CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN
3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN
3.1.2. Những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện pháp luật tố tụng dân
Hiện nay, BLTTDS 2015 đã kế thừa nhiều quy định về quyền của nguyên đơn từ quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), mà thực tế, những quy định của BLTTDS 2004 còn tồn tại nhiều vướng mắt bất cập. Điều này chứng tỏ BLTTDS 2015 chưa khắc phục được những tồn tại, vướng mắc của BLTTDS 2004 mà vẫn “đi theo vết xe đổ” của Bộ luật này. Đồng thời, BLTTDS 2015 cũng vừa có hiệu lực trong một thời gian chưa dài nên trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng những vụ án được áp dụng theo quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) để đánh giá những vướng mắc, bất cập từ quy định quyền của nguyên đơn trong ở cả hai bộ luật.
115 Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát Nhân dân năm 2015, tlđd chú thích 121.
116 Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát Nhân dân năm 2016, số 152/BC-VKSTC ngày 27/12/2016 (số liệu được dừng trong luận văn được tác giả tử tổng hợp từ thông tin trong báo cáo)
117 TANDTC (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016 của các TAND, Hà Nội, tr. 7.
118 TANDTC (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của các TAND, Hà Nội, tr. 7.
- Tòa án giải quyết vượt quá yêu cầu xâm phạm đến quyền tự định đoạt của nguyên đơn
Về nguyên lý, vì “việc dân sự cốt ở hai bên” nên Tòa án phải giải quyết đúng giới hạn mà nguyên đơn và các đương sự yêu cầu. Chỉ trong một vài trường hợp ngoại lệ, khi pháp luật nội dung có quy định hoặc để bảo đảm bản án tuyên phải thi hành được thì Tòa án mới được giải quyết những nội dung nằm ngoài yêu cầu của nguyên đơn và các đương sự119. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp Tòa án giải quyết vượt quá yêu cầu của nguyên đơn làm xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của họ. Hai vụ án dưới đây sẽ là minh chứng cho điều này.
Vụ án thứ nhất, về “Chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn”. Theo đơn khởi kiện về việc chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn ngày 24/10/2016, nguyên đơn là bà Hoàng Thị Rao khởi kiện bị đơn là ông Đàm Văn Hội, yêu cầu Tòa án huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng chia tài sản chung của vợ chồng gồm: một ngôi nhà cấp bốn, một chiếc xe máy và đất rừng phòng hộ bao gồm 3 thửa: AG328265, AG328387, AG328378. Sau khi hòa giải không thành, Tòa án huyện Phục Hòa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 23/02/2017. Trong bản án sơ thẩm, ngoài nội dung chia các tài sản mà bà Rao đã liệt kê, Tòa án huyện Phục Hòa có tuyên một nội dung như sau: “Ông Đàm Văn Hội được sử dụng và khai thác rừng phòng hộ thửa đất số AG328265 cùng với các nhóm hộ Đàm Văn Điện, Đàm Văn Lập, Đàm Văn Ly”. Sau khi có bản án sơ thẩm, trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, ông Hội có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm, VKS cũng có đơn kháng nghị vì cho rằng Tòa án đã giải quyết vượt quá yêu cầu của nguyên đơn. Ngày 26/06/2017, Tòa án tỉnh Cao Bằng đã mở phiên tòa phúc thẩm để giải quyết yêu cầu của đương sự và VKS. Trong bản án, có một nội dung Tòa án tỉnh Cao Bằng nhận định:
Trong bản án sơ thẩm, có phần nhận định, thửa đất AG328265 đã được cấp giấy chứng nhận số V443190 mang tên ông Hội là đồng chủ sử dụng của các anh em ông Hội chưa chia nên Tòa án không xem xét giải quyết. Nhưng trong quá trình giải quyết Tòa án lại tiến hành định giá thửa đất đó và buộc ông Hội phải chịu án phí, đồng thời tuyên ông được đồng sử dụng với ông Điện, ông Lập, ông Ly là vượt quá phạm vi giải quyết vụ án do các đương sự không có yêu cầu. Do đó, ở phần quyết định Tòa án Cao Bằng đã phải sửa bản án của Tòa án huyện Phục Hòa120.
Vụ án thứ hai, về “Tranh chấp đất đai”. Nội dung vụ án như sau: nguyên đơn là ông Hoàng Vãn Liên trình bày: gia đình anh Nguyễn Văn Khiết và chị Đặng Thị Nguyên là hộ liền kê với gia đình ông. Năm 2008, anh Khiết, chị Nguyên có xây nhà không đúng mốc giới đất và cố tình lấn sang đất của ông 15m2. Ông đã làm đơn đề nghị UBND hòa giải nhiều lần nhưng không thành. Nay ông khởi kiện yêu cầu Tòa án huyện Kim Bảng
119 Xem Điều 325 Bộ luật dân sự năm 2015 và mục 2 Giải đáp của TAND tối cao tại văn bản số 01/2017/GĐ- TANDTC ngày 07/04/2017 về một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự.
