PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Hồng Nhật
2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán tại công ty TNHH Hồng Nhật
2.2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty TNHH Hồng Nhật năm 2014, 2015, 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
1. Tài sản ngắn hạn đồng 5.493.650.986 5.939.630.375 5.630.171.620 445.979.389 8,12 -309.458.755 -5,21 2. Nợ ngắn hạn đồng 6.431.782.625 7.663.584.731 9.962.143.072 1.231.802.106 19,15 2.298.558.341 29,99 3. Hàng tồn kho đồng 555.639.596 61.441.283 215.532.682 -494.198.313 -88,94 154.091.399 250,79 4. Tiền và tương đương tiền đồng 40.848.621 295.598.751 145.036.126 254.750.130 623,64 -150.562.625 -50,93 5. Hệ số khả năng thanh toán
ngắn hạn (1/2)
lần 0,85 0,78 0,57 -0,08 -9,26 -0,21 -27,08
6. Hệ số Khả năng thanh toán
nhanh [(1-3)/2] lần 0,77 0,77 0,54 0,00 -0,09 -0,22 -29,14
8. Hệ số khả năng chuyển đổi
của tài sản ngắn hạn (4/1) lần 0,01 0,05 0,03 0,04 569,31 -0,02 -48,24
Trường Đại học Kinh tế Huế
a) Hệ sốkhảnăng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng
=
Tài sản ngắn hạn thanh toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Nhìn vào bảng số liệu phân tích trên, ta có thể thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty TNHH Hồng Nhật có sự biến động cụ thể như sau:
Năm 2014: hệ số này có giá trị là 0,85, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 0,85 đồng TSNH.
Năm 2015, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm xuống 0,08 lần chỉ còn 0,78 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 0,78 đồng TSNH. Điều này cho thấy khả năng huy động các tài sản lưu động để thanh toán cho các món nợ ngắn hạn giảm so với năm 2014. Nguyên nhân của biến động giảm này là trong năm 2015, tốc độ tăng của TSNH là 8,12% chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 19,15% chủ yếu là Phải thu khách hàng tăng mạnh, tăng 580.139.023 đồng, tương ứng tăng 12,13% so với năm 2014 và do vay ngắn hạn tăng 1.072.847.833 đồng, tương ứng tăng 21,51% .
Sang năm 2016, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tiếp tục giảm thêm 0,21 lần, đạt mức 0,57 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 0,57 đồng TSNH. Nguyên nhân là do TSNH giảm 309.458.755 đồng, tương ứng giảm 5,21% so với năm 2015, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng 2.298.558.341 đồng tương ứng với mức tăng 29,99%. Như vậy trong khi TSNH giảm còn nợ ngắn hạn lại tăng mạnh, dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm.
Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong 3 thời điểm (cuối năm 2014, cuối năm 2015, cuối năm 2016) luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ DN đang ở tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tuy nhiên, hệ số thanh toán ngắn hạn này của DN chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh được cả một kỳ, một giai đoạn hoạt động của DN. Vì vậy, các hệ số thanh toán ngắn hạn của các năm phải được xem xét liên tục và xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó như từ hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế, yếu kém trong tổ chức, quản lý của DN, các nguyên nhân, yếu tố trên mang tính tạm thời hay dài hạn, khả năng khắc phục của DN, biện pháp khắc phục có khả thi hay không.
b)Hệsốkhả năng thanh toán nhanh Hệ số Khả năng
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty từ năm 2014 đến 2015 không thay đổi nhưng qua năm 2016 lại biến động mạnh, nhưng đều lớn hơn 0,5. Chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của DN dồi dào.
Năm 2014, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,77 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,77 đồng TSNH không tính HTK. Sang năm 2015, hệ số này của công ty vẫn giữ nguyên là 0,77 lần , nghĩa là có 0,77 đồng TSNH có tính thanh khoản cao (không kể HTK) đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là vì TSNH tăng và HTK giảm, đủ để bù đắp khoản tăng của nợ ngắn hạn. Do đó, so với năm 2014 thì hệ số khả năng thanh toán nhanh vào năm 2015 của công ty không đổi dù cho các thành phần cấu thành có biến động.
