CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGUYÊN ĐƠN
2.1.4. Quy định về quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm của nguyên đơn
Dưới góc độ kĩ thuật lập pháp, quy định của Điều 271 BLTTDS 2015 còn có hạn chế. Cụ thể, khi pháp luật đã quy định nguyên đơn và người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có quyền kháng cáo thì không cần quy định thêm cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền kháng cáo. Bởi lẽ, xét về tư cách tố tụng, nếu sau khi các chủ thể khởi kiện một tranh chấp dân sự và được Tòa án thụ lý thì cá nhân, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện chỉ có
90 Nhận định trên được rút ra dựa vào quy định tại Điều 58 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự năm 1989, Điều 243 BLTTDS 2011, Điều 271 BLTTDS 2015.
thể được xác định một trong hai tư cách là nguyên đơn hoặc người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Thực tế, cụm từ “cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền kháng cáo”
là một nội dung thừa.
Cũng theo quy định của Điều 271 BLTTDS 2015, đối tượng của kháng cáo phúc thẩm là bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, tìm kiếm trong toàn bộ chế định phúc thẩm không thấy có quy định về giới hạn của quyền kháng cáo.
Thực tế, thiếu sót này đã thể hiện những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật. Có thể chứng minh cho lập luận trên qua tình huống sau:
A khởi kiện B yêu cầu Tòa án giải quyết ba mối quan hệ: hôn nhân, con chung và chia tài sản chung là nhà và đất. Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành thụ lý và giải quyết yêu cầu của A. Trong thời hạn kháng cáo, nguyên đơn A có đơn kháng cáo. Tuy nhiên, trong đơn kháng cáo, A trình bày hoàn toàn đồng tình với hướng giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm về ba mối quan hệ trên. Nội dung kháng cáo của A là yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm chia tài sản chung vợ chồng là tiền mừng đám cưới giá trị 20 triệu đồng mà B đang nắm giữ (yêu cầu này chưa được đưa ra ở Tòa án cấp sơ thẩm). Vậy trong trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm có chấp nhận kháng cáo của A hay không ? Đã có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn A vì phần yêu cầu này mặc dù chưa được tòa án cấp sơ thẩm giải quyết nhưng vẫn nằm trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng91. Quan điểm này không hợp lý vì: mặc dù trong trường hợp này, yêu cầu của A đưa ra không phải là yêu cầu nhằm giải quyết một quan hệ pháp luật mới nhưng đây được coi là yêu cầu mới với Tòa án và đương sự. Ở đây, Tòa án cấp sơ thẩm chưa có điều kiện để xem xét, giải quyết về yêu cầu này, đồng thời bị đơn B cũng chưa được cung cấp các chứng cứ để có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của A. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của A là vi phạm nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Về nguyên lý, nếu một yêu cầu chưa được đưa ra và xem xét giải quyết ở sơ thẩm thì không thể giải quyết ở phúc thẩm.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn kháng cáo của nguyên đơn vì lý do đơn kháng cáo không hợp lệ. Cụ thể, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 272 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn chỉ được kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm. Trong trường hợp này, nguyên đơn kháng cáo nội dung không được giải quyết ở phần nhận định và quyết định trong bản án. Do đó, Tòa án sẽ trả lại đơn kháng cáo theo điểm b khoản 4 Điều 274 BLTTDS 2015. Quan điểm này cũng có góc độ hợp lý nhất định khi bám sát vào các quy định của BLTTDS 2015. Tuy nhiên, lập luận như trên chưa thể giúp giải thích được gốc rễ của vấn đề rằng: tại sao trong Điều 272 nhà
91 Bài viết: Giới hạn của việc kháng cáo: Hiểu và áp dụng như thế nào?, nguồn trên trang web:
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/-1197/gioi-han-cua-viec-khang-cao-hieu-va-ap-dung- nhu-the.
làm luật lại quy định, khi kháng cáo người kháng cáo phải nêu rõ trong đơn là muốn kháng cáo phần nào hay toàn bộ bản án sơ thẩm ? Thực tế, quan điểm này chưa có những luận giải thuyết phục.
Quan điểm thứ a cho rằng, Tòa không chấp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn vì yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn không thuộc giới hạn kháng cáo. Tức là, kháng cáo không nằm trong nội dung khởi kiện cũng như phạm vi xét xử của Tòa án. Vì vậy, cần giải thích cho nguyên đơn biết việc họ không có quyền kháng cáo trong trường hợp này, và nguyên đơn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết trong một vụ án khác92. Xét từ góc độ lý luận, quan điểm thứ ba thể hiện sự hợp lý hơn cả. Bởi, bản chất của kháng cáo là nhằm chống lại phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật chứ không phải đưa ra yêu cầu mới. Mặt khác, tính chất của phúc thẩm là xét xử lại vụ án, vì vậy Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có quyền xem xét, giải quyết những yêu cầu đã được đương sự đưa ra và được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết ở sơ thẩm.
Như vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn và các đương sự khi thực hiện quyền kháng cáo, BLTTDS 2015 cần có hướng dẫn rõ về giới hạn của quyền kháng cáo;
đồng thời, cần có quy định về chế tài pháp lý áp dụng khi nguyên đơn lạm dụng quyền kháng cáo.
Trên cơ sở kế thừa các quy định của BLTTDS 2011, BLTTDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền kháng cáo của đương sự nói chung và nguyên đơn nói riêng.
Thứ nhất, BLTTDS 2015 có quy định hoàn toàn mới về xác định ngày kháng cáo trong trường hợp nguyên đơn đang ị tạm giam.
