PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Hồng Nhật
2.2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Hồng Nhật
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: Bảng phân tích hiệu quả hoạt động của công ty TNHH Hồng Nhật năm 2014, 2015, 2016
STT Chỉ tiêu ĐVT
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Số tiền Số tiền Số tiền +/- % +/- %
1 Lợi nhuận gộp Đồng 908.155.956 2.251.077.040 2.149.213.692 1.342.921.084 147,87 -101.863.348 -4,53
2 Doanh thu thuần Đồng 5.813.149.977 12.784.183.791 15.574.228.815 6.971.033.814 119,92 2.790.045.024 21,82
3 Giá vốn hàng bán Đồng 4.904.994.021 10.533.106.751 13.425.015.123 5.628.112.730 114,74 2.891.908.372 27,46
4 Lợi nhuận sau thuế Đồng 148.919.928 470.649.902 286.175.740 321.729.974 216,04 -184.474.162 -39,20
5 Lợi nhuận trước thuế Đồng 186.149.910 588.312.378 357.719.675 402.162.468 216,04 -230.592.703 -39,20
6 Chi phí lãi vay Đồng 334.140.504 336.158.926 329.548.116 2.018.422 0,60 -6.610.810 -1,97
7 Tổng tài sản bình quân Đồng 8.810.112.133 10.374.703.030 12.513.963.544 1.564.590.898 17,76 2.139.260.514 20,62
8 Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 2.486.214.440 2.795.999.352 3.170.079.642 309.784.913 12,46 374.080.290 13,38
9 Tài sản cố định bình quân Đồng 3.533.409.775 4.369.527.234 6.406.445.748 836.117.460 23,66 2.036.918.514 46,62
10 Hàng tồn kho bình quân Đồng 340.405.572 308.540.440 138.486.983 -31.865.133 -9,36 -170.053.457 -55,12
11 Lợi nhuận gộp biên % 15,62 17,61 13,80 1,99 -3,81
12 Lợi nhuận ròng biên (ROS) % 2,56 3,68 1,84 1,12 -1,84
13 Sức sinh lời của tài sản % 5,91 8,91 5,49 3,01 -3,42
14 Tỷ suât lợi nhuận trên TSCĐ % 4,21 10,77 4,47 6,56 -6,30
15 Tỷ suât sinh lời của tài sản (ROA) % 1,69 4,54 2,29 2,85 -2,25
16 Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) % 5,99 16,83 9,03 10,84 -7,81
17 Vòng quay tài sản (TAT ) vòng 0,66 1,23 1,24 0,57 0,01
18 Vòng quay hàng tồn kho vòng 14,41 34,14 96,94 19,73 62,80
19 Số ngày dự trữ hàng tồn kho ngàyTrường Đại học Kinh tế Huế24,98 10,55 3,71 -14,44 -6,83
a) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100 của tài sản (ROA) Tổng tài sản bình quân
Năm 2014, tỷ suất sinh lời của tài sản là 1,69% có nghĩa là cứ đầu tư bình quân 100 đồng tổng tài sản vào hoạt động SXKD trong kỳ thì công ty sẽ kiếm được 1,69 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN.
Sang năm 2015, tỷ suất sinh lời của tài sản là 4,54% có nghĩa là cứ đầu tư bình quân 100 đồng tổng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì công ty sẽ kiếm được 4,54 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN.
Chỉ tiêu này năm 2015 cao hơn năm 2014 là 2,85% có nghĩa là cứ đầu tư bình quân 100 đồng tổng tài sản vào hoạt động SXKD trong kỳ thì năm 2015 công ty sẽ kiếm được nhiều hơn 2,85 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN so với năm 2014. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng 216,04% trong khi tổng tài sản bình quân chỉ tăng 17,76%. Điều này cho thấy năm 2015 hiệu quả đầu tư vào tài sản của công ty đã có chuyển biến.
Đến năm 2016, tỷ suất sinh lời của tài sản là 2,29% có nghĩa là cứ đầu tư bình quân 100 đồng tổng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì công ty sẽ kiếm được 2,29 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. chỉ tiêu này giảm so với năm 2015 do lợi nhuận sau thuế giảm đi 184.474.162 đồng trong khi tổng TS bình quân lại tăng 2.139.260.514 đồng.
