ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN

1.3. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG

1.3.1. Điều kiện bảo đảm về pháp luật

Một là, pháp luật cần ghi nhận đầy đủ các quyền của nguyên đơn phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Trong thời buổi ngày nay, hội nhập là một trong những vấn đề quan trọng tạo cơ sở cho phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.

Điều đó, đặt ra yêu cầu là mỗi quốc gia khi xây dựng pháp luật phải bảo đảm sự phù hợp hoặc tiệm cận với những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người. Theo đó, quyền của nguyên đơn trong TTDS phải là sự nội luật hóa các quyền con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế. Điều này sẽ bảo đảm mức độ bảo vệ tối đa đối với các quyền lợi hợp pháp của con người trong lĩnh vực dân sự.

Tuy nhiên, làm thế nào để “hội nhập mà không hòa tan”, bởi “luật pháp nếu xung đột với những giá trị nền tảng (truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng…) sẽ không được cộng đồng chấp nhận; chúng sẽ tự tiêu vong”78. Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi mỗi quốc gia cần xây dựng những định hướng cải cách pháp luật phù hợp với nền tảng kinh tế, văn hóa, giá trị truyền thống của quốc gia mình. Trong những định hướng cải cách, cải cách tư pháp là khía cạch quan trọng cần được xây dựng thận trọng và chắc chắn. Các yêu cầu của cải cách tư pháp phải được dùng như “kim chỉ nam” trong hoạt động xây dựng pháp luật. Và đương nhiên, việc xây dựng các quy định về quyền của nguyên đơn cũng phải đáp ứng các yêu cầu đó.

Hai là, pháp luật cần quy định đầy đủ các chế tài áp dụng với các chủ thể xâm phạm quyền của nguyên đơn trong TTDS. Việc ghi nhận đầy đủ các quyền chỉ là điều kiện cần mà không đủ để bảo đảm thực hiện các quyền đó. Xét trên góc độ lý thuyết và thực tiễn, con người ta chỉ tự giác thực hiện hoặc ép mình phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật khi có những chế tài ràng buộc tương ứng đi kèm. Do đó, trong trường hợp pháp luật đã quy định những trách nhiệm, nghĩa vụ mà các chủ thể khác phải thực hiện đối với nguyên đơn mà họ không thực hiện thì phải có các chế tài pháp lý ràng buộc. Các chế tài này sẽ giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể, hướng đến đảm bảo cho nguyên đơn được thụ hưởng những quyền luật định. Đồng thời, song song với việc ghi nhận quyền, pháp luật cần quy định đầy đủ các chế tài pháp lý bất lợi áp dụng cho những chủ thể có hành vi vi phạm.

Ba là, nhà làm luật cần đơn giản hóa các quy định về thủ tục áp dụng khi nguyên đơn thực hiện các quyền luật định. Nếu quá trình tìm đến công lý của nguyên đơn quá rườm ra và phức tạp thì các quyền của nguyên đơn có thể bị xâm phạm. Điều này đỏi hỏi việc xây dựng trình tự, thủ tục giải quyết VADS phải đảm bảo sự đơn giản và nhanh

78 Phạm Duy Nghĩa, tlđd chú thích 37, tr. 20.

chóng. Theo đó, pháp luật TTDS của mỗi quốc gia cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn một cách có hiệu quả.

1.3.2. Điều kiện bảo đảm thông qua hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng Một là, bảo đảm quy định đầy đủ, rõ ràng, minh bạch nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng. Mỗi chủ thể trong hoạt động TTDS đều có tư cách pháp lý và vai trò khác nhau. Để tạo cơ sở cho hoạt động xét xử nói chung và đảm bảo quyền của nguyên đơn nói riêng được thực hiệu quả, đòi hỏi quyền và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng phải được quy định rõ ràng và đầy đủ. Điều này sẽ giúp phân định quyền hạn của những người tiến hành tố tụng, tránh sự lạm quyền trong xét xử cũng như việc xác định rõ trách nhiệm của từng người trong TTDS khi có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, việc quy định minh bạch nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng cũng là cơ sở để người dân thực hiện quyền giám sát đối với những người tiến hành tố tụng khi thực hiện hoạt động xét xử.

Hai là, đảm bảo sự độc lập, khách quan của Tòa án là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền của nguyên đơn trong TTDS. Việc giải quyết VADS không thể khách quan và đúng đắn nếu hoạt động xét xử thiếu tính độc lập. Cũng theo đó, quyền của nguyên đơn không thể được bảo đảm nếu yêu cầu của nguyên đơn được xét xử bởi một hệ thống tư pháp bất minh và thiếu độc lập. Phương cách bảo đảm cho Thẩm phán sự “thong dong”

(mượn cách nói của Nguyễn Trường Tộ), để họ xét xử một cách độc lập, vô tư, công bằng có lẽ đã cổ xưa như lịch sử nghề tư pháp79. Điều này đòi hỏi, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cần xây dựng những cơ chế để Tòa án có thể độc lập với các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Với các yếu tố bên trong, đòi hỏi Tòa án cấp dưới phải được độc lập với Tòa án cấp trên, Thẩm phán xét xử phải độc lập với các Thẩm phán trong Tòa án nơi mình công tác, các thành viên trong hội đồng xét xử phải độc lập với nhau khi đưa ra phán quyết. Với các yếu tố bên ngoài, Tòa án phải độc lập với các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí…; Tòa án phải độc lập với các đảng phái chính trị…Có làm được điều đó mới đảm bảo hoạt động giải quyết VADS được công minh, đúng pháp luật.

