PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Hồng Nhật
2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán tại công ty TNHH Hồng Nhật
2.2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 8: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty TNHH Hồng Nhật năm 2014, 2015, 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
1.Nợ phải trả đồng 6.962.802.625 8.194.604.731 10.493.163.072 1.231.802.106 17,69 2.298.558.341 28,05 2.Vốn chủ sở hữu đồng 2.560.674.401 3.031.324.303 3.308.834.981 470.649.902 18,38 277.510.678 9,15 3.Tổng tài sản dài hạn đồng 4.029.826.040 5.286.298.659 8.171.826.433 1.256.472.619 31,18 2.885.527.774 54,59
4.Nợ dài hạn đồng 531.020.000 531.020.000 531.020.000 0 0,00 0 0,00
5.Tổng tài sản đồng 9.523.477.026 11.225.929.034 13.801.998.053 1.702.452.008 17,88 2.576.069.019 22,95
6.Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (6=1/2) lần 2,72 2,70 3,17 -0,02 -0,58 0,47 17,31
7.Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng
quát (7=3/4) lần 7,59 9,95 15,39 2,37 31,18 5,43 54,59
8.Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản (8=1/5) lần 0,73 0,73 0,76 0,00 -0,16 0,03 4,15
9.Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản (9=4/5) lần 0,06 0,05 0,04 -0,01 -15,17 -0,01 -18,66 10.Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả
(10=4/1) Trường Đại học Kinh tế Huếlần 0,08 0,06 0,05 -0,01 -15,03 -0,01 -21,91
a) Hệ số nợ dài hạn sovới tổng nợ phải trả Hệ số nợ dài hạn
=
Tổng nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả Tổng nợ phải trả
Nợ dài hạn có giá trị không đổi trong giai đoạn nghiên cứu, nên không ảnh hưởng đến sự biến động của hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả. Chỉ có chỉ tiêu tổng nợ phải trả ảnh hưởng đến hệ số này.
Năm 2014, hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả của công ty là 0,08 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng nợ phải trả có 0,08 đồng nợ dài hạn.
Hệ số này vào năm 2015 là 0,06 lần, giảm 0,02 lần so với năm 2014, nghĩa là cứ 1 đồng nợ phải trả năm 2015 thì có bớt đi 0,02 đồng nợ dài hạn. hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả tăng lên là do tổng nợ phải trả năm 2015 tăng lên 1.231.802.106 đồng, tương ứng tăng 17,69%.
Năm 2016, hệ số này giảm nhẹ xuống còn 0,05 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ phải trả có 0,05 đồng nợ dài hạn. Nguyên nhân là do tổng nợ phải trả năm 2016 tăng 2.298.558.341 đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 28,05%, làm hệ số hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả giảm 0,01 lần.
Hệ số này luôn thấp (thấp hơn 0,1) chứng tỏ nợ dài hạn của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ phải trả, công ty sử dụng nợ dài hạn có phần ít hơn trong đầu tư vào các hoạt động SXKD của công ty. Điều này cũng chứng tỏ nhu cầu phải thanh toán ngay cao, DN phải triển khai kế hoạch thanh toán để đảm bảo uy tín đối với các chủ nợ.
b) Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản Hệ số nợ dài hạn
=
Tổng nợ dài hạn so với tổng tài sản Tổng tài sản
Dựa vào bảng phân tích ta thấy hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản cảu công ty trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 không có biến động đáng kể. Mặt khác, nợ
Trường Đại học Kinh tế Huế
dài hạn không thay đổi nên chỉ có chỉ tiêu tổng tài sản tác động đến sự tăng giảm của hệ số này.
Năm 2014, hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản là 0,06 lần, nghĩa là cứ một đồng tài sản đảm bảo trả nợ cho 0,06 đồng nợ dài hạn.
Năm 2015, hệ số này giảm 0,01 lần so với năm 2014, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản của công ty năm 2015 sẽ đảm bảo trả nợ 0,05 đồng nợ dài hạn.
Nguyên nhân là do tổng tài sản tăng 1.702.452.008 đồng, tương ứng tăng 17,88% làm cho hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản giảm 15,17%.
Sang năm 2016, hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản lại giảm đi 0,01 lần so với năm 2015. còn 0,04 lần, nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản của công ty sẽ đảm bảo trả nợ cho 0,04 đồng nợ dài hạn.Nguyên nhân là tổng tài sản từ năm 2015 đến năm 2016 tăng lên 2.576.069.019 đồng tương ứng tăng 22,95% làm cho hệ số này giảm đi 0,01 lần, tương ứng giảm 18,66% so với năm 2015.
Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản nhỏ chứng tỏ tài sản của DN ít được tài trợ bởi vốn vay dài hạn mà thay vào đó là các vốn vay ngắn hạn. Điều này cũng phản ánh một phần sự không ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN bởi vì DN phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn.
b) Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát Hệ số khả năng thanh toán
=
Tổng giá trị tài sản dài hạn nợ dài hạn tổng quát Tổng nợ dài hạn
Năm 2014, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát của công ty là 7,59 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ dài hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bởi 7,59 đồng tài sản dài hạn tham gia vào hoạt động SXKD hoặc nói cách khác là cứ 7,59 đồng tài sản dài hạn của công ty sẽ đảm bảo thanh toán cho 1 đồng nợ dài hạn.
