Phân tích tình hình thanh toán tại công ty TNHH Hồng Nhật

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hồng nhật (Trang 63 - 68)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Hồng Nhật

2.2.3 Phân tích tình hình thanh toán tại công ty TNHH Hồng Nhật

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5: Bảng phân tích tình hình thanh toán của công ty TNHH Hồng Nhật năm 2014, 2015, 2016.

CHỈ TIÊU ĐVT 2014 2015 2016

2015/2014 2016/2015

+/- % +/- %

1. Doanh thu thuần đồng 5.813.149.977 12.784.183.791 15.574.228.815 6.971.033.814 119,92 2.790.045.024 21,82 2. Giá vốn hàng bán đồng 4.904.994.021 10.533.106.751 13.425.015.123 5.628.112.730 114,74 2.891.908.372 27,46

3. Nợ phải thu đồng 4.806.355.687 5.386.494.710 5.241.563.270 580.139.023 12,07 -144.931.440 -2,69

4. Nợ phải trả đồng 6.962.802.625 8.194.604.731 10.493.163.072 1.231.802.106 17,69 2.298.558.341 28,05

5. Các khoản phải thu bình quân đồng 4.517.302.694 5.096.425.199 5.314.028.990 579.122.505 12,82 217.603.792 4,27 6. Các khoản phải trả bình quân đồng 5.792.877.693 7.047.683.678 8.812.863.902 1.254.805.985,00 21,66 1.765.180.223,50 25,05

7. tổng quát tình hình thanh toán lần 0,69 0,66 0,50 -0,03 -4,78 -0,16 -24,01

8. Số vòng quay khoản phải thu (8=1/5) vòng 1,29 2,51 2,93 1,22 94,93 0,42 16,84

9. Kỳ thu tiền bình quân (9= 360 ngày/ 8) kỳ 279,75 143,51 122,83 -136,24 -48,70 -20,68 -14,41

10. Số vòng luân chuyển khoản phải trả

(10=2/6) vòng 0,85 1,49 1,52 0,65 76,51 0,03 1,93

11. Thời gian quay vòng của các khoản phải

trả (11= 360 ngày/10) ngày 425,17 240,88 236,32 -184,29 -43,35 -4,55 -1,89

Trường Đại học Kinh tế Huế

a) Tổng quát tình hình thanh toán:

Dùng chỉ tiêu:

Từ bảng phân tích, ta nhận thấy được qua cả 3 năm chỉ tiêu tổng quát tình hình thanh toán đều nhỏ hơn 1.

Cụ thể năm năm 2014, chỉ tiêu này có giá trị là 0,69 lần. Qua đến năm 2015, chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 0,66 lần và tiếp tục giảm xuống còn 0,5 lần vào năm 2016.

Điều này cho thấy qua cả 3 năm, nợ phải thu luôn nhỏ hơn nợ phải trả và chênh lệch giữa các khoản mục này qua các năm ngày càng lớn. Chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng sẽ bé hơn lượng vốn DN đi chiếm dụng. Do đó, công ty cần chú trọng tập trung vào việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp để đảm báo uy tín cho DN.

b) Phân tích tình hình trảnợ đốivớinhà cung cấp Số vòng luân chuyển các khoản phải trả

Số vòng luân chuyển

=

Giá vốn hàng bán

các khoản phải trả Số dư bình quân các khoản phải trả

Năm 2014 số vòng luân chuyển các khoản phải trả là 0,85 vòng, nghĩa là các khoản phải trả của công ty quay được 0,85 vòng.

Vào năm 2015 số vòng luân chuyển các khoản phải trả là 1,49 vòng, tăng thêm 0,65 vòng tương ứng tăng 76,51% so với năm 2014, có nghĩa là các khoản phải trả của DN năm 2015 quay nhanh hơn 0,65 vòng so với năm 2014. Điều này cho thấy vào năm 2015 DN ít chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn so với năm 2014, giúp DN cải thiện uy tín đối với các nhà cung cấp. Năm 2016, DN tiếp tục việc chiếm dụng vốn và tăng khả năng thanh toán hơn so với năm 2015. Cụ thể là năm 2016 số vòng luân chuyển của khoản phải trả là 1,52 vòng, tăng thêm 0,03 vòng tương ứng tăng 1,93% so với năm 2015. Tuy tốc độ tăng không đáng kể nhưng đã cho thấy sự nỗ lực chi trả của DN.