Đây là một quy định nhằm bảo đảm quyền kháng cáo của các chủ thể có tính chất đặc thù, hướng tới sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đề cao vị trí của quyền con người trong TTDS. Xét về lý thuyết của pháp luật tố tụng hình sự, quy định về tạm giam được sử dụng để áp dụng cho các chủ thể được suy đoán là có khả năng đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ý nghĩa của quy định này là nhằm bảo đảm cho mọi công dân được sống trong xã hội mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ, tránh được sự tấn công, xâm hại từ những chủ thể nhất định. Đồng thời, đây là một biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đạt hiệu quả cao93. Khi bị áp dụng biện pháp tạm giam, nguyên đơn có thể bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân, đơn cử như quyền tự do đi lại…Tuy nhiên, trong pháp luật TTDS, quyền kháng cáo của nguyên đơn bị tạm giam không thể bị hạn chế. Nhằm bảo đảm quyền kháng cáo của nguyên đơn trong khi bị tạm giam BLTTDS 2015 quy định: “Trường hợp
92 Bài viết: Giới hạn của việc kháng cáo: Hiểu và áp dụng như thế nào?, nguồn trên trang web:
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/-1197/gioi-han-cua-viec-khang-cao-hieu-va-ap-dung- nhu-the.
93 Khái niệm, ý nghĩa của tạm giam, tại địa chỉ: http://luathinhsu.vn/khai-niem-y-nghia-cua-tam- giam/n20161028120822286.html truy cập ngày 25/07/2017.
người kháng cáo đang ị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận”.
Tác giả cho rằng, bên cạnh quy định về xác định ngày kháng cáo trong trường hợp nguyên đơn bị tạm giam, pháp luật cần bổ sung quy định xác định ngày kháng cáo đối với trường hợp nguyên đơn bị tạm giữ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bên cạnh biện pháp tạm giam thì tạm giữ cũng là một biện pháp ngăn chặn; tuy nhiên, điều kiện và thời hạn áp dụng của hai biện pháp này là khác nhau. Về thời hạn tạm giữ, Khoản 1 Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người ị giữ...”.Với quy định này, trong thời hạn bị tạm giữ, quyền kháng cáo của nguyên đơn có thể bị ảnh hưởng nên pháp luật cần có quy định về việc xác định ngày kháng cáo trong trường hợp nguyên đơn đang bị tạm giữ94.
Ví dụ, A khởi kiện B yêu cầu B phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vay tài sản.
Ngày 1/6/2016 Tòa án huyện X đã ra bản án sơ thẩm để giải quyết tranh chấp của A và B.
13 giờ ngày 15/6/2016, A bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ. Ngày 15/6/2016 A làm đơn kháng cáo phúc thẩm tại nơi bị tạm giữ. Trong trường hợp này, do A đang bị tạm giữ nên A không thể gửi đơn kháng cáo cho Tòa án. 13 giờ ngày 18/6/2016 A được cơ quan có thẩm quyền trả tự do. Khi A được trả tự do thời hạn kháng cáo đã hết nên A không thể thực hiện được quyền kháng cáo. Thiết nghĩ, nhà làm luật cần có hướng dẫn bổ sung đối với trường hợp này.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa quy định chế tài áp dụng trong trường hợp các chủ thể có thẩm quyền tạm giam, tạm giữ không xác nhận vào đơn kháng cáo cho nguyên đơn khi bị tạm giam, tạm giữ là chưa bảo đảm quyền kháng cáo của nguyên đơn. Vì vậy, trong thời gian tới, pháp luật cần có quy định cụ thể về vấn đề này.
Thứ hai, BLTTDS 2015 có quy định mới về các trường hợp trả lại đơn kháng cáo phúc thẩm.
Đơn kháng cáo là hình thức nguyên đơn thể hiện ý chí của mình về việc thực hiện quyền kháng cáo. Nếu như trước đây, BLTTDS 2011 chỉ có quy định về việc trả lại đơn khởi kiện, chưa có quy định về việc trả lại đơn kháng cáo thì hiện nay BLTTDS 2015 tại khoản 4 Điều 274BLTTDS 2015 đã quy định rõ những trường hợp đơn kháng cáo của nguyên đơn không được tòa án chấp nhận. Theo quy định của khoản 4 Điều 274 BLTTDS 2015, Tòa án sẽ trả lại đơn kháng cáo cho nguyên đơn trong ba trường hợp: một là, trường hợp nguyên đơn không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của tòa án; hai là, người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án; ba là, trường hợp nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 276 BLTTDS
94 Vũ Hoàng Anh (2017), “Thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015”, Dân chủ pháp luật, (05), tr. 56.
2015.
Rõ ràng, việc bổ sung quy định về các trường hợp trả lại đơn kháng cáo là một quy định tiến bộ, hướng tới bảo đảm quyền kháng cáo của nguyên đơn, tuy nhiên, khoản 4 Điều 274 BLTTDS 2015 chưa quy định đầy đủ các trường hợp tòa án trả lại đơn kháng cáo. Giả sử trong trường hợp nguyên đơn kháng cáo vượt quá giới hạn của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên thì Tòa án có trả lại đơn kháng cáo hay không? Mặt khác, việc trả lại đơn kháng cáo có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, tuy nhiên, BLTTDS 2015 chưa có quy định về việc nguyên đơn được quyền khiếu nại hành vi trả lại đơn kháng cáo của Tòa án. Thiết nghĩ, TANDTC cần có quy định bổ sung để giải quyết những bất cập trên.
Thứ a, BLTTDS 2015 đã quy định hoàn thiện hơn về thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn nhằm bảo đảm quyền kháng cáo của nguyên đơn.