PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Hồng Nhật
2.1.4 Tình hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Hồng Nhật
2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
Công ty áp dụng thep chế độ kế toán Doanh nghiệp do BTC ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ/BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính và các quyết định sửa đổi bổ sung tính đến thời điểm hiện nay
b)Tài khoản áp dụng:
Để hệ thống thông tin kế toán, công ty đã tuân thủ quy định của Bộ tài chính ban hành áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản theo quyết định số 48/2006/QĐ/BTC ngày
Trường Đại học Kinh tế Huế
14/09/2006 để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính nội bộ.Công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản sau.TK211-TSCĐ, 214-Hao mòn TSCĐ,…
c)Hình thức kế toán và sổ kế toán
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của kế toán công như điều kiện thiết bị tính toán, xử lý thông tin của mình Công ty đang vận dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung”
Thực hiện hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán Công ty đã sử dụng hệ thống sổ gồm: Chứng từ kế toán, Sổ nhật ký chung, Sổ kế toán chi tiết, Sổ cái, Sổ tổng hợp chi tiết, Bảng cân đối số phát sinh, Báo cáo tài chính.
Trên cơ sở nhật ký chung và sổ cái bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trình tự ghi sổ nhật ký chung: Hiện nay Công ty vẫn áp dụng kế toán thủ công, chưa áp dụng phần mềm kế toán nào, trình tự ghi sổ được phản ánh qua sơ đồ sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 02: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo tài khoản kế toán phù hợp, đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10 ngày…) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt ( nếu có).
Cuối tháng, cuối quí, cuối năm cộng số liệu trên Sổ cái, lập bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính Sổ nhật ký
đặc biệt
Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Trường Đại học Kinh tế Huế
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có trên sổ Nhật ký chung ( hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt ) cùng kỳ.
d) Tổchức vận dụng hệthống báo cáo kếtoán
Hệ thống kế toán và các quy định hiện hành có liên quan.
Báo cáo tài chính được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
e) Tổchức vận dụng các phương pháp kếtoán
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: tiền đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán Việt Nam.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành trong việc lập báo cáo tài chính.
- Các chính sách kế toán áp dụng:
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc, giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền cố định - Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước.
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc sử dụng chúng.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác Nguyên tắc ghi nhận: các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ.
Ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
TSCĐ được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó.
Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên thì đưa vào chi phí trong kỳ.
Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.
Phương pháp khâu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần vào nguyên giá TSCĐ theo thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với Thông tư 45/2013/TT-BTC có hiệu lực ngày 10 tháng 06 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Số năm khấu hao của các loại TSCĐ như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Số năm
Nhà cửa, vật kiến trúc 7-15
Máy móc và thiết bị 7-10
Phương tiện vận tải, truyền dẫn 8
Thiết bị, dụng cụ quản lý 4
Chi phí xây dựng cơ bản dởdang
Các tài sản dở dang trong quá trình xây dựng phục vụ sản xuất: cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán của công ty. Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng giống như các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính: ghi nhận tài thời điểm phát hành hóa đơn.