Năm 2015, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát của công ty đạt mức 9,95 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ dài hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bởi 9,95 đồng tài sản dài hạn tham gia vào hoạt động SXKD. Nguyên nhân của biến động
Trường Đại học Kinh tế Huế
tăng này là do tài sản dài hạn tăng 1.256.472.619 đồng (tương ứng tăng 31,18%) (do tài sản cố định tăng).
Đến năm 2016, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát của công ty tiếp tục tăng lên mức 15,39 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ dài hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bởi 15,39 đồng tài sản dài hạn hoặc nói cách khác là cứ 15,39 đồng tài sản dài hạn của công ty sẽ đảm bảo thanh toán cho 1 đồng nợ dài hạn.
Dựa vào bảng phân tích, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát của công ty năm 2016 tăng 5,47 lần tương ứng tốc độ tăng 54,59% so với năm 2015.
Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng nợ dài hạn của công ty năm 2016 sẽ tăng lên sự đảm bảo thanh toán của 5,47 đồng tài sản dài hạn so với năm 2015. Nguyên nhân là do nợ dài hạn không có sự biến động qua 3 năm, trong khi đó, tổng tài sản dài hạn vào năm 2016 lại tiếp tục tăng 2.885.527.774 đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 54,59%.
Nhìn chung hệ số thanh toán nợ dài hạn tổng quát của công ty rất cao cho thầy về dài hạn thì DN có khả năng trả nợ tốt hơn, góp phần ổn định tình hình tài chính của DN về lâu về dài.
d) Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả trên
=
Nợ phải trả vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
Năm 2014, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bằng 2,72 lần, nghĩa là cứ 1 đồng VCSH sẽ đảm bảo cho 2,72 đồng nợ phải trả.
Vào năm 2015, hệ số này giảm còn 2,70 lần, nghĩa là cứ 1 đồng VCSH sẽ đảm bảo cho 2,70 đồng nợ phải trả. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của NPT (17,69%) chậm hơn tốc độ tăng của VCSH (18,38%) làm cho chỉ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm đi 0,02 lần.
Sang Năm 2016 hệ số này bằng 3,17 lần, nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu cũng sẽ đảm bảo cho 3,7 đồng nợ phải trả.
Như vậy, nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng 0,47 lần so với năm 2015. Nguyên nhân là do vào năm 2016 nợ phải trả tăng 2.298.558.341 đồng tương
Trường Đại học Kinh tế Huế
ứng tốc độ tăng 28,05%, trong khi đó vốn chủ sở hữu cũng tăng thêm 277.510.678 đồng tương ứng tăng 9,15%. Như vậy nợ phải trả có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu dẫn đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vào năm 2016 tăng.
Ta thấy chỉ tiêu này ít biến động từ năm 2014 sang năm 2015 và tăng mạnh ở năm 2016, đây không phải là một tín hiệu tốt, chứng tỏ DN chưa tự chủ về mặt tài chính, còn đi vay vốn nhiều từ bên ngoài. Đồng thời, chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1, nghĩa là nợ phải trả luôn lớn hơn VCSH. Như vậy DN có thể rơi vào tình trạng không đủ khả năng thanh toán được các khoản vay nợ khi đến hạn. Tuy nhiên vay nợ bên ngoài cũng là một biện pháp tốt, vì nó sẽ tận dụng được lợi ích “lá chắn thuế” cho DN, tuy nhiên điều này chứng tỏ DN còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.
e) Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản Hệ số nợ phải trả
=
Nợ phải trả trên tổng tài sản Tổng tài sản
Năm 2014, hệ số nợ là 0,73 lần, nghĩa là cứ một đồng tài sản đảm bảo cho 0,73 đồng nợ phải trả.
Năm 2015, hệ số nợ này vẫn giữ nguyên là 0,73 lần, nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản sẽ đảm bảo cho 0,73 đồng nợ phải trả. Nguyên nhân là do trong năm 2015, tốc độ tăng của nợ phải trả (tăng 17,69%) gần như tương đương tốc độ tăng của tổng tài sản (tăng 17,88%). Chỉ số này không đổi chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty ở năm 2015 so với năm 2014 vẫn ổn định, thể hiện khả năng thanh toán nợ của công ty không có dấu hiệu giảm sút.
Đến năm 2016, hệ số nợ của công ty lại tăng lên 0,03 lần so với năm 2015, đạt giá trị 0,76 lần; nghĩa là cứ 1 đồng tổng tài sản sẽ đảm bảo cho 0,76 đồng nợ phải trả.
Nguyên nhân là do cả nợ phải trả và tổng tài sản đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả (28,05%) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (22,95%) làm cho hệ số nợ của công ty quý II tăng nhẹ.
Qua cả 3 năm, hệ số nợ của công ty đều lớn hơn 0,5 tức là nợ phải trả của công ty luôn được tài trợ bởi hơn 50% tổng tài sản, ở mức chấp nhận được.