Nhìn chung qua cả 3 năm tỷ số này còn rất thấp chứng tỏ công ty vẫn chưa thật sự sử dụng tài sản có hiệu quả. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của tài sản thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay của các ngân hàng trên thị trường ( bình quân 11%) cho thấy DN hạn chế vay thêm tiền để đầu tư vào tài sản.
b)Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100 trên vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Năm 2014, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 5,99% có nghĩa là cứ đầu tư bình quân 100 đồng VCSH vào hoạt động SXKD thì công ty sẽ tạo ra 5,99 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN.
Sang năm 2015, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 16,83% có nghĩa là cứ đầu tư bình quân 100 đồng VCSH vào hoạt động SXKD trong năm thì công ty sẽ kiếm được 16,83 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN.
Chỉ tiêu này năm 2015 cao hơn năm 2014 là 10,84% có nghĩa là cứ đầu tư bình quân 100 đồng VCSH vào hoạt động SXKD trong kỳ thì năm 2015 công ty sẽ kiếm được nhiều hơn 10,84 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN so với năm 2014. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng 216,04% trong khi VCSH tăng với tốc độ thấp hơn (tăng 12,46%)
Đến năm 2016, chỉ tiêu này giảm còn 9,03% có nghĩa là cứ đàu tư bình quân 100 đồng VCSH vào hoạt động SXKD trong năm thì công ty sẽ kiếm được 9,03 đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. Nguyên nhân là trong khi Lợi nhuận sau thuế giảm đi 184.474.162 đồng thì VCSH lại tăng 374.080.290 đồng.
ROE của công ty qua 3 năm nhìn chung vẫn rất cao, công ty đã tạo được sức hấp dẫn nhiều đối với các nhà đầu tư. So sánh với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng hiện hành thì vẫn cao hơn nhiều cho thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu đã có hiệu quả.
Tuy nhiên, công ty vẫn cần phải có các biện pháp nhằm cải thiện các chỉ số khả năng sinh lời vì đây là một chỉ số đáng quan tâm của các nhà đầu tư.
c) Sốvòng quay của tài sản (TAT)
Số vòng quay
=
Doanh thu thuần
của tài sản Tổng tài sản bình quân
Năm 2014, tổng tài sản bình quân quay được 0,66 vòng hay vào năm 2014 để có được 0,66 đồng doanh thu thì cần đầu tư bình quân 1 đồng TS vào hoạt động SXKD.
Năm 2015 số vòng quay của tổng tài sản bình quân tăng 0,57 vòng, tương ứng giảm 86,75%. Tổng tài sản bình quân năm này quay được 1,23 vòng, nghĩa là để có
Trường Đại học Kinh tế Huế
được 1,23 đồng doanh thu thuần thì cần đầu tư bình quân 1 đồng TS vào hoạt động SXKD.
Năm 2016 số vòng quay của tổng tài sản bình quân tiếp tục tăng 0,01 vòng, tương ứng tăng 1%. Như vậy, vào năm 2016 số vòng quay tài sản là 1,24 vòng, nghĩa là khi đầu tư 1 đồng tài sản vào hoạt động SXKD thì có được 1,24 đồng.
Như vậy, ở qua mỗi năm tổng tài sản bình quân của năm sau quay nhanh hơn năm trước đó, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2015 là 119,92% (tương ứng tăng 6.971.033.814 đồng so với năm 2014) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân là 17,76% (tương ứng tăng 1.564.590.898 đồng) và tốc độ tăng của chỉ tiêu này năm 2016 là 21,82% tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân là 20,62%, chứng tỏ công ty sử dụng tài sản có hiệu quả cải thiện hơn qua mỗi năm.
