Quy định về quyền tranh tụng tại phiên tòa của nguyên đơn

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

2.2. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN TRANH TỤNG CỦA NGUYÊN ĐƠN

2.2.4. Quy định về quyền tranh tụng tại phiên tòa của nguyên đơn

Có thể khẳng định rằng, BLTTDS 2015 đã có những sửa đổi tích cực nhằm bảo đảm quyền tranh tụng của nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, BLTTDS 2015 đã nhập thủ tục hỏi và thủ tục tranh luận theo quy định của BLTTDS 2011 thành một thủ tục chung với tên gọi: “tranh tụng tại phiên tòa”. Sự thay đổi này thể hiện rằng BLTTDS 2015 đã có nhận thức đúng về bản chất của tranh tụng cũng như tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng trong TTDS. Bởi, việc hỏi và tranh luận đều là quyền của nguyên đơn trong việc làm rõ những tình tiết, sự kiện của vụ

104 Đỗ Văn Đại – Nguyễn Văn Tiến (2010), Tuyển tập các bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam về tố tụng dân sự, Nxb Lao Động, tr. 15 – 17.

án để chứng minh nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Thứ hai, ở điều luật đầu tiên của thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, BLTTDS 2015 đã quy định ngay về nội dung và phương thức tranh tụng nhằm bảo đảm cho hoạt động tranh tụng được thực hiện hiệu quả. Cụ thể, Điều 247 BLTTDS 2015 quy định, tại phiên tòa nguyên đơn có quyền: trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của mình trong vụ án. Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Đồng thời, Điều 247 đã giúp cụ thể hóa được quy định “không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS” được ghi nhận tại khoản 4 Điều 9 BLTTDS 2015. Theo đó, chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng và phải tạo điều kiện cho nguyên đơn và những người tham gia tố tụng khác được trình bày hết ý kiến của mình.

Trong trường hợp họ trình bày ý kiến không liên quan đến việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán có quyền yêu cầu họ dừng trình bày.

Thứ ba, BLTTDS 2015 đã sửa đổi thứ tự hỏi tại phiên tòa nhằm đề cao vai trò chủ động của nguyên đơn và các đương sự trong hoạt động tranh tụng. Trước đây, Điều 222 BLTTDS 2011 quy định việc hỏi được thực hiện theo thứ tự: chủ tọa phiên tòa hỏi trước, rồi đến Hội thẩm Nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Với quy định này, rõ ràng Tòa án giữ vai trò quá lớn trong hoạt động tranh tụng của các đương sự. Nhằm khắc phục những hạn chế này, thứ tự hỏi được quy định tại Điều 249 BLTTDS 2015 đã sửa đổi theo hướng bảo đảm hơn quyền tranh tụng của đương sự105. Cụ thể thứ tự hỏi sẽ là: Nguyên đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, rồi đến bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ hỏi sau, tiếp theo là những người tham gia tố tụng khác, chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm Nhân dân, kiểm sát viên tham gia phiên tòa (nếu có). Sự sửa đổi này là hoàn toàn hợp lý vì, nguyên đơn là chủ thể có yêu cầu và là chủ thể chủ động nhất trong việc làm phát sinh quá trình tố tụng. Tuy nhiên, khuyết điếm của quy định trên là đã bỏ sót người đại diện hợp pháp của nguyên đơn.

Thứ tư, các quy định về việc ra bản án sơ thẩm trong BLTTDS 2015 đã bảo đảm quyền tranh tụng của nguyên đơn. Theo điểm b khoản 1 Điều 266 BLTTDS 2015 thì Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, các chứng cứ, căn cứ pháp luật...để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự. Quy định này đã thể hiện sự đánh giá đúng đắn của BLTTDS 2015 về quyền tranh tụng của nguyên đơn và các đương sự. Thực tế, Tòa án không phải là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật có tranh chấp của các bên nên để ra được phán quyết công minh và đúng pháp luật thì nhất thiết Thẩm phán phải

105 Nguyễn Thị Hạnh – Lê Thị Nhàn (2015), “Trao đổi về nguyên tắc tranh tụng trong dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi”, Tòa án Nhân dân, (22), tr. 21.

dựa vào kết quả của quá trình tranh tụng.

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được quy định từ Điều 301 đến Điều 305 BLTTDS 2015. Về tính chất, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện giống hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án không tiến hành hòa giải, vì vậy, hoạt động hỏi và tranh luận của nguyên đơn và các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm phải xoay quanh những nội dung mà các chủ thể đã kháng cáo, VKS đã kháng nghị và kháng cáo, kháng nghị đó đã được Tòa án chấp nhận.

Mặc dù đã có những quy định tiến bộ nhưng một số quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa còn thể hiện những điểm hạn chế chưa bảo đảm tối đa quyền tranh tụng của đương sự. Các quy định về việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa còn thiếu sự kết nối cũng như chưa tận dụng được kết quả của phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Theo điểm g khoản 4 Điều 210 BLTTDS 2015, thủ tục cuối cùng tại phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải mà Thẩm phán có trách nhiệm thực hiện là phải “kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất”106. Vậy, diễn biến của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa cũng phải xoay quanh trục “những vấn đề các bên đương sự đã thống nhất và chưa thống nhất”. Theo đó, để hoạt động tranh tụng tại phiên tòa được tập trung và có hiệu quả thì việc hỏi và tranh luận cần tập trung vào những vấn đề mà nguyên đơn và các đương sự chưa thể thống nhất được tại phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Các quy định của BLTTDS 2015 về quyền của nguyên đơn trong TTDS đã bổ sung những thiếu sót, khắc phục được những điểm bất cập, chưa hợp lý của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) như: bổ sung nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng, bổ sung quy định về xác định ngày kháng cáo trong trường hợp nguyên đơn là người bị tạm giam, các trường hợp tòa án trả lại đơn kháng cáo, quy định giới hạn quyền cung cấp chứng cứ của nguyên đơn, quy định về nghĩa vụ sao gửi tài liệu chứng cứ của các đương sự khác với nguyên đơn, bổ sung quy định về trường hợp nguyên đơn không có nghĩa vụ chứng minh...

2. Bên cạnh những điểm mới tích cực đã đạt được, quy định của BLTTDS 2015 về quyền kháng cáo của nguyên đơn trong TTDS vẫn còn những hạn chế, bất cập hoặc chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, BLTTDS 2015 chưa có hướng dẫn về thủ tục áp dụng trong trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm chưa rõ ràng; các quy định về trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong các giai đoạn tố tụng chưa hợp lý...

106 Nguyễn Thị Hạnh – Lê Thị Nhàn, tlđd chú thích 106, tr. 21.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)