PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Hồng Nhật
2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính công ty TNHH Hồng Nhật
2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản
Với loại hình SXKD của Công ty: Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trọng gần bằng nhau trong tổng số tài sản. Để đánh giá mức hợp lý trong kết cấu tài sản của Công ty, ta có bảng phân tích sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản của công ty TNHH Hồng Nhật năm 2014, 2015, 2016
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015
Số tiền
Cơ cấu
Số tiền
Cơ cấu
Số tiền
Cơ cấu
(+/-) % (+/-) %
(%) (%) (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 5.493.650.986 57,69 5.939.630.375 52,91 5.630.171.620 40,79 445.979.389 8,12 -309.458.755 -5,21 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 40.848.621 0,43 295.598.751 2,63 145.036.126 1,05 254.750.130 623,64 -150.562.625 -50,93
1. Tiền 40.848.621 0,43 295.598.751 2,63 145.036.126 1,05 254.750.130 623,64 -150.562.625 -50,93
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.806.355.687 50,47 5.386.494.710 47,98 5.241.563.270 37,98 580.139.023 12,07 -144.931.440 -2,69 1. Phải thu của khách hàng 4.783.280.687 50,23 5.363.419.710 47,78 5.218.488.270 37,81 580.139.023 12,13 -144.931.440 -2,70
3.Các khoản phải thu khác 23.075.000 0,24 23.075.000 0,21 23.075.000 0,17 0 0,00 0 0,00
IV. Hàng tồn kho 555.639.596 5,83 61.441.283 0,55 215.532.682 1,56 -494.198.313 -88,94 154.091.399 250,79
1. Hàng tồn kho 555.639.596 5,83 61.441.283 0,55 215.532.682 1,56 -494.198.313 -88,94 154.091.399 250,79
V. Tài sản ngắn hạn khác 90.807.082 0,95 196.095.631 1,75 28.039.542 0,20 105.288.549 115,95 -168.056.089 -85,70
1. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0,00 0 0,00 28.039.542 0,20 0 0,00 28.039.542 0,00
4. Tài sản ngắn hạn khác 90.807.082 0,95 196.095.631 1,75 0 0,00 105.288.549 115,95 -196.095.631 -100,00
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 4.029.826.040 42,31 5.286.298.659 47,09 8.171.826.433 59,21 1.256.472.619 31,18 2.885.527.774 54,59 I. Tài sản cố định 3.737.507.886 39,25 5.001.546.582 44,55 7.811.344.914 56,60 1.264.038.696 33,82 2.809.798.332 56,18 1. Nguyên giá 5.706.280.393 59,92 7.364.707.665 65,60 11.333.521.502 82,12 1.658.427.272 29,06 3.968.813.837 53,89 2. Giá trị hao mòn lũy kế -1.968.772.507 -20,67 -2.363.161.083 -21,05 -3.522.176.588 -25,52 -394.388.576 20,03 -1.159.015.505 49,05
VI. Tài sản dài hạn khác 292.318.154 3,07 284.752.077 2,54 360.481.519 2,61 -7.566.077 -2,59 75.729.442 26,59
1. Tài sản dài hạn khác 292.318.154 3,07 284.752.077 2,54 360.481.519 2,61 -7.566.077 -2,59 75.729.442 26,59
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 9.523.477.026Trường Đại học Kinh tế Huế100,00 11.225.929.034 100,00 13.801.998.053 100,00 1.702.452.008 17,88 2.576.069.019 22,95
Phân tích sự thay đổi cơ cấu tài sản
Biểu đồ 1 - Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Hồng Nhật vào giai đoạn năm 2014 - 2016
Qua bảng số liệu phân tích và biểu đồ cơ cấu, ta thấy TSNH và TSDH chiếm tỷ trọng gần như ngang nhau. Tuy nhiên, càng về sau thì tỷ trọng TSDH càng tăng và lớn hơn so với TSNH. Cụ thể:
Tổng giá trị TS của công ty năm 2014 là 9.523.477.026 đồng, trong đó TSNH là 5.493.650.986 đồng chiếm 57,69% và TSDH là 4.029.826.040 đồng chiếm 42,31%.
