Quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

2.1. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGUYÊN ĐƠN

2.1.2. Quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

* Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Hầu như có rất ít các công trình về luật TTDS tại Việt Nam nghiên cứu sâu về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Đối chiếu các quy định của BLTTDS 2011 và BLTTDS 2015 có thể thấy, cả hai Bộ luật đều không có quy định trực tiếp về thủ tục áp dụng trong trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

Hiện nay, có 2 cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Cách hiểu thứ nhất, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chỉ được chấp nhận trước khi Tòa án thụ lý vụ án. Nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nguyên đơn mới thay đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện thì Tòa án không chấp nhận yêu cầu đó. Cách hiểu thứ hai, trong giai

đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu và Tòa án có nhiệm vụ xem xét để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu đó.

Xét dưới góc độ bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự, tư duy như cách hiểu thứ nhất là thiếu hợp lý. Bởi vì, Điều 5 BLTTDS 2015 đã quy định rõ :“Trong quá trình giải quyết VADS đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội”. Mặt khác, trong BLTTDS 2015 không có quy định nào cấm nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Vì vậy, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nguyên đơn hoàn toàn có quyền chủ động trong việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình. Nghĩa là nguyên đơn có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu nhiều lần, có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật mới, có quyền thay đổi, bổ sung về giá trị, định mức yêu cầu…

Tuy nhiên, về bản chất, dù là yêu cầu khởi kiện hay yêu cầu thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đều có ảnh hưởng đến phạm vi xét xử sơ thẩm, do vậy, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm phải bị giới hạn bởi phạm vi khởi kiện. Điều này thật đúng với lý thuyết mà nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Đẩu đã nói: “Nguyên đơn đã ấn định một khuôn khổ cho Thẩm phán hành động thì đồng thời cũng ị giam hãm trong phương thức của mình”80.

Trên cơ sở kế thừa nội dung của Điều 163 BLTTDS 2011, Điều 188 BLTTDS 2015 quy định: một nguyên đơn hoặc nhiều nguyên đơn có thể khởi kiện một chủ thể hoặc nhiều chủ thể về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Tham khảo NQ số 05/2012/NQ-HĐTP thì

“nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” được giải quyết trong cùng một vụ án là trường hợp: việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác hoặc việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp.

Quy định Điều 188 BLTTDS 2015 đã đặt ra giới hạn của quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Cụ thể :

- Một là, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện mà yêu cầu này là yêu cầu giải quyết một quan hệ pháp luật mới thì quan hệ pháp luật mới được yêu cầu và những quan hệ pháp luật đã được yêu cầu giải quyết từ trước đó phải có liên quan với nhau. Có thể lấy một vài minh chứng cho lập luận ở trên.

Ví dụ 1: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất. Tòa án đã thụ lý yêu cầu của A. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, A bổ sung yêu cầu khởi kiện buộc B phải tháo dỡ công trình mà B đã xây dựng trên đất. Ở ví dụ này, việc bổ sung yêu cầu của A sẽ được Tòa án chấp nhận vì việc giải quyết yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất và yêu cầu tháo rỡ các công trình trái phép xây dựng trên đất có liên quan với nhau.

80 Nguyễn Huy Đẩu, tlđd chú thích 2, tr. 373.

Ví dụ 2: C khởi kiện yêu cầu Toà án buộc D phải trả nợ 100 triệu đồng. Tòa án đã thụ yêu cầu của C. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, C bổ sung yêu cầu buộc D phải trả lại chiếc xe ôtô mà D thuê của C do đã hết thời hạn cho thuê. Ở ví dụ này, việc bổ sung yêu cầu của C đáp ứng điều kiện là đưa ra yêu cầu với cùng đương sự và cùng loại tranh chấp nên yêu cầu này có thể được Tòa án chấp nhận.

- Hai là, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện mà việc thay đổi này là yêu cầu giải quyết nhiều quan hệ pháp luật thì các quan hệ pháp luật đó phải có liên quan với nhau.

Ví dụ: A cho B mượn xe máy. Vì B không trả nên A đã khởi kiện yêu cầu B phải trả xe cho mình. Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo cho B biết về yêu cầu của A. Sau khi nhận được thông báo, B đến gặp A và nói rằng đã là hỏng chiếc xe của A. Trong cuộc nói chuyện này do có mâu thuẫn nên B đã gây thương tích cho A. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, A thay đổi yêu cầu khởi kiện. Yêu cầu mới mà A đưa ra là buộc B phải bồi thường thiệt hại vì làm hỏng xe của A và bồi thường thiệt hại do xâm hại đến sức khỏe của A. Ở ví dụ này, việc thay đổi yêu cầu của A có thể được Tòa án chấp nhận vì các yêu cầu này đều cùng đương sự và cùng loại tranh chấp là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện mà vượt quá quy định về phạm vi khởi kiện thì yêu cầu đó sẽ không được chấp nhận. Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, cần có hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện và chấp nhận việc thay đổi, bổ sung của nguyên đơn.