120 Bản án số: 14/2017/DS-PT ngày 26/06/2017 – Vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, TAND tỉnh Cao Bằng.
tỉnh Hà Nam buộc anh Khiết và chị Nguyên phải tháo dỡ phần tường xây và mái tôn (giáp ngõ vào nhà ông Liên) để trả lại cho gia đình ông 15m2. Sau khi hòa giải không thành Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử. Trong bản án dân sự sơ thẩm số 02/2015/DS-ST ngày 24/07/2015, Tòa án tuyên: buộc anh Khiết và chị Nguyên dỡ bỏ bức tường gạch xỉ có chiều cao 3 m, cộng 20 m, dài 12,7 m, phần tôn lợp lấn sang lối đi vào ngõ nhà ông Liên là 7,2 m2 và phần mái nhà xây lấn sang đất của hộ ông Liên là 7,8 m2. Trong thời hạn kháng cáo, anh Khiết, chị Nguyên kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, VKS cũng có kháng nghị. Tại bản án phúc thẩm số 11/2015/DS-PT TAND tỉnh Hà Nam nhận định: trong đơn khởi kiện, ông Liên chỉ yêu cầu Tòa án buộc anh Khiết, chị Nguyên dỡ bỏ phần tường xây và mái tôn lợp lấn sang phần đất ngõ đi nhà ông Liên là 7,2 m2 nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết cả diện tích 7,2 m2 hộ anh Khiết xây nhà lấn sang đất của hộ ông Liên (trong khi ông Liên không yêu cầu) là vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Vì vậy, Tòa án tỉnh Hà Nam tuyên sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Liên, buộc anh Khiết, chị Nguyên phải trả lại cho ông Liên 15 m2 đất đã lấn chiếm121.
Như vậy, ở cả 2 vụ án trên, do Tòa án sơ thẩm đã giải quyết vượt quá yêu cầu của nguyên đơn dẫn đến việc VKS phải kháng nghị phúc thẩm khiến nguyên đơn phải theo kiện tại Tòa án cấp phúc thẩm là xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn.
- Tòa án áp dụng không đúng thủ tục tố tụng khi nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm thì Hội đồng xét xử phải đình chỉ giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế đã có trường hợp Hội đồng xét xử không thực hiện đúng quy định của pháp luật TTDS, dẫn đến việc án bị sửa và kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Điều này vô hình chung đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn khi phải bỏ thêm thời gian, công sức, tiền của để tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Vụ án tranh chấp về hợp đồng thương mại dưới đây sẽ là điển hình cho nhận định trên.
Công ty Thái Trung có ký 2 hợp đồng dịch vụ quảng cáo ngày 12/03/2013 và ngày 15/03/2013 với công ty Song Thành Công. Theo thỏa thuận, vị trí đặt biển quảng cáo trên đường Thăng Long – Nội Bài và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ có tổng giá trị là 1.683.000.000 đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty Thái Trung đã không thực hiện đúng thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Ngày 10/01/2014, công ty Song Thành Công khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc công ty Thái Trung phải chịu phạt, bồi thường hợp đồng và chịu lãi xuất chậm trả tổng số tiền là 1.399.793.525 đồng. Ngày 19/02/2016 Công ty Song Thành Công có đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, đề nghị TAND thành phố T giải quyết theo các yêu cầu: Buộc Công ty Thái Trung phải bồi thường số tiền là 1.208.763.833 đồng (gồm tiền phạt hợp đồng, tiền chi phí bảo lãnh ngân hàng, tiền bồi
121Bài viết: “Rút kinh nghiệm VADS bị phúc thẩm sửa bản án”, đăng trên web Trường Đại học Kiểm sát, tại địa chỉ:
http://tks.edu.vn/thong-tin-nghiep-vu/chi-tiet/115/187 ngày truy cập 31/07/2017.
thường thiệt hại phát sinh theo hợp đồng, tiền bồi thường toàn bộ phát sinh theo Điều 7 của hai hợp đồng và lãi suất chậm thanh toán). TAND thành phố T đã thụ lý lại vụ án và giải quyết theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn đã rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với bị đơn về khoản tiền lãi là 350.144.383 đồng và được Hội đồng xét xử chấp nhận. Sau khi có bản án sơ thẩm, VKS đã có kháng nghị vì cho rằng, khi nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện, Tòa án cấp sơ thẩm không đình chỉ giải quyết yêu cầu đã rút là vi phạm thủ tục tố tụng. Ngày 29/06/2017 Tòa án tỉnh T đã ra bản án phúc thẩm theo hướng chấp nhận kháng nghị của VKS và sửa bản án sơ thẩm122.