Năm 2015, tổng TS là 11.225.929.034 đồng tăng 1.702.452.008 đồng so với năm trước, trong đó TSNH là 5.939.630.375 đồng chiếm 52,91% so với TSNH năm 2014 thì giá trị này tăng 445.979.389 đồng tương ứng tăng 8,12% và TSDH là 5.286.298.659 đồng chiếm 47,09% so với 2014 thì tăng 1.256.472.619 đồng tương ứng tăng 31,18%. Do tốc độ tăng TSDH lớn hơn tốc độ tăng TSNH của năm 2015 so với năm 2014 nên vào năm 2015 tỷ trọng TSDH tăng lên cho thấy DN dần chú trọng hơn đến việc đầu tư vào TSDH mà cụ thể là TSCĐ.
57,69 52,91
40,79
42,31 47,09
59,21
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2014 2015 2016
TSDH TSNH
Trường Đại học Kinh tế Huế
5.493.650.986 5.939.630.375 5.630.171.620 4.029.826.040
5.286.298.659
8.171.826.433
0 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000 12.000.000.000 14.000.000.000 16.000.000.000
2014 2015 2016
TSDH TSNH
Sang đến năm 2016, giá trị tổng TS là 13.801.998.053 đồng tăng 2.576.069.019 đồng so với năm 2015, trong đó TNSH 5.630.171.620 đồng chiếm 40,79% cho thấy đã giảm 309.458.755 đồng sơ với năm trước tương ứng giảm 5,21% và TSDH là 8.171.826.433 đồng chiếm 59,21% cho thấy đã tăng 2.885.527.774 đồng tương ứng tăng 54,59% so với năm 2015. Sự gia tăng của TSDH và sự giảm thiểu TSNH là đã làm cơ cấu TS của năm 2016 thay đổi đáng kể. Cụ thể là cán cân tài sản nghiêng về TSDH cho thấy DN ngày càng đầu tư mạnh mẽ và TSCĐ và nhìn vào những biến động trên ta nhận thấy được quy mô về vốn của công ty đã tăng đáng kể từ năm 2014 đến năm 2016, quy mô SXKD của công ty đã được mở rộng.
Phân tích tình hình biến động tài sản
Biểu đồ 2 - Biến động của tài sản của công ty TNHH Hồng Nhật vào năm 2014, 2015, 2016
Tổng TS của công ty vào năm 2014 là 9.523.477.026 đồng, đến năm 2015 tăng lên 11.225.929.034 đồng tức là tăng 1.702.452.008 đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 17,88%, đến năm 2016 tổng TS tăng 2.576.069.019 đồng so với năm 2015
Trường Đại học Kinh tế Huế
tương ứng tăng 22,95%. Tổng TS năm 2015 và 2016 có xu hướng tăng chủ yếu là do phần tăng của TSDH, cụ thể: TSDH năm 2015 tăng 1.256.472.619 đồng tương ứng tăng 31,18% so với năm 2014, TSDH năm 2016 tăng 2.885.527.774 đồng tương ứng tăng 54,59% so với năm 2015.
Phân tích tình hình tài sản cụ thể như sau:
Tại công ty TNHH Hồng Nhật, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng vừa phải trong tổng tài sản của công ty và có xu hướng tăng trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2015 và giảm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2016. Cụ thể năm 2014 Tài sản ngắn hạn có giá trị là 5.493.650.986 đồng, chiếm tỉ trọng 57.69% trong tổng tài sản. Năm 2015 tổng tài sản ngắn hạn có giá trị là 5.939.630.375 đồng, chiếm tỉ trọng 52.91%
trong tổng tài sản, tức là đã tăng 445.979.389 đồng, tương đương tăng 8,12% so với năm 2014. Ở năm 2016 giá trị tài sản ngắn hạn đã giảm xuống thành 5.630.171.620 đồng, chiếm tỉ trọng 40,79% trong tổng tài sản, tức là đã giảm 309.458.755 đồng, tương đương đã giảm 5,21% so với năm 2015. Như vậy, Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng giảm không ổn định từ năm 2014 đến năm 2016.
Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy trong nhóm tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn, chiếm tỉ trọng nhỏ là khoản mục còn lại.
Trong đó tỉ trọng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm 0,43% ở năm 2014, sang năm 2015 tăng lên chiếm 2,63% và đến năm 2016 lại giảm xuống chỉ chiếm 1,05% so với tổng tài sản;Tiếp theo đó là tỉ trọng của hàng tồn kho, ở năm 2014 chiếm 5,83%, ở năm 2015 giảm còn 0.55% và tăng lên 1,56% ở năm 2016; tỷ trọng của khoản mục Tài sản ngắn hạn khác ở các năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 0,95%, 1,75% và 0,2%. Trong khi đó, Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng ở năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 50,47%, 47,98% và 37,98%. Vì vậy mà sự biến động của tài sản ngắn hạn về mặt tuyệt đối chủ yếu chịu sự tác động các chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn và chịu sự ảnh hưởng ít các khoản mục tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản tài sản ngắn hạn khác. Các khoản mục còn lại trong mục tài sản của công ty này không có tác động.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong năm 2015, giá trị của tài sản ngắn hạn tăng 445.979.389 đồng, tương ứng tăng 8,12% so với giá trị của năm 2014. Nguyên nhân của việc tăng này là do giá trị của các khoản mục Tiền và tương đương tiền, các khoản Phải thu ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn khác có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ giảm sút của khoản mục Hàng tồn kho ( chủ yếu là sự tăng mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn). Giá trị của khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được vốn, vốn bị chiếm dụng nhiều hơn, có thể doanh nghiệp đã tăng chính sách bán chịu. Bên cạnh đó, giá trị của Hàng tồn kho giảm cho thấy từ năm 2014 đến 2015 doanh nghiệp xây được nhiều công trình, bán được nhiều hàng hóa hơn, lượng hàng hóa ít bị ứ động hơn.
Tuy nhiên, đến năm 2016 giá trị của tài sản ngắn hạn đã giảm xuống còn 5.630.171.620 đồng, tức là đã giảm 309.458.755 đồng tương ứng giảm 5,21% so với năm 2015. Theo đó, nguyên nhân là do Hàng tồn kho tăng nhẹ trong khi các khoản mục khác lại giảm và tốc độ tăng của Hàng tồn kho không bắt kịp tốc độ giảm sút của các khoản mục còn lại. Từ đó cho thấy, trong năm này công ty chưa bán được nhiều hàng hóa. Bên cạnh đó, khoản mục Tiền và tương đương tiền và Các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm cho thấy công ty đã có những cải thiện trong công tác bán chịu.
Tuy nhiên, để có thể nhìn nhận rõ hơn chúng ta cần đi sâu vào phân tích từng khoản mục và đánh giá chúng.
a) Tiền và tương đương tiền
Theo báo cáo tài chính của công ty năm nay, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chỉ bao gồm khoản mục Tiền (bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), không có khoản mục Các khoản tương đương tiền ( tức là chỉ tiêu Các khoản tương đương tiền bằng 0).