Qua năm 2016, hệ số này giảm mạnh còn 0,54 lần, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,54 đồng TSNH không tính HTK. Cả 3 chỉ tiêu ảnh hưởng đến hệ số này đều biến động mạnh trong năm này. Cụ thể là Tài sản ngắn hạn giảm 309.458.755 đồng trong khi HTK lại tăng 154.091.399 đồng nhưng chủ yếu vẫn là do nợ ngắn hạn tăng mạnh, tăng lên 2.298.558.341 đồng tương ứng tăng 29,9%. Do đó hệ số này giảm mạnh chỉ còn 0,54 lần. Nguyên nhân của việc HTK tăng lên là công ty cần dự trữ một lượng hàng lớn để sẵn sàng cho các công trình thi công.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại 3 thời điểm (cuối năm 2014, cuối năm 2015 và cuối năm 2016 ) luôn lớn hơn 0,5, chứng tỏ DN vẫn có thể thanh toán các khoản công nợ đến hạn.
c) Hệ sốkhả năng chuyển đổicủa tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đường tiền
Hệ số khả năng chuyển
đổi của TSNH =
TSNH
Hệ số khả năng chuyển đổi của TSNH từ năm 2014 đến năm 2016 có sự tăng giảm rõ rệt.
Năm 2014, hệ số khả năng chuyển đổi của TSNH là 0,01 lần (tức là trong 1 đồng TSNH, có 0,01 đồng tiền và tương đương tiền).
Sang năm 2015, tiền và tương đương tiền tăng 254.750.130 đồng, từ 40.848.621 đồng lên 295.598.751 đồng, tương ứng tăng 623,64%, trong khi đó, TSNH tăng lên 445.979.389 đồng (tương ứng tăng 8,12%). Tuy nhiên tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền tăng nhanh so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Hai tác động này đã dẫn đến biến động tăng của hệ số khả năng chuyển đổi của TSNH từ 0,01 lần lên đến 0,05 lần (trong 1 đồng TSNH, có 0,05 đồng tiền và tương đương tiền). Chỉ tiêu này tăng vì DN đã có sự chuyển đổi về cơ cấu sử dụng TSNH từ việc tích trữ hàng tồn kho sang dự trữ tiền và tương đương tiền.
Trong năm 2016, hệ số này đã giảm xuống còn 0,03 lần (trong 1 đồng TSNH, có 0,03 đồng tiền và tương đương tiền). Nguyên nhân là do tiền và tương đương tiền giảm là 50,93%, trong khi đó TSNH lại giảm 5,21%.
Nhìn chung qua cả 3 năm, hệ số khả năng chuyển đổi của TSNH còn rất thấp chứng tỏ tốc độ chuyển đổi TSNH thành vốn bằng tiền còn chậm, chưa thúc đẩy được khả năng thanh toán của DN.