- Tòa án xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
Khi các chủ thể khởi kiện đến Tòa án, cùng với việc thụ lý vụ án Tòa án phải xác định quan hệ pháp luật tranh chấp. Việc xác định đúng quan hệ pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các quy phạm pháp luật để giải quyết tranh chấp đó. Và đương nhiên, trong trường hợp Tòa án xác định không đúng quan hệ tranh chấp thì việc giải quyết của Tòa sẽ không thể đúng với bản chất sự việc. Trong nhiều trường hợp, sai lầm này đã dẫn đến án bị hủy, làm cho nguyên đơn phải theo kiện nhiều lần và trong một khoảng thời gian dài. Điều này đã trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn. Vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản” dưới đây là một điển hình.
Ông Mai Văn Tuận và bà Mai Thị Tuận sinh được 4 người con là Mai Hùng Sơn, Mai Thị Thơm, Mai Văn Sùng, Mai Văn Túc. Ông bà có 2 thửa đất, một thửa đất thổ cư diện tích 364 m2, một thửa đất ao diện tích 576 m2. Sau khi ông Tuận chết, bà Tuận quản lý toàn bộ tài sản và cho ông Túc cùng vợ ông là bà Nguyễn Thị Nhàn ở cùng. Năm 1997, ông Túc xin đăng ký sử dụng 295 m2 đất thổ cư và 410 m2 đất ao và đã được UBND cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Mai Văn Túc. Năm 2002 ông Túc chết, bà Nhàn và các con tiếp tục chung sống với bà Túc. Năm 2005, bà Tuận chết, bà Nhàn quản lý toàn bộ đất của ông Tuận và bà Tuận. Tháng 7/2014, ông Sơn, ông Sùng và bà Thơm phát hiện bà Nhàn có ý định chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Nhà thờ giáo xứ truyền tin nên đã đến UBND kiểm tra lại hồ sơ đất đai của bố mẹ mới biết toàn bộ đất đai của bố mẹ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Túc.
Vì vậy, ông Sơn, ông Sùng và bà Thơm khởi kiện bà Nhàn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật với diện tích đất mà cụ Mai Thị Tuận để lại. Đồng thời, các đồng nguyên đơn khẳng định họ không biết việc bố mẹ tặng cho hay chuyển nhượng diện tích đất trên cho ông Túc và cũng không có giấy tờ nào khẳng định có việc tặng cho hay chuyển nhượng. Ngày 25/11/2015, Tòa án huyện Kiến Xương tỉnh Thái bình đã ra bản án số 06/2015/DS-ST tuyên không chấp nhận yêu cầu của các đồng nguyên đơn. Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 2/12/2015 các đồng nguyên đơn có kháng cáo, ngày 23/12/2015 Tòa án
122 Bài viết: “Rút kinh nghiệm bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa”, đăng trên web Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, tại địa chỉ: http://vksndthainguyen.gov.vn/?p=1666 ngày truy cập 31/07/2017.
tỉnh Thái Bình kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm. Ngày 28/4/2016, Tòa án tỉnh Thái Bình đã xét xử phúc thẩm vụ án trên. Trong bản án số 08/2016/DS-PT Tòa án nhận định:
Theo hướng dẫn tại điểm b, mục 2.4 phần I của Nghị quyết số 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn giải quyết một số VADS, hôn nhân và gia đình quy định: “Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu ất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo ủy quyền...thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”
Như vậy có căn cứ xác định đây là di sản của cụ Mai Thị Tuận để lại hiện do bà Nhàn quản lý, các đương sự đòi lại để chia theo quy định của pháp luật là quan hệ pháp luật “tranh chấp kiện đòi di sản” nhưng TAND huyện lại xác định đây là “tranh chấp thừa kế tài sản” là xác định sai quan hệ pháp luật. Do đó, Tòa án tỉnh Thái Bình tuyên hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án huyện Kiến Xương xét xử lại theo đúng quy định pháp luật123.