Khoản mục Tiền và tương đương tiền, tăng mạnh ở năm 2015 và sau đó giảm mạnh ở năm 2016. Năm 2015, giá trị này là 295.598.751 đồng, chiếm 4,98% trong cơ cấu tổng TSNH. Sang năm 2016, giá trị này giảm xuống còn 145.036.126 đồng, như vậy đã giảm 150.562.625 đồng tương ứng với tốc độ giảm 50,93%. Điều này chủ yếu là do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm so với quý trước, tăng khoản mục tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đối với công ty TNHH Hồng Nhật, khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TS có thể khiến cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán lãi vay, các chi phí và chi tiêu vốn. Do DN có các khoản vay ngắn hạn, dài hạn nên cần dự trữ một lượng tiền đủ lớn để kịp thời thanh toán cả khoản lãi, nợ gốc ngắn hạn cũng như xử lý trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên vào năm 2016, DN đã đầu tư một lượng lớn vào TSCĐ nên có thể đó là một trong những nguyên nhân khiến lượng tiền trong DN giảm mạnh.
b) Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn của DN có xu hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2015 và có xu hướng tăng từ năm 2015 đến cuối năm 2016. Cụ thể, giá trị khoản mục này tăng từ 4.806.355.687 đồng ở năm 2014 lên 5.386.494.718 đồng ở năm 2015 (tăng 580.139.023 tương ứng tăng 12,07%) và giảm xuống 5.241.563.270 đồng ở năm 2016 (giảm 144.931.440 đồng, tương ứng giảm 2,69%).
Các khoản phải thu ngắn hạn thay đổi do các nguyên nhân sau:
- Phải thu ngắn hạn của khách hàng:
Khoản phải thu của khách hàng chiếm phần lớn trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn và có xu hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2015 và giảm từ năm 2015 đến năm 2016. Vào năm 2014, giá trị này là 4.783.280.687 đồng (chiếm 50,23% trong tổng TS) đến năm 2015 lên 5.363.419.710 đồng (chiếm 47,78%% trong tổng TS), tức là tăng 580.139.023 đồng tương ứng tăng tới 12,13%. Sang năm 2016, khoản phải thu khách hàng còn 5.218.488.270 đồng (chiếm 37,81% tổng TS), giảm 144.931.440 đồng, tương ứng giảm 2,7% so với năm 2015. Do doanh thu năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 và khoản phải thu khách hàng trong giai đoạn này cũng tăng nên chưa thể đánh giá được đây là tín hiệu tốt hay xấu, còn tùy thuộc vào chính sách bán chịu, thu hồi nợ, rủi ro không thu hồi được nợ từ khách hàng, từ đó mới xem xét được khách hàng có chiếm dụng vốn của công ty hay không. Bên cạnh đó ở giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2016 cho thấy doanh thu tiếp tục tăng lên và khoản phải thu khách hàng giảm xuống thì ta có thể nhìn nhận đây là một tín hiệu tốt trong việc cải thiện các chính sách
Trường Đại học Kinh tế Huế
bán chịu và thu hồi nợ của công ty mặc dù Khoản phải thu của khách hàng năm 2016 giảm đi so với năm 2015 nhưng nếu so với năm 2014 thì vẫn tăng lên.
- Các khoản phải thu khác:
Các khoản phải thu khác ở các năm không thay đổi, giá trị khoản này vẫn giữ nguyên là 23.075.000 đồng qua các năm và chưa có dấu hiệu thu hồi được.
c) Hàng tồn kho
HTK vào năm 2015 là 61.441.283 đồng, giảm mạnh so với năm 2015 với mức giảm là 494.198.313 đồng, tương ứng giảm 88,94%. Điều này khiến tỷ trọng của HTK trong tổng TSNH cũng giảm từ 10,11% năm 2014 xuống chỉ còn 1,03% vào năm 2015. HTK năm 2015 giảm mạnh chứng tỏ lượng hàng hóa được tiêu thụ lớn, nguyên nhân là do nhu cầu của khách hàng tăng cao và DN không có chi phí SXKD dở dang.
