Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hồng nhật (Trang 30 - 33)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.4 Nội dung phân tích

1.4.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Tỷ suất sinh lời

=

Lợi nhuận sau thuế

* 100 của tài sản (ROA) Tổng tài sản bình quân

Theo PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc, chỉ tiêu này cho biết, trong 1 kỳ phân tích, DN đầu tư 100 đồng TS thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TS của DN là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ DN.

b) Tỷsuất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời

=

Lợi nhuận sau thuế

* 100 trên vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân

Theo PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc, chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn của chủ sở hữu bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của DN. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và VCSH nhỏ hơn mức vốn điều lệ thì hiệu quả KD thấp, DN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên sức sinh lời của VCSH cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể do ảnh hưởng của VCSH nhỏ mà VCSH

Trường Đại học Kinh tế Huế

càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn. Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp với cơ cấu của VCSH trong từng DN cụ thể.

c) Sốvòng quay của tài sản (TAT)

Theo PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc, chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích, các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho DN. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm làm cho doanh thu của DN giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong DN.

d) Số vòngquay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho

Theo PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích HTK quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư HTK vận động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho DN.

Số vòng quay

=

Giá vốn hàng bán

HTK HTK bình quân

Hệ số vòng quay HTK càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và HTK không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục HTK trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay HTK cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách

Số vòng quay

=

Doanh thu thuần

của tài sản Tổng tài sản bình quân

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng. Để có thể đánh giá tình hình tài chính DN, việc xem xét chỉ tiêu HTK cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế.

Số ngày dự trữ hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết, một vòng quay của HTK mất bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ HTK vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của DN.

Số ngày dữ trữ

=

Số ngày trong kỳ

HTK Số vòng quay HTK

e) Lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận

=

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

* 100 gộp biên Doanh thu thuần

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.

Tỷ lệ gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các DN trong cùng một ngành.

DN nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ DN đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Việc theo dõi lợi nhuận hoạt động biên theo thời gian không chỉ giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường, mà còn giúp nhà đầu tư tránh những nhận định cảm tính để nhận diện được những doanh nghiệp có tiềm lực trong cơn bão giá cả và vượt qua khủng khoảng kinh tế hội nhập với thị trường.

f) Lợi nhuậnròng biên (ROS) Lợi nhuận

=

Lợi nhuận sau thuế

* 100 ròng biên Doanh thu thuần

Tỷ lệ lãi ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của một DN so với doanh thu thuần, thể hiện 100 đồng doanh thu thuần có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng biên đo lường khả năng sinh lời trên doanh thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

sau khi tính hết các chi phí và thuế, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của DN.

Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của DN càng cao và ngược lại. Trên thực tế, mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì DN nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực…) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn.

g) Sứcsinh lờicủatài sản

Chỉ tiêu này cho biết cứ bình quân đầu tư 100 đồng tài sản vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).

Sức sinh lời của

?Tà =

EBIT

* 100 tài sản Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

h) Tỷsuất lợi nhuận trên tài sản cố định Tỷ suất lợi nhuận

=

Lợi nhuận sau thuế

* 100 trên tài sản cố định Tổng tài sản cố định bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định phản ánh khả năng tham gia vào quá trình SXKD của DN. Chỉ tiêu này cho biết, để tạo ra được một đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSCĐ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hồng nhật (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)