Mặc dù chỉ tiêu này có tăng qua cả 3 năm nhưng vẫn chưa cao vì vậy DN nên chú trọng hơn về việc sử dụng tài sản.
d) Số vòng quay hàng tồnkho và số ngày dự trữ hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay
=
Giá vốn hàng bán
HTK HTK bình quân
Qua bảng phân tích ta thấy: Năm 2014 số vòng quay của hàng tồn kho là 14,41 vòng, nghĩa là trong năm 2014 HTK bình quân quay được 14,41 vòng.
Sang năm 2015, số vòng quay của HTK là 34,14 vòng, nghĩa là trong quý HTK của công ty quay được 34,14 vòng.
Số vòng qay HTK tiếp tục tăng mạnh ở năm 2016 khi quay được 96,94 vòng.
Như vậy, hàng tồn kho năm 2015 quay nhanh hơn năm 2014 19,73 vòng và năm 2016 thì HTK quay nhanh hơn năm 2015 là 62,8 vòng. Nguyên nhân của việc tăng mạnh này là do giá vốn hàng bán tăng liên tục qua các năm và chiếm tỉ trọng lớn trong khi đó HTK bình quân lại giảm và chiếm tỉ trọng nhỏ nên làm cho số vòng quay tăng lên.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Mặc dù số vòng quay HTK lớn nhưng DN cũng cần có biện pháp để tăng số vòng quay HTK lên mức lớn hơn để tăng mức độ sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, để nâng cao hiệu quả sử dụng HTK, công ty cần quan tâm hơn đến việc bảo quản và luân chuyển HTK, tăng tốc độ luân chuyển HTK góp phần giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho DN thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Số ngày dự trữ hàng tồn kho Số ngày dữ trữ
=
Số ngày trong kỳ
HTK Số vòng quay HTK
Năm 2014, số ngày dữ trữ HTK là 24,98 ngày, nghĩa là trung bình một vòng quay của HTK mất 24,98 ngày.
Năm 2015 trung bình một vòng quay của HTK mất hết 10,55ngày, giảm đến 14,44 ngày tương ứng giảm 57,79% so với năm 2014, có nghĩa là năm 2015 số ngày bình quân trong kho của các loại HTK là 10,55 ngày.
Năm 2016 trung bình một vòng quya HTK chỉ còn 3,71 ngày, tiếp tục giảm đi 6,83 ngày tương ứng giảm 64,78% so với năm 2015.
Như vậy, Số ngày dự trữ HTK giảm, đồng nghĩa hiệu suất sử dụng HTK của công ty ngày càng tăng. Cho thấy hiệu quả kinh doanh của DN đang dần cải thiện và nên tiếp tục phát huy.
e)Lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận
=
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
* 100 gộp biên Doanh thu thuần
Trong năm 2014, lợi nhuận gộp biên bằng 15,62%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 15,62 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Sang năm 2015, lợi nhuận gộp biên bằng 17,61%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 17,61 đồng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Như vậy, năm 2015 lợi nhuận gộp biên tăng 1,99% so với năm trước. Nguyên nhân là do cả hai chỉ tiêu lợi nhuận gộp và doanh thu thuần đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận gộp (tăng 147,87%) nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (tăng 119,92%).
Năm 2016, lợi nhuận gộp biên giảm chỉ còn 13,80% tức là đã giảm đi 3,81% so với năm 2015. Nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 13,8 đồng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân của việc lợi nhuận gộp biên giảm là do trong khi doanh thu thuần tiếp tục tăng thêm 2.790.045.024 đồng tương ứng tăng 21,82% thì lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm đi 101.863.348 đồng tương ứng giảm 4,53%. Chính 2 yếu tố này làm cho lợi nhuận gộp biên năm 2016 giảm đi 3,81% so với năm 2015.
Lợi nhuân gộp biên khá cao cho thấy công ty đã hoạt động SXKD tốt. Tỷ lệ này chỉ tăng từ năm 2014 đến năm 2015 nhưng lại giảm khi qua năm 2016. Chứng tỏ công ty chưa quản lý tốt về chi phí giá vốn làm cho lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm xuống trong năm 2016.
f) Lợi nhuận ròng biên (ROS) Lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100 ròng biên Doanh thu thuần
Trong năm 2014, lợi nhuận ròng biên của công ty là 2,56%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 2,56 đồng lợi nhuận sau thuế.