Việc HTK của DN có tỷ trọng cơ cấu thấp, không tích trữ quá nhiều cũng là một yếu tố thuận lợi cho công ty, tiết kiệm được chi phí bảo quản, vốn không bị ứ đọng, tránh các chi phí làm giảm thiểu nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán của DN. Bên cạnh đó DN hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng nên việc tích trữ nhiều HTK cũng không quá cần thiết, có thể mua hàng ở bên ngoài và trực tiếp đưa vào công trình thi công.
Vào năm 2016, HTK đạt giá trị 215.532.682 đồng, tăng 154.091.399 đồng so với năm 2015 tương ứng tốc độ tăng 250,79%. Như vậy ở năm 2016, tỷ trọng HTK trong tổng TSNH có sự thay đổi, từ 1,03% ở năm 2015 lên 3,83% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Điều này cho thấy, Doanh nghiệp bắt đầu gia tăng việc dự trữ hàng tồn kho so với năm ngoái. Như vậy, việc doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho nhưng không quá nhiều là các nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng cũng là điều phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chính sách dự trữ hàng tồn kho. Vì hàng tồn kho có thể gây ra ứ đọng vốn, làm tốn các chi phí gây giảm thiểu nguồn vốn kinh doanh như: làm tốn các chi phí như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, và các chi phí khác có liên quan, ảnh hường đến lợi nhuận của Doanh nghiêp. Vì vậy
Trường Đại học Kinh tế Huế
doanh nghiệp cần phải xác định lượng hàng hóa tồn kho dự trữ hợp lí đảm bảo cho kết quả cao hơn.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy TSDH tăng mạnh qua các năm, cụ thể:
Năm 2014 TSDH có giá trị 4.029.826.040 đồng chiếm 42,31% trong tổng TS.
Năm 2015 giá trị TSDH đạt mức 5.286.298.659 đồng, tăng 1.256.472.619 đồng tương ứng tốc độ tăng 31,18% so với năm 2014 và chiếm 47,09% trong tổng TS, năm 2016 chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh lên 8.171.826.433 đồng, tăng 2.885.527.774 đồng so với năm 2015 với tốc độ tăng 54,59%. Nguyên nhân của việc TSDH tăng dần qua các năm là do công ty đang đầu tư vào máy móc trang thiết bị và phương tiện vận tải chuyên chở nhằm mở rộng thị trường.
d) Tài sản cố định
TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong TSDH và có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, tỷ trọng TSCĐ trong tổng TSDH vào năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 92,75%, 94,61% và 95,59%.
Năm 2015, TSCĐ hữu hình là 5.001.546.582 đồng tăng 1.264.038.696 đồng tương ứng tốc độ tăng 33,82% so với năm 2014. Năm 2016 giá trị này tiếp tục tăng lên 2.809.798.332 đồng tương ứng tốc độ tăng 56,18% làm cho TSCĐ hữu hình tăng giá trị lên đến 7.811.344.914 đồng. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng lên là do việc nhiều nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn và các thiết bị, dụng cụ quản lý bị khấu hao trong kỳ nhưng tốc độ khấu hao không bì kịp tốc độ mua sắm thêm tài sản của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động KD. Vì hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên việc DN tích cực đầu tư vào các máy móc thiết bị để gia tăng hiệu quả xây dựng các công trình là điều tất yếu.
b) Tài sản dài hạn khác
Qua bảng phân tích số liệu ta thấy vào năm 2014, chi phí trả trước dài hạn là 292.318.154 đồng, đến năm 2015 giảm một lượng 7.566.077 đồng, tương ứng giảm 2,59%, đến năm 2016 lại tăng mạnh lên một lượng là 75.729.442 đồng, tương ứng tăng 26,59% so với năm 2015. Như vậy, theo bảng số liệu năm 2016, chi phí trả trước dài hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
của DN bao gồm máy móc, thiết bị, CCDC chờ phân bổ là 360.481.519 đồng, chiếm tỷ trọng khá nhỏ là 4,41% trong tổng TSDH của DN.