Thêm nữa, vấn đề đặt ra là: nếu trong một vụ án có nhiều nguyên đơn, nhưng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm chỉ có một số nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện thì có được Tòa án chấp nhận hay không ? Hiện nay, pháp luật TTDS cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Có thể phần nào tìm câu trả lời cho câu hỏi trên qua hai tình huống dưới đây:

Tình huống số 1: A và B khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc C phải trả lại quyền sử dụng đất. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, A bổ sung yêu cầu buộc C phải tháo dỡ công trình đã xây dựng trên đất. Trong trường hợp này, việc bổ sung yêu cầu của A có thể được Tòa án chấp nhận vì, mặc dù yêu cầu của A đưa ra là một yêu cầu riêng biệt nhưng yêu cầu này lại có liên quan đến yêu cầu chung của A và B nên có thể giúp cho vụ án được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm hơn.

Tình huống số 2: M và N khởi kiện H yêu cầu Toà án buộc H phải trả nợ 100 triệu đồng. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, M bổ sung yêu cầu khởi kiện, đề nghị Toà án buộc H phải trả lại chiếc xe ôtô mà H thuê của M do đã hết thời hạn cho thuê. Trong trường hợp này, việc bổ sung yêu cầu của M có thể không được Tòa án chấp nhận vì, mặc dù yêu cầu của M là yêu cầu giải quyết quan hệ pháp luật có cùng đương sự và cùng loại

tranh chấp với yêu cầu ban đầu (yêu cầu của M và N); tuy nhiên đây chỉ là yêu cầu riêng biệt của M nên việc giải quyết yêu cầu mới bổ sung của M có thể làm vụ án trở nên phức tạp hơn và ảnh hướng đến việc giải quyết vụ án của N. Do đó, đối với trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn nhưng chỉ một trong số các nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu mà làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án của các nguyên đơn khác thì Tòa án có thể xem xét và áp dụng quy định tại Điều 42 BLTTDS để tách yêu cầu đó ra và giải quyết thành một vụ án riêng.

Bên cạnh các nội dung trên, vấn đề về thời hạn pháp luật cho phép nguyên đơn có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm cũng cần được bàn thêm.

Trước đây, do Điều 84 BLTTDS 2004 quy định cho đương sự có quyền giao nộp tài liệu, chứng cứ ở mọi giai đoạn của quá trình tố tụng nên hầu hết các học giả đều cho rằng, thời điểm Tòa án chấp nhận cho nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện là trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 có quy định hoàn toàn mới về phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nên cần xem xét đến thời điểm Tòa án chấp nhận cho phép nguyên đơn được thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Hiện nay, vẫn có những ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Ý kiến thứ nhất cho rằng, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời điểm muộn nhất nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện là tại phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (trong trường hợp vụ án có nhiều phiên họp thì nguyên đơn chỉ có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện tại phiên họp đầu tiên).

Ý kiến thứ hai cho rằng, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Xét về tính hợp lý, ý kiến thứ nhất thể hiện những điểm tích cực hơn so với ý kiến thứ hai. Thực tế, khi nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có khả năng làm cho phạm vi xét xử sơ thẩm và việc chứng minh của các đương sự khác phải thay đổi theo, do vậy, để bảo đảm mục đích của hòa giải và tạo điều kiện chủ động cho các đương sự khác có thể chuẩn bị các phương án bảo vệ thì phải quy định giới hạn thời hạn chậm nhất mà nguyên đơn được thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện là ở phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Vậy, trong khoảng thời gian từ khi Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi mở phiên tòa sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn có được Tòa án chấp nhận hay không ? Theo chúng tôi, khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử nghĩa là hồ sơ vụ án đã được chốt, nên để bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng, mọi tình huống phát sinh sau thời điểm này phải được xem xét giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm81.

81 Bùi Thị Huyền (2015), Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Bình luận

Như vậy, để bảo đảm quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, BLTTDS 2015 cần có quy định cụ thể về điều kiện và thời hạn để yêu cầu thay đổi, bổ sung được chấp nhận.

* Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm Kề thừa tinh thần của Điều 218 BLTTDS 2011, Điều 244 BLTTDS 2015 tiếp tục ghi nhận, tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nhưng việc thay đổi, bổ sung đó không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu.

Để hiểu về quy định này, trước hết cần làm rõ thế nào là yêu cầu ban đầu.

Tham khảo Điều 32 NQ số 05/2012/HĐTP hướng dẫn Điều 218 BLTTDS sửa đổi 2011 có quy định: “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập an đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Theo quy định này, tại phiên tòa sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn chỉ được Tòa án chấp nhận nếu không vượt quá phạm vi của yêu cầu khởi kiện. Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là yêu cầu Tòa án giải quyết các quan hệ pháp luật nội dung có tranh chấp được thể hiện cụ thể trong đơn khởi kiện82.

