PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1.4 Nội dung phân tích
1.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính là cơ cấu các loại nguồn vốn hình thành nên các loại tài sản của DN vì vậy phân tích cấu trúc tài chính là đánh giá cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cũng như mối quan hệ giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn.
1.4.1.1 Phân tíchcơcấu và biến động tài sản Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản: Đánh giá tỷ lệ giữa các loại tài sản thông qua tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản.
Phân tích tình hình biến động tài sản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sự biến động của tài sản: để đánh giá sự biến động của tài sản, chúng ta phân tích theo chiều ngang. Chúng ta so sánh số năm sau so với số năm trước.
Nếu số năm sau > số năm trước: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp được mở rộng và có điều kiện để mở rộng sản xuất.
Nếu số năm sau < số năm trước: Phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp, do đó quy mô sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu không sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.
a) Tiền và tương đương tiền
Căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của DN trong từng giai đoạn để nhận xét.
Khoản mục này có thể tăng hoặc giảm không phải do ứ đọng hay thiếu tiền mà có thể do doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để chuẩn bị đầu tư mua sắm vật tư, tài sản... hay do DN vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh.
b) Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu của DN có nhiều loại nhưng chiếm phần lớn là khoản mục phải thu khách hàng. Đây là tài sản của DN bị người mua chiếm dụng. Khoản phải thu này tăng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên khi xem xét khoản phải thu này cần liên hệ với phương thức tiêu thụ, chính sách tín dụng bán hàng, chính sách thanh toán tiền hàng, khả năng quản lí nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng.. để nhận xét. Chẳng hạn nợ phải thu tăng hoặc giảm không phải do yếu kém của DN trong việc quản lí nợ mà có thể do phương thức tiêu thụ áp dụng tại doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp áp dụng phương thức bán lẻ là chủ yếu thì số nợ phải thu sẽ thấp do bán hàng ra thu được tiền ngay, ngược lại DN áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu thì tỷ trọng nợ phải thu sẽ cao do đặc trưng của phương thức tiêu thụ này là thanh toán chậm. Trường hợp do khả năng quản lí khách hàng kém, khoản nợ phải thu sẽ tăng do phát sinh các khoản “nợ xấu” trong kỳ.
c) Hàng tồn kho
Để đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra liên tục thì DN cần phải xác định được lượng HTK dự trữ hợp lý. Lượng HTK dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng
Trường Đại học Kinh tế Huế
được nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không gây ra chi phí tồn kho, gây ứ đọng vốn.
Lượng dự trữ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản xuất, tiêu thụ và mức độ chuyên môn hóa, vào hệ thống cung cấp, vào tình hình tài chính của DN. Khi xem xét tỷ trọng HTK chiếm trong tổng tài sản, cần liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của DN, với chính sách dự trữ, tính thời vụ của kinh doanh với chu kỳ sống của sản phẩm.
Trong các DN kinh doanh, thương mại tỷ trọng HTK thường lớn do đối tượng kinh doanh là các hàng hóa này, ngược lại các DN kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng HTK lại thấp. Các DN sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ vào những thời điểm nhất định trong năm, tỷ trọng HTK thường rất cao do yêu cầu dự trữ thời vụ, ngược lại vào các thời điểm khác thì quá thấp
d) Tài sản cố định
Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản trước hết phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Sau nữa tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, vào chu kỳ kinh doanh, vào phương pháp khấu hao mà DN áp dụng. Chính vì vậy khi xem xét tỷ trọng tài sản cố định cần phải liên hệ các yếu tố trên.
1.4.1.2 Phân tíchcơ cấu và biến động nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của DN, khi phân tích kết cấu nguồn vốn ta đánh giá tỷ trọng của từng khoản mục so với tổng nguồn vốn.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, DN có khả năng đủ đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của DN đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại nếu nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, khả năng bảo đảm về mặt tài chính của DN sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững.
Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Sự biến động của nguồn vốn: tương tự như tài sản, ta cần phải phân tích biến động nguồn vốn của DN nhằm đánh giá việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình SXKD thông qua việc so sánh tổng nguồn vốn giữa các kỳ phân tích. Thông qua đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
chủ các DN, các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác có thể thấy được mức độ tự chủ, chủ động kinh doanh hay những khó khăn mà DN phải đương đầu. Việc phân tích tình hình biến động nguồn vốn là cơ sở để đánh giá khả năng độc lập về tài chính của DN, từ đó đưa ra những giải pháp định hướng kinh doanh phù hợp.
Nếu số năm sau > số năm trước: Tổng nguồn vốn tăng, tài sản DN được mở rộng.
Nếu số năm sau < số năm trước: Tổng nguồn vốn giảm, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của DN giảm.