- Tòa án chấp nhận việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn tại phiên tòa sơ thẩm không đúng quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
Như đã phân tích ở mục 2.1.2, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm là quyền của nguyên đơn được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn phải đáp ứng các điều kiện nhất định để bảo đảm lợi ích của các đương sự khác. Thực tế đã có trường hợp Tòa án chấp nhận cho nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm không đúng làm xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của đương sự khác. Có thể xem xét vấn đề này qua vụ án về “yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa vô hiệu” sau đây:
Công ty Minh Thái có ký hợp đồng số 1709/2014 với công ty Phương Thịnh để mua các thiết bị thuộc dây chuyền máy ép viên gỗ, giá trị hợp đồng là 4 tỷ đồng. Công ty Minh Thái đã thanh toán 90% giá trị hợp đồng. Do có mâu thuẫn trong quá trình vận hành máy móc nên công ty Minh Thái không thanh toán 10% còn lại của hợp đồng cho công ty Phương Thịnh. Lý do công ty Minh Thái đưa ra là công ty Phương Thịnh giao hàng không đúng chủng loại của nhà sản xuất, không đúng chất lượng và không giải quyết dứt điểm các lỗi kỹ thuật đúng như thỏa thuận. Vì vậy, công ty Minh Thái đã khởi kiện ra Tòa án thành phố Pleiku yêu cầu hủy hợp đồng 1709/2014, công ty Phương Thịnh phải nhận lại toàn bộ máy móc thiết bị và hoàn trả cho công ty Minh Thái 2.947.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại số tiền là 383.000.000 đồng. Ngày 05/12/2016, Tòa án thành phố Pleiku đã mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử vụ án trên. Tại phiên tòa, công ty Minh thái đã thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng 1709/2014 vô hiệu, công ty Phương Thịnh phải nhận lại toàn bộ máy móc thiết bị và hoàn trả cho công
123Bài viết: “Rút kinh nghiệm vụ án Tranh chấp thừa kế tài sản bị cấp phúc thẩm hủy án”, đăng trên web của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, tại địa chỉ: http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-5886 ngày truy cập 31/07/2017.
ty Minh Thái 2.947.000.000. Tại bản án số 19/2016/KDTM-ST, Tòa án tuyên hợp đồng 1709/2014 vô hiệu, buộc công ty Phương Thịnh phải hoàn trả lại cho công ty Minh Thái 2.947.000.000 đồng và nhận lại 8 thiết bị đã được chuyển giao theo hợp đồng124.
Trong vụ án trên, rõ rằng việc Tòa án chấp nhận cho nguyên đơn là công ty Minh Thái được thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm là vi phạm thủ tục tố tụng. Ở đây, Tòa án án đã có sự nhầm lẫn giữa hai vấn đề pháp lý là “hủy bỏ hợp đồng”
và “tuyên bố hợp đồng vô hiệu”. Theo quy định của pháp luật, yêu cầu hủy hợp đồng thương mại được giải quyết và xử lý hậu quả theo Luật Thương mại, còn yêu cầu vô hiệu hợp đồng được giải quyết và xử lý hậu quả theo Bộ luật dân sự, vì vậy đây là hai vấn đề pháp lý khác nhau và dẫn đến hai cách giải quyết khác nhau. Do đó, yêu cầu bổ sung của công ty Minh thái tại phiên tòa sơ thẩm là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu. Việc Tòa án chấp nhận yêu cầu này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty Phương Thịnh.
- Tòa án xác định sai tư cách làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
Việc xác định đúng tư cách của nguyên đơn là tiền đề để nguyên đơn có thể sử dụng quyền của mình được pháp luật ghi nhận trong quá trình giải quyết vụ án. Thực tiễn xét xử cho thấy, không ít trường hợp Tòa án đã xác định sai tư cách nguyên đơn dẫn đến án sơ thẩm bị hủy, trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Vụ án tranh chấp về chia tài sản thừa kế dưới đây đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó.
Ngày 20/5/2014 bà Nguyễn Thị Thú khởi kiện bà Văn Thị Lý đề nghị Tòa án chia thừa kế theo di chúc của ông Độ để lại cho 2 con của bà là cháu Anh sinh năm 2010 và cháu Lộc sinh năm 2012. Tính đến thời điểm bà Thú khởi kiện 2 cháu đều chưa đủ 6 tuổi.
Trong vụ án này, Tòa án đã xác định bà Thú là nguyên đơn, bà Lý là Bị đơn, cháu Anh và cháu Lộc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan125. Sau khi có bản án sơ thẩm, vụ án này đã bị VKS kháng nghị. Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã tuyên hủy án để yêu cầu giải quyết lại. Trong trường hợp này, Tòa án đã xác định không đúng tư cách đương sự theo quy định của BLTTDS. Ở đây, mặc dù bà Thú là người khởi kiện nhưng lại không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án nên phải được xác định là người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn chứ không phải là nguyên đơn. Hai cháu Anh và Lộc là người được suy đoán là có quyền được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại và được bà Thú khởi kiện thay nên phải được xác định là nguyên đơn trong vụ án. Sai lầm trên của tòa án đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của cháu Anh và cháu Lộc.
- Vướng mắc trong trường hợp đương sự không sao gửi tài liệu, chứng cho
124Bản án số 19/2016/KDTM-ST ngày 05/12/2016 về “Vụ việc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thương mại mua bán hàng hóa vô hiệu”, TAND thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.
125 Bài viết: “Lý do Tòa án cấp trên xử hủy án dân sự của Tòa án cấp dưới” đăng trên trang web của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc giang, tại địa chỉ: http://vksbacgiang.gov.vn/chuyendephapluat/59/6365 , ngày truy cập 29/07/2017.