d) Phân tích dòng tiền
Phân tich dòng tiền của công ty thông qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 7: Bảng phân tích lưu chuyển tiền tệ của công ty TNHH Hồng Nhật năm 2014, 2015, 2016
Đơn vịtính: Đồng
CHỈ TIÊU 2014 2.015 2.016
2015/2014 2016/2015
(+/-) % (+/-) %
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 5.816.409.018 14.082.463.562 19.045.143.775 8.266.054.544 142,12 4.962.680.213 35,24 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ -5.225.500.633 -11.766.561.642 -18.628.750.907 -6.541.061.009 125,18 -6.862.189.265 58,32
3. Tiền chi trả cho người lao động -963.800.000 -2.528.400.000 -2.026.400.000 -1.564.600.000 162,34 502.000.000 -19,85
4. Tiền chi trả lãi vay -334.140.504 -336.243.807 -329.548.116 -2.103.303 0,63 6.695.691 -1,99
5. Tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp -40.159.044 -47.964.785 -49.939.779 -7.805.741 19,44 -1.974.994 4,12
7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh -27.383.933 -222.592.699 -183.617.493 -195.208.766 712,86 38.975.206 -17,51
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -774.575.096 -819.299.371 -2.173.112.520 -44.724.275 5,77 -1.353.813.149 165,24 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để ua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và tài sản dài hạn khác 0 0 -144.400.000 0 0,00 -144.400.000 0,00
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia 324.143 1.201.668 1.049.895 877.525 270,72 -151.773 -12,63
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 324.143 1.201.668 -143.350.105 877.525 270,72 -144.551.773 -12029,26
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 0 0,00 0 0,00
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 5.288.400.000 9.131.000.000 10.390.900.000 3.842.600.000 72,66 1.259.900.000 13,80
4. Tiền chi trả nợ gốc vay -4.526.749.281 -8.058.152.167 -8.225.000.000 -3.531.402.886 78,01 -166.847.833 2,07
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 761.650.719 1.072.847.833 2.165.900.000 311.197.114 40,86 1.093.052.167 101,88
Lưu chuyển tiền thuần trong năm -12.600.234 254.750.130 -150.562.625 267.350.364
-
2.121,79 -405.312.755 -159,10
Tiền và tương đương tiền đầu năm 53.448.855 40.848.621 295.598.751 -12.600.234 -23,57 254.750.130 623,64
Tiền và tương đương tiền cuối năm Trường Đại học Kinh tế Huế40.848.621 295.598.751 145.036.126 254.750.130 623,64 -150.562.625 -50,93
Lưu chuyển tiền thuần từhoạt động kinh doanh
Trong năm 2014, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là âm 774.575.096 đồng, đến năm 2015 dòng tiền này tiếp tục giảm còn âm 819.299.371đồng, giảm 44.724.275 đồng (tương ứng với giảm 5,77%) so với năm 2014. Năm 2016, dòng tiền này tiếp tục suy giảm mạnh hơn khi lại giảm còn âm 2.173.112.520 đồng, tức là đã giảm 1.353.813.149 tương ứng giảm 165,24%. Sự giảm đi của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chủ yếu do sự tăng lên từ việc chi trả các khoản Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ . Tuy DN đã cố gắng khắc phục, gia tăng lợi nhuận của công ty lên, điều chỉnh các khoản lưu chuyển tiền nhưng việc giá trị của dòng tiền này ở mức âm, thấp hơn nhiều so với kỳ trước cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không được thuận lợi.
Có sự biến động như trên là do sự thay đổi của các khoản mục cụ thể như sau:
(1) Tiền thu từbán hàng, cung cấp dịch vụvà doanh thu khác
Vào năm 2015, Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác là 14.082.463.562 đồng, tăng 8.266.054.544 đồng tương ứng với tăng 142,12% so với năm 2014. Năm 2016 khoản mục này đạt mức 19.045.143.775 đồng, tăng 4.962.680.213 đồng tương ứng tăng 35,24%.
(2) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
Năm 2014, công ty phải chi trả 5.225.500.633 đồng cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, sang năm 2015 phần chi trả này tăng thêm 6.541.061.009 tương ứng tăng 125,18%. Đến năm 2016, khoản mục này vẫn tiêp tục tăng lên mạnh mẽ đạt mức 18.628.750.907 đồng, tức là tăng 6.862.189.265 đồng tương ứng tăng 58,32%.
(3) Tiền chi trả cho người lao động
Vào năm 2014, do công ty đang trong thời gian bắt đầu hoạt động nên số lượng lao đọng chưa nhiều, việc chi trả cho người lao động chỉ có 963.800.000 đồng, tuy nhiên sang đến năm 2015 và 2015, công ty triển khai việc mở rộng sản xuất nên đòi
Trường Đại học Kinh tế Huế
hỏi một lượng lao động đông đảo hơn. Vì vậy mà việc chi trả cho người lao động đã tăng lên đến 2.528.400.000 đồng vào năm 2015 và 2.026.400.000 đồng vào năm 2016.