Sang năm 2015, chỉ tiêu này đã tăng lên, đạt mức 3,68%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 3,68 đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận ròng biên tăng 1,12%
so với năm 2014, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng 321.729.974 đồng tương ứng tốc độ tăng 216,04 %, trong khi đó doanh thu thuần tăng 6.971.033.814 đồng tương ứng tốc độ tăng 119,92%, từ đó cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên làm tăng chỉ tiêu lợi nhuận ròng biên so với năm 2014. Lợi nhuận ròng biên năm 2015 tăng so với năm 2014 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm này đã có sự khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn thấp.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua đến năm 2016, lợi nhuận ròng biên giảm mạnh, chỉ còn 1,84%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 1,84 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do trong khi lợi nhuận sau thuế của năm 2016 lại giảm đi 184.474.162 đồng tương ứng giảm 39,2% thì doanh thu thuần lại tăng mạnh, tăng 2.790.045.024 đồng tương ứng tăng 21,82%. Lợi nhuận ròng biên năm 2016 đã có sự giảm sút mạnh mẽ so với năm 2015 cho thấy công ty vẫn chưa hoạt động thật sự khởi sắc và xuất hiện dấu hiệu trì trệ so với năm trước đó.
g) Sứcsinh lờicủatài sản Sức sinh lời của tài sản
=
EBIT
* 100 Tổng tài sản bình quân
Trong năm 2014, khả năng sinh lời cơ bản của công ty là 5,91%, tức là cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất sẽ tạo ra được 5,91 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Sang năm 2015, chỉ tiêu này tăng 3%, đạt mức 8,51%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 8,51 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. BEF tăng 3% so với năm 2014, nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (404.180.890 đồng tương ứng tăng 77,68%) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng TS bình quân( tăng 1.564.590.898 đồng tương ứng tốc độ tăng 17,76%)
Đến năm 2016, khả năng sinh lời cơ bản của công ty lại giảm xuống còn 5,49%
tức là so với năm 2015 đã giảm bớt 3,42%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 5,49 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nguyên nhân là do trong khi tổng TS bình quân tăng lên 2.139.260.514 đồng thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại giảm 237.203.513 đồng.
Chỉ tiêu này giảm cho thấy, công ty quản lý tài sản sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tốt so với năm trước. Công ty cần đưa ra những chính sách quản lý phù hợp hơn để tránh gây lãng phí đồng thời có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
h) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100 trên tài sản cố định Tổng tài sản cố định bình quân
Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định là 4,21%, nghĩa là cứ bình quân đầu tư 100 đồng TSCĐ vào hoạt động sản xuất trong kỳ thì tạo ra được 4,21 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2015, tỷ suất này tăng thêm lên đến 6,56% so với năm 2014 đạt mức 10,77%, tức là vào năm 2016 cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất trong kỳ thì tạo ra được 10,77 đồng lợi nhuận sau thuế.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế (tăng 321.729.974 đồng tương ứng tăng 216,047%) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng TSCĐ bình quân ( tăng 836.117.460 đồng tương ứng tăng 23,66%). Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là khá tốt, hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Sang đến năm 2016, chỉ tiêu này lại giảm mạnh, chỉ còn 4,47%, nghĩa là cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản cố định vào hoạt động SXKD trong kỳ thì tạo ra được 4,47 đồng lợi nhuận sau thuế.
Nguyên nhân là trong khi lợi nhuận sau thuế năm 2016 giảm đi 184.474.162 đồng thì tổng TSCĐ bình quân lại tăng mạnh 2.036.918.514 đồng.
