý trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án. Tuỳ thuộc vào kết quả trả lời của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà giải quyết như sau:

a) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý việc rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, không có đương sự nào kháng cáo, VKS không kháng nghị, thì việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn đương nhiên không được chấp nhận. Trong trường hợp này, bản án sơ thẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

b) Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng ý việc rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, thì không phân biệt trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị có đương sự nào kháng cáo hoặc VKS kháng nghị hay không, Toà án cấp sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị, văn bản rút yêu cầu khởi kiện cho Toà án cấp phúc thẩm để Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 299 của BLTTDS mở phiên toà giải quyết vụ án theo thủ tục chung”.

- Sửa đổi quy định về trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm

Như đã phân tích ở mục 2.1.4, Điều 299 BLTTDS 2015 chỉ quy định khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện phải hỏi ý kiến của bị đơn mà không xét đến ý kiến của người có quyền, nghĩa vụ liên quan là không hợp lý. Bên cạnh đó, Điều 299 cũng không quy định trong trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện thì Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết như thế nào. Vì vậy, để khắc phục hạn chế trên, cần phải sửa đổi Điều 299 BLTTDS 2015 như sau:

“1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi ý kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có). Nếu ị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý thì Hội đồng xét xử không chấp nhận việc rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nếu ị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng ý cho nguyên đơn rút đơn thì Hội đồng xét xử phúc thẩm giải quyết như sau:

a, Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

, Trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu này độc lập với những phần yêu cầu khác mà Tòa án đang phải giải quyết thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy phần ản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án tương ứng với phần yêu cầu nguyên đơn đã rút”.

Theo tác giả, để bảo đảm quyền rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bên cạnh quyền rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, pháp luật nên quy định cho phép nguyên đơn có quyền rút một phần yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, khi nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện tại Tòa án cấp phúc thẩm, bên cạnh việc phải có sự đồng ý của các đương sự khác, phần yêu cầu đã rút phải đáp ứng điều kiện là độc lập với những yêu cầu mà Tòa án phúc thẩm đang phải giải quyết. Bởi, nếu Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án với phần yêu cầu nguyên đơn đã rút thì trong nhiều trường hợp có thể làm ảnh hưởng đến việc giải quyết kháng cáo của các đương sự khác.

Ví dụ: A khởi kiện B yêu cầu ly hôn và chia tài sản. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án để giải quyết yêu cầu trên. Trong thời hạn kháng cáo, B kháng cáo bản án sơ thẩm về vấn đề chia tài sản. Giả sử, tại phiên tòa phúc thẩm, A rút yêu cầu xin ly hôn và được B đồng ý. Trong trường hợp này, yêu cầu giải quyết ly hôn mà A đã rút có liên quan đến yêu cầu kháng cáo của B về vấn đề chia tài sản nên Tòa án không chấp nhận việc rút đơn của nguyên đơn. Bởi, trong vụ án yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung vợ chồng, quan hệ ly hôn được xác định là quan hệ chính - nếu Tòa án không cho các bên ly hôn thì đương nhiên sẽ không chia tài sản vợ chồng. Ở trường hợp này, nếu tòa án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ yêu cầu xin ly hôn của A đã rút nhưng vẫn giải quyết kháng cáo của B về phần chia tài sản là không phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

- Bổ sung quy định hướng dẫn về trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Cũng giống như các trường hợp ở trên, khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cần quy định phải hỏi ý kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong TTDS. Đồng thời, nên bổ sung quy định cho phép nguyên đơn được rút một phần yêu cầu khởi kiện. Cụ thể, cần có hướng dẫn về quy định tại Điều 346 BLTTDS 2015 như sau:

1. Khi nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện ở thủ tục giám đốc thẩm thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải hỏi ý kiến của ị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có). Nếu ị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không chấp nhận việc rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Nếu ị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng ý cho nguyên đơn rút đơn thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm giải quyết như sau:

a, Trường hợp nguyên đơn rút toàn ộ yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy ản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

, Trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu này độc lập với những phần yêu cầu khác mà Tòa án đang phải giải quyết thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy phần bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án tương ứng với phần yêu cầu nguyên đơn đã rút.

2. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định.”

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)