Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hồng nhật (Trang 26 - 29)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.4 Nội dung phân tích

1.4.4 Phân tích khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá khả năng thanh toán của DN thông qua các tỷ số thanh toán. Các chỉ số thanh toán cho thấy được khi tới hạn nợ DN có bao nhiêu đồng TS thanh lý để trả nợ.

1.4.4.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

a) Hệ sốkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng

=

Tài sản ngắn hạn thanh toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết giá trị của TSNH của DN có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH.

Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 càng cho thấy DN có năng lực dể trả nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

b) Hệsốkhả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng

=

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của DN đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của DN dồi dào, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của DN nhàn rỗi, ứ đọng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chỉ tiêu này thấp quá chứng tỏ DN không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ. Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của DN và có thể dẫn tới DN bị giải thể hoặc phá sản. Thông thường ta sẽ so sánh trị số chỉ tiêu này với 0,5. Nếu lớn hơn có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến lãng phí.

c) Hệsốkhả năng chuyển đổicủa TSNH Hệ số khả năng

chuyển đổi = Tiền và tương đương tiền

của TSNH TSNH

Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành vốn bằng tiền dễ thanh khoản càng nhanh, góp phần nâng cao khả năng thanh toán của DN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

d) Phân tích dòng tiền

Phân tích dòng tiền thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

1.4.4.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn a) Hệsố nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả

Hệ số nợ dài hạn

=

Tổng nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp, nhưng DN phải có kế hoạch thanh toán trong những kì tới.

b) Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản Hệ số nợ dài hạn

=

Tổng nợ dài hạn so với tổng tài sản Tổng tài sản

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản của DN chủ yếu tài trợ từ vốn vay dài hạn, một phần thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, một phần thể hiện trách nhiệm của DN trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn trong tương lai.

c) Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát Hệ số khả năng thanh toán

=

Tổng giá trị tài sản dài hạn nợ dài hạn tổng quát Tổng nợ dài hạn

Thông thường các khoản vay dài hạn, nợ dài hạn của DN được dùng để đầu tư vào các TSCĐ như nhà cửa, máy móc thiết bị, do vậy thời gian thu hồi vốn dài. Để đánh giá khả năng trả nợ của DN đối với các khoản nợ dài hạn ta dùng chỉ tiêu trên.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị của TSCĐ và đầu tư dài hạn, chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán của DN càng tốt sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính của DN.

d) Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nợ phải trả trên

=

Nợ phải trả vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của DN.

Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà DN sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình,cứ một đơn vị vốn chủ sở hữu tham gia tài trợ thì tương ứng với mấy đơn vị nợ phải trả phải tham gia.

Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, chủ sở hữu muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho DN.

e)Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản Hệ số nợ phải trả

=

Nợ phải trả trên tổng tài sản Tổng tài sản

Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ DN đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp DN bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu DN lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát DN. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản quá cao, DN dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai DN sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành SXKD.

Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn có bao nhiêu đồng là nợ phải trả. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của DN.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hồng nhật (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)