Nợ phải thu Nợ phải trả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguyên nhân là do qua các năm giá vốn hàng bán ngày càng lớn và tốc độ tăng của GVHB tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải trả bình quân cho nên số vòng phải trả tăng lên qua các năm. Mặc dù số vòng luân chuyển tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của DN, sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp DN giảm được chi phí về vốn.

Thời gian quay vòng của các khoản phải trả Thời gian quay vòng

=

Thời gian của kỳ phân tích

của các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Năm 2014: Thời gian quay vòng của các khoản phải trả là 425,17 ngày, nghĩa là mỗi vòng quay của các khoản phải trả mất khoảng 425 ngày.

Năm 2015: Thời gian quay vòng của các khoản phải trả giảm 184,29 ngày so với năm 2014, xuống còn 240,88 ngày, nghĩa là mỗi vòng quay của các khoản phải trả mất khoảng 240 đến 241 ngày.

Năm 2016: thời gian quay vòng của các khoản phải trả tiếp tục giảm còn 236,32 ngày, nghĩa là mỗi vòng quay của các khoản phải trả mất khoản 236 ngày.

Thời gian quay vòng của các khoản phải trả của các năm 2015, 2016 nhanh hơn nhiều so với năm 2014. Thời gian vòng quay các khoản phải trả năm 2015 và 2016 nhanh hơn chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng của công ty có cải thiện và thời gian công ty chiếm dụng vốn ít hơn đảm bảo uy tín cho DN đối với các nhà cung cấp.

c) Phân tích tình hình thanh toánđốivới ngườimua Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay

=

Doanh thu thuần

các khoản phải thu Các khoản phải thu bình quân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong năm 2014, số vòng quay khoản phải thu của công ty là 1,29 vòng. Có nghĩa là các khoản phải thu của DN quay được 1,29 vòng để đạt doanh thu thuần trong kỳ là 5.813.149.977 đồng.

Sang năm 2015, số vòng quay khoản phải thu của công ty là 2,51 vòng. So với năm 2014, chỉ tiêu này đã tăng lên 1,22 vòng, tương ứng tăng 94,93%.

Đến năm 2016, số vòng quay khoản phải thu là 2,93 vòng, tiếp tục tăng 0,42 vòng tương ứng tăng 16,84% so với năm 2015.

Nguyên nhân của sự biến động này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân. Cụ thể là năm 2015 so với năm 2014, Doanh thu thuần tăng 119,92% trong khi tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân là 12,82%; năm 2016 so với năm 2015, doanh thu thuần tăng 21,18% và tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân là 4,27%.

Vòng quay khoản phải thu qua 3 năm tương đối cao, cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt, và công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Công ty đã có chính sách bán chịu cũng như chính sách thu hồi nợ tương đối tốt, tránh bị chiếm dụng vốn. Công ty cần phải cố gắng cải thiện, có chính sách hợp lý về các khoản bán chịu để có thể thu hồi nợ tốt hơn nữa trong tương lai và có thể giúp tăng doanh số bán hàng cho DN.

Kỳ thu tiền bình quân(DOS)

Kỳ thu tiền

=

Số ngày trong kỳ

bình quân Số vòng quay các khoản phải thu

Năm 2014 mất 279,75 ngày thì công ty mới thu được khoản phải thu là 4.517.302.694 đồng.

Năm 2015 thì số ngày để công ty thu được các khoản nợ là 143,51 ngày, giảm 136,24 ngày so với năm 2014, tương ứng giảm 48,7%, nghĩa là năm 2015 để thu được khoản nợ là 5.096.425.199 đồng thì công ty mất 143,51 ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2016 công ty chỉ còn mất 122,83 ngày để thu được khoản nợ là 5.314.028.990 đồng, như vậy so với năm 2015 số ngày để thu hồi nợ đã giảm đi 20,68 ngày tương ứng giảm đi 14,41% so với năm 2015.

Sau mỗi năm, các khoản phải thu bình quân tăng trong khi kỳ thu tiền bình quân lại giảm hơn năm trước cho thấy, công ty đã có chính sách quản lý các khoản phải thu hiệu quả hơn. Thời gian thu tiền nhanh hơn ảnh tác động tốt đến khả năng thanh toán của DN.

So với các DN cùng ngành, công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty khá nhanh, sẽ làm giảm rủi ro tín dụng, giảm nguy cơ mất vốn. Tùy từng đối tượng khách hàng lớn hay nhỏ và việc thanh toán của khách hàng tốt hay xấu mà công ty có những chính sách bán hàng phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hồng nhật (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)