Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thực tiễn thi hành tại thành phố yên bái, tỉnh yên bái giai đoạn năm 2011 2015 (Trang 101 - 118)

Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với quan hệ chuyển nhượng QSDĐ, để việc thực hiện pháp luật đạt hiệu quả cao, Nhà nước cần phải có sự quan tâm đến những yếu tố khách quan khác có ảnh hưởng đến việc thực hiện quan hệ này.

Đầu tiên, cần phải đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ thi hành pháp luật Chất lượng và hiệu quả hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật phụ thuốc rất nhiều và người thi hành pháp luật. Thực tiễn hoạt động của các cơ quan hành chính, tư pháp cho thấy trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu áp dụng, thực thị pháp luật ở nhiều khu vực có tình hình chuyển nhượng QSDĐ phức tạp. Hơn nữa, dưới tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà một bộ phận cán bộ có phẩm chất đạo đức thoái hóa, biến chất. Vì vật cần phải kiểm tra, rà soát lại trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đặc biệt đối với đội ngũ công chứng viên và Thẩm phán.

Thứ hai, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Để những chính sách pháp luật đất đai nói chung và các quy định pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ nói riêng có thể đi vào trong thực tiễn đời sống thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đóng một vai trò quan trọng.

Chuyển nhượng QSDĐ là giao dịch diễn ra phổ biến nhất nhưng cũng phức tạp nhất. Tuy nhiên nhận thức pháp luật của người dân, đặc biệt là ở vùng nông thông, về quan hệ này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, họ rất bị động và lúng túng khi có nhu cầu thực hiện giao dịch này hay thường vi phạm những quy định về hình thức hợp đồng, dẫn đến hậu quả hợp đồng vô hiệu, bị hủy gây thiệt hại về kinh tế, Chính vì thế, việc nâng cao nhận thức pháp luật đất đai cho người dân có ý nghĩa quan trọng, giúp họ hiểu và tôn trọng, có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, góp phần hình thành nên một thị trường KDBĐS lành mạnh.

Thứ ba, cần tăng cường, kiểm tra, phát hiện kịp thời những sai phạm trong quan hệ chuyển nhượng QSDĐ. Cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra những công ty kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch bất động sản để đảm bảo tính hợp pháp trong các giao dịch. Đồng thời cần đưa ra những biện pháp chế tài đủ mạnh, mang tính răn đe nhằm ngăn chặn những hành vi sai phạm có thể xảy ra, tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, một môi trường chuyển nhượng QSDĐ lành mạnh.

Kết luận chương 3

Ở chương 3, Luận văn đã chỉ ra những định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật chuyển nhượng QSDĐ.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật chuyển nhượng QSDĐ bao gồm hoàn thiện hành lang pháp lý về chuyển nhượng QSDĐ, hoàn thiện quy định về thông tin liên quan đến đất đai, hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, luận văn còn đưa ra giải pháp cho một số vấn đề cốt lõi như chất lượng nguồn cán bộ, hệ thống kiểm tra giám sát, hệ thống chế tài xử lý vi phạm. Đồng thời cũng khẳng định vai trò quan trọng của công tác tuyên, truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến với mọi người dân trong cả nước.

KẾT LUẬN

Chuyển nhượng QSDĐ là một nhu cầu tất yếu, khách quan của nền kinh tế thị trường trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân ở nước ta. Bản chất của chuyển nhượng QSDĐ là sự chuyển dịch QSDĐ từ người có QSDĐ hợp pháp sang người khác theo một trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định, theo đó người chuyển nhượng có nghĩa vụ chuyển giao QSDĐ hợp pháp của mình cho người nhận chuyển nhượng; ngược lại, người nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả tiền cho người chuyển nhượng; bên cạnh đó, người chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế chuyển QSDĐ, người nhận chuyển nhượng phải nộp lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.

Pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ là một mảng pháp luật rộng lớn được quy định bởi nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau mà trong đó Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành là nòng cốt. Cùng với đó, hàng loạt các văn bản khác có liên quan như: Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Công chứng, pháp luật về thuế, phí và lệ phí đã điều chỉnh ở các mức độ và khía cạnh khác nhau liên quan đến chuyển nhượng QSDĐ. Về cơ bản, đây là hệ thống pháp luật tương đối toàn diện và khá đầy đủ đối với giao dịch chuyển nhượng QSDĐ.

Tuy nhiên, chỉ hệ thống pháp luật điều chỉnh giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thôi sẽ là chưa đủ và càng không thể đảm bảo cho giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất được vận hành trôi chảy, thuận lợi, ít rủi ro và ít tốn kém, mà đòi hỏi hệ thống pháp luật đó phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo và loại trừ lẫn nhau. Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ chuyển nhượng QSDĐ cũng đòi hỏi phải được xây dựng phù hợp với thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, cần thiết phải có các cơ chế đảm bảo cho các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện có hiệu quả. Theo đó, sự tham gia của Nhà nước, các tổ chức dịch vụ hỗ trợ trung gian cũng là một trong những cầu nối quan trọng để hiện thực hóa các giao dịch này trên thực tế. Những rào cản, những

khó khăn, vướng mắc, những tranh chấp, sai phạm xảy ra trong quá trình ký kết và thực hiện giao dịch chuyển nhượng QSDĐ trên thực tế thời gian qua cho thấy hiệu quả thực thi pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ chưa đạt được như mong muốn đề ra.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm giảm thiểu các bất cập, mâu thuẫn và chồng chéo trong qui định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đảm bảo cho giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất được vận hành trong môi trường pháp lý an toàn, hiệu quả, phòng ngừa ở mức độ cao nhất các rủi ro và hướng tới việc giảm thiểu các tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực tế cuộc sống là vấn đề cần thiết phải thực hiện trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật

1. Bộ luật dân sự Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ luật dân sự Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ luật Hồng Ðức.

6. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NÐ-CP 7. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NÐ-CP

8. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980,1992, 2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Luật Ðất đai Việt Nam (1987), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Luật Ðất đai Việt Nam (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Luật đất đai Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTPTANDTC ngày 16/4/2003 của HĐTPTANDTC về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

14. Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTPTANDTC ngày 10/8/2004 của HĐTPTANDTC về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình;

15. Ðại Việt sử ký toàn thư, tập 3, (1968), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

16. Ðảng Cộng sản Việt Nam (1998), Vãn kiện hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Mạnh Bách (1997), Luật dân sự Việt Nam lược giải, các hợp đồng dân sự thông dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. PGS.TS Đỗ Văn Đại, Sách chuyên khảo: Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất, Khoa luật dân sự Trường ĐHLTP.

HCM, Nhà xuất bản lao động.

19. TS Nguyễn Ngọc Điện (2003), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, (Quyển 1-Tập1), Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

20. Trần Thị Lịch, Một số vấn đề cần lưu ý khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Dân chủ và Pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 5/2013, tr. 39 - 41 9866 – 7535

21. Phạm Hữu Nghị (2002), "Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (8).

22. Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Nắng Mai, Một số giao dịch tư lợi trong thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Nhà nước và Pháp luật. Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 3/2012, tr. 60 – 65

23. Thành Lê Văn Thành, Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của Luật đất đai năm 2003, Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, Số 13/2011, tr. 39 - 42, 47.

24. Lê Văn Thiệp, Thực trạng và một số giải pháp khắc phục những kẽ hở khi áp dụng chế định uỷ quyền trong Bộ luật dân sự hiện hành, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 5/2012, tr. 50 - 53, 64.

25. Lê Văn Thiệp, Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và một số kiến nghị, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 24/2012, tr. 37 - 41, 51.

26. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Một số vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật Việt Nam : luận văn thạc sĩ luật học, TS.

Đinh Văn Thanh hướng dẫn . - Hà Nội, 2004

27. Trường Ðại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

28. Trường Ðại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

29. Trường Ðại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thực tiễn thi hành tại thành phố yên bái, tỉnh yên bái giai đoạn năm 2011 2015 (Trang 101 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)