Hướng dẫn trên đã bộc lộ ngay điểm bất hợp lý vì đã gián tiếp giới hạn quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

Nói cách khác, hướng dẫn của Điều 32 NQ số 05/2012/HĐTP đã xâm phạm đến nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Như lập luận ở phần trên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu đáp ứng điều kiện về phạm vi khởi kiện. Vì vậy, xét ở góc độ hợp lý, yêu cầu ban đầu của nguyên đơn phải được hiểu là yêu cầu nguyên đơn đã gửi cho tòa án trong khoảng thời gian từ khi thụ lý vụ án đến khi tiến hành phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải và đã được Tòa án chấp nhận.

Hơn nữa, về quy định “không vượt quá phạm vi” yêu cầu ban đầu được hiểu như thế nào thì hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu là không vượt quá về quan hệ pháp luật có tranh chấp và không vượt quá về chủ thể của nghĩa vụ.

Không vượt quá về quan hệ pháp luật tranh chấp là không đưa ra một yêu cầu giải quyết một quan hệ pháp luật mới chưa được Tòa án và các đương sự khác xem xét ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Ví dụ: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả tiền cọc và phạt cọc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn bổ sung yêu cầu

những điểm mới của BLTTDS 2015 và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.

121.

82 Bùi Thị Huyền (2007), “Việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Luật học, (09), tr. 62.

đề nghị Tòa án hủy hợp đồng chính là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Yêu cầu này của nguyên đơn sẽ không được Tòa án chấp nhận, vì đây là yêu cầu giải quyết một quan hệ pháp luật mới chưa được xem xét ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm83.

Không vượt quá về chủ thể của nghĩa vụ là trường hợp, khi khởi kiện, nguyên đơn trong vụ án chỉ yêu cầu một hoặc một số cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện một nghĩa vụ dân sự nhất định. Nhưng tại phiên tòa, ngoài những cá nhân, cơ quan, tổ chức mà nguyên đơn đã yêu cầu trước đó, nguyên đơn còn yêu cầu buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng phải có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo nội dung khởi kiện của họ. Ví dụ: A có đơn khởi kiện, yêu cầu tòa án buộc B phải có nghĩa vụ trả số nợ 100.000.000 đồng, nhưng tại phiên tòa, A đã thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, đề nghị tòa án buộc C (là chồng của B) cũng phải liên đới trách nhiệm với B để trả nợ cho A. Trong trường hợp này, yêu cầu của A đối với C được xem là vượt quá về chủ thể nghĩa vụ, và sẽ không được tòa án chấp nhận84.

Quan điểm này chưa thể hiện được sự thuyết phục một cách toàn diện. Trong nhiều trường hợp, mặc dù việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn không vượt quá về quan hệ pháp luật tranh chấp, không vượt quá về chủ thể của nghĩa vụ nhưng lại vượt quá về giá trị yêu cầu và sự vượt quá này có thể làm ảnh hưởng đến quyền chứng minh của các đương sự khác. Khi đó, Tòa án cần phải có sự cân nhắc khi chấp nhận cho nguyên đơn được thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm.

Quan điểm thứ hai cho rằng, không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu là không vượt quá về mặt quan hệ pháp luật và không vượt quá về giá trị yêu cầu đã đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Vấn đề không vượt quá về quan hệ pháp luật được giải thích như ở quan điểm thứ nhất. Còn không vượt quá về giá trị yêu cầu được hiểu là không làm tăng thêm mức độ yêu cầu. Ví dụ: A khởi kiện B yêu cầu B phải trả 100 triệu đồng. Tòa án đã thụ lý yêu cầu của A. Tại phiên tòa sơ thẩm, A bổ sung yêu cầu đồi B phải trả mình 120 triệu đồng.

Quan điểm này cũng chưa thực sự hợp lý. Về bản chất, yêu cầu tăng mức đòi bồi thường không phải là yêu cầu giải quyết một quan hệ pháp luật mới mà vẫn là yêu cầu trong giới hạn quan hệ pháp luật nguyên đơn đã đề nghị Tòa án giải quyết trước phiên tòa sơ thẩm. Và thực tế, Tòa án cũng chưa ra phán quyết về quan hệ pháp luật đó. Do đó, nếu việc bổ sung yêu cầu làm tăng giá trị yêu cầu nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động chứng minh của các đương sự khác thì yêu cầu đó vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.

Trong thực tiễn, đã có những trường hợp Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm theo hướng tăng giá trị yêu cầu. Bản án sơ thẩm số 22/2016/ DS-ST của Tòa án Quận TĐ Thành phố HCM ngày 15/01/2016 sẽ là minh

83 Trần Đức Long, “Bàn về vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu trong VADS”, tại địa chỉ:

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn ngày truy cập 25/07/2017

84 Hồ Ngọc Diệp, “Thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện”, tại địa chỉ: http://luatsuhongocdiep.vn/cafe- luat/the-nao-la-vuot-qua-yeu-cau-khoi-kien.html ngày truy cập 25/07/2017

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)