(4) Tiền chi trảlãi vay
Tiền chi trả lãi vay không biến động nhiều qua các năm. Cụ thể là năm 2014 là 334.140.504 đồng, năm 2015 chi trả 336.243.807 đồng, tăng thêm 2.103.303 đồng tương ứng tăng 0,63%, qua năm 2016 là 329.548.116 tức là việc chi trả có giảm đi 6.695.691 đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 1,99%. Nguyên nhân là do vào năm 2016, công ty đã thanh toán một phần nợ gốc vay ngắn hạn, nên chi phí lãi vay năm 2016 giảm xuống tương ứng. Điều này dẫn đến dòng tiền chi cho khoản chi phí lãi vay giảm 6.695.691 đồng.
(5) Tiền nộp thuếthu nhập doanh nghiệp
Vào năm 2014, Thuế TNDN mà công ty phải chi trả là 40.159.044 đồng, sang đến năm 2015, phải chi trả 47.964.785 đồng, như vậy so với năm trước thì thuế TNDN công ty tăng 7.805.741 đồng tương ứng tăng 19,44% so với năm 2014. Qua năm 2016, khoản mục này tiếp tục tăng thêm 1.974.994 đồng tương ứng tăng 4,12% so với năm 2015.
(6) Tiền chi khác từhoạt động kinh doanh
Ở năm 2014, công ty phải chi trả cho khoản mục này là 27.383.933 đồng. Nhưng sang đến năm 2015, khoản mục này tăng mạnh lên đến 222.592.699 đồng, tức là tăng thêm 195.208.766 triệu đồng tương ứng tăng 712,86%. Qua đến năm 2016, khoản ục này đã giảm xuống còn 183.617.493 đồng, tức là giảm 38.975.206 đồng tương ứng giảm 17,51% so với năm 2015.
Lưu chuyển tiền thuần từhoạt động đầu tư
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư vào năm 2014 bằng 324.143 đồng, sang năm 2015 tăng thêm 877.525 đồng so với ăn 2014. Nguyên nhân là do tiền thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia trong năm 2015 là 1.201.668 đồng. Sang đến năm 2016, công ty mua sắm thêm tài sản khoản mục này ghi âm là 143.350.105 đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từhoạt động tài chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính vào năm 2014 là 761.650.719 đồng, vào năm 2015 là 1.072.847.833 và ở năm 2016 là 2.165.900.000. Như vậy, qua các năm đã có sự cải thiện đáng kể.Dòng tiền năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước. Cụ thế là năm 2015 tăng 311.197.114 đồng tương ứng tăng40,86%, năm 2016 tăng 1.093.052.167 đồng tương ứng tăng 101,88%. Cho thấy DN đã nỗ lực trong việc cải thiện dòng tiền vào ở khoản mục hoạt động tài chính. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được tăng dần qua các năm. Cụ thế là vào năm 2014, khoản mục này có giá trị là 5.288.400.000 đồng, sang năm 2015 đã tăng thêm 3.842.600.000 đồng tương ứng tăng 72,66% so với năm 2014. Và năm 2016, khoản mục này tiếp tục tăng thêm 1.259.900.000 đồng tương ứng tăng 13,8% so với năm 2015.
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Vào năm 2015, lưu chuyển tiền thuần trong năm của công ty là 254.750.130 đồng, tăng 267.350.364 đồng tương ứng tăng 2.151,79% so với năm 2014. Tuy nhiên vào năm 2016, dòng tiền thuần trong năm lại có xu hướng giảm mạnh hơn so với năm 2015, cụ thể là đã giảm 405.312.755 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động SXKD của công ty giảm, chi vượt thu.