Ba là, bảo đảm cơ chế giám sát trong TTDS. Có hai cơ chế giám sát có thể áp dụng trong TTDS. Thứ nhất, các Tòa án cấp trên có quyền sửa chữa những sai lầm của Tòa án cấp dưới. Trong quá trình xét xử, nếu Tòa án cấp trên phát hiện việc giải quyết của Tòa án cấp dưới không bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn hoặc có những sai lầm trong xét xử thì có thể xét xử lại VADS nhằm bảo đảm tính đúng đắn của phán quyết được đưa ra từ cơ quan tư pháp. Thứ hai, việc giám sát có thể thực hiện thông qua hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát. Tùy theo quan điểm lập pháp của từng quốc gia mà quy định về sự tham gia của Viện kiểm sát trong TTDS có sự khác biệt. Với các nước áp dụng cơ chế giám sát bằng việc quy định cho Viện kiểm sát có quyền tham gia giải quyết VADS thì đây là một sự ghi nhận quan trọng giúp bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn. Với

79 Phạm Duy Nghĩa, tlđd chú thích 37, tr. 375.

chức năng giám sát các hoạt động tố tụng của những người tham gia tố tụng và Tòa án, trong phạm vi quyền hạn của mình, Viện kiểm sát có thể thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo đảm việc giải quyết VADS được đúng đắn.

1.3.3. Điều kiện bảo đảm nguyên đơn phải đƣợc biết về quyền của mình

Người ta chỉ có thể bảo vệ và sử dụng có hiệu quả quyền năng của mình khi được biết và phải được biết đầy đủ về các quyền năng đó. Đa phần người dân của mỗi quốc gia đều không phải những chuyên gia pháp luật, vì vậy trách nhiệm đặt ra với mỗi quốc gia là phải thực hiện những hoạt động thiết thực để giúp người dân biết được những kiến thức pháp lý cơ bản liên quan đến quyền lợi của mình. Dường như không có hoạt động nào nhanh hơn việc tuyên truyền vào giáo dục pháp luật một cách hiệu quả. Một quốc gia có tri thức pháp luật cao là quốc gia phải trang bị cho người dân luôn có ý thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng các công cụ pháp lý. Nói cách khác, tư duy sử dụng các công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm phải được hình thành và trở thành những “phản xạ tự nhiên” đối với mọi người dân.

Bên cạnh đó, quyền của nguyên đơn sẽ làm phát sinh trách nhiệm của Tòa án.

Trong quá trình giải quyết VADS, pháp luật TTDS cần quy định cho Tòa án có trách nhiệm thông báo với nguyên đơn đầy đủ những quyền mà pháp luật trao để nguyên đơn có thể sử dụng hiệu quả những quyền mình có.

1.3.4. Điều kiện bảo đảm về cơ chế hỗ trợ

Nhà nước được thành lập từ nhân dân nên mọi hoạt động của nhà nước phải luôn hướng đến việc bảo vệ và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của nhân dân. Với tư duy pháp lý hiện đại, ngày nay các quốc gia đã thay đổi nhận thức trong việc chuyển biến từ một nhà nước cai trị thành một nhà nước phục vụ. Với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, mỗi quốc gia cần xây dựng những cơ chế hỗ trợ phù hợp để người dân nói chung và nguyên đơn nói riêng có thể bảo vệ tốt những quyền lợi hợp pháp của mình. Tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia, việc xây dựng các mô hình trợ giúp pháp lý và nâng cao hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý đang là lựa chọn để nhà nước thể hiện sự hỗ trợ đối với người dân trên con đường tìm kiếm công lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Quyền của nguyên đơn trong TTDS là quyền con người và được pháp luật TTDS ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Việc pháp luật ghi nhận và quy định cho nguyên đơn có các quyền trong TTDS là một phương thức mà người bị xâm phạm hoặc tranh chấp có thể sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dưới góc độ pháp lý, quyền của nguyên đơn trong TTDS có những điểm khác biệt so các đối tượng pháp lý khác như: quyền của nguyên đơn trong tố tụng hành chính, quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự…

2. Sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền của nguyên đơn trong TTDS có giá trị trên nhiều phương diện. Cụ thể, về phương diện chính trị, sự ghi nhận quyền của nguyên đơn trong TTDS góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân, đáp ứng các đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Về phương diện kinh tế - xã hội, việc quy định cho nguyên đơn có các quyền trong TTDS sự giúp nguyên đơn bằng chính quyền năng pháp luật trao có thể sử dụng để bảo vệ các giá trị pháp lý mà mình xứng đáng được hưởng, góp phần bảo vệ các lợi ích hợp pháp trong quan hệ pháp luật dân sự và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội…

3. Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền của nguyên đơn trong TTDS được tác giả triển khai nghiên cứu hai nội dung chính là: cơ sở của các quyền và nội dung khái quát của từng quyền – dựa vào đặc trưng của từng quyền, các quyền này được chia thành hai nhóm là quyền tự định đoạt và nhóm quyền tranh tụng. Nội dung này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật ở chương 3.

4. Để quyền của nguyên đơn trong TTDS được thực hiện tốt cần phải có những điều kiện bảo đảm thích hợp như: các điều kiện bảo đảm về mặt pháp luật, bảo đảm về nhận thức, bảo đảm thông qua hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng …

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)