Điều này chứng tỏ qua năm mới công ty sử dụng tài sản cố định chưa được hiệu quả, cần đưa ra những chính sách để cải thiện việc sử dụng tài sản.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Phân tích chỉ tiêu ROA theo mô hình Dupont
Bảng 11: Bảng Phân tích chỉ tiêu ROA theo mô hình Dupont
CHỈ TIÊU ĐVT 2104 2015 2016 2015/2014 2016/2015
ROS % 2,56 3,68 1,84 1,12 -1,84
TAT Vòng 0,66 1,23 1,24 0,57 0,01
ROA = ROS*TAT % 1,69 4,54 2,29 2,85 -2,25
Ảnh hưởng của ROS % 0,74 -2,27
Ảnh hưởng của TAT % 2,11 0,02
Phương pháp phân tích ROA theo mô hình Dupont ở phụ lục 1 - Nhận xét: năm 2015 so với năm 2014
ROA năm 2015 so với năm 2014 tăng 2,85% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Ảnh hưởng của lợi nhuận ròng biên (ROS): ROS năm 2015 so với năm 2014 tăng 1,12% làm cho ROA tăng 0,74%.
+ Ảnh hưởng của số vòng quay của tổng tài sản (TAT): TAT năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,57 vòng làm cho ROA tăng 2,11%.
Như vậy, qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình Dupont, ta có thể thấy số vòng quay tài sản có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm tăng tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty. Do vậy công ty cần chú ý nhân tố này để cải thiện tình hình lợi nhuận trên tài sản.
- Nhận xét: năm 2016 so với năm 2015
ROA năm 2016 so với năm 2015 giảm 2,25% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
+ Ảnh hưởng của lợi nhuận ròng biên (ROS): ROS năm 2016 so với năm 2015 giảm 1,84% làm cho ROA giảm 2,27%.
+ Ảnh hưởng của số vòng quay của tổng tài sản (TAT): TAT năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,01 vòng làm cho ROA tăng 0,02%.
Như vậy, qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình Dupont vào năm 2016 so với năm 2015, ta có thể thấy lợi nhuận ròng biên ROS có ảnh hưởng rất
Trường Đại học Kinh tế Huế
lớn đến việc làm tăng tỷ suất sinh lời trên tài sản của Công ty. Do vậy công ty cần chú ý nhân tố này để cải thiện tình hình lợi nhuận trên tài sản.
Phân tích chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont
Bảng 12: Bảng Phân tích chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
ROS Lần 2,56 3,68 1,84 1,12 -1,84
TAT Vòng 0,66 1,23 1,24 0,57 0,01
FLM % 3,54 3,71 3,95 0,17 0,24
ROE = FLM * TAT * ROS % 5,99 16,83 9,03 10,84 -7,81
Ảnh hưởng của ROS % 2,62 -8,43
Ảnh hưởng của TAT % 7,47 0,08
Ảnh hưởng của FLM % 0,76 0,54
Phương pháp phân tích ROE theo mô hình Dupont ở phụ lục 2 Nhận xét: năm 2015 so với năm 2014
ROE năm 2015 so với năm 2014 tăng 10,84% do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Thứ nhất, ảnh hưởng của thừa số đòn bẩy nợ (FLM): FLM năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,17 lần làm cho ROE tăng nhẹ 0,76%.
+ Thứ hai, ảnh hưởng của số vòng quay của tổng tài sản (TAT): TAT năm 2015 so với năm 2014 tăng 0,57 vòng làm cho ROE tăng 7,47%.
+ Thứ ba, ảnh hưởng của lợi nhuận ròng biên (ROS): ROS năm 2015 so với năm 2014 tăng 1,12% làm cho ROE tăng 0,2,62%.
Nhận xét: năm 2016 so với năm 2015
ROE năm 2016 so với năm 2015 giảm 7,81% do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Thứ nhất, ảnh hưởng của thừa số đòn bẩy nợ (FLM): FLM năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,24 lần làm cho ROE tăng nhẹ 0,54%.
+ Thứ hai, ảnh hưởng của số vòng quay của tổng tài sản (TAT): TAT năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,01 vòng làm cho ROE tăng 0,08%.
+ Thứ ba, ảnh hưởng của lợi nhuận ròng biên (ROS): ROS năm 2015 so với năm 2014 giảm 1,84% làm cho ROE giảm 8,43%.
Trường Đại học Kinh tế Huế