Nhiệm vụ chính của PCCT là quản lý và phân phối một mặt hàng chủ yếu và duy nhất đó là năng lượng điện, là mặt hàng mang tính chiến lược do Tập đoàn Điện Lực Việt Nam độc quyền sản xuất và PCCT chỉ phân phối điện năng, không trực tiếp sản xuất nên Công ty không phải hạch toán quá trình sản xuất.
Đối với quá trình hoạt động kinh doanh tại PCCT, điện thương phẩm là sản phẩm chính duy nhất, không có sản phẩm phụ, cũng không phân loại sản phẩm theo từng loại khác nhau giống như ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.
Sau khi nhận điện năng từ Tổng Công ty, PCCT tiến hành phân phối cho các Điện Lực Quận/Huyện thuộc TP Cần Thơ, bao gồm 09 Điện Lực: Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Bình Thủy, Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ. Các Điện Lực này tiếp nhận điện năng từ PCCT sau đó bán trực tiếp điện thương phẩm đến cho người tiêu dùng, có thể là các hộ gia đình, các doanh nghiệp. Từ đó, có thể thấy tổng sản lượng điện tiêu thụ của 09 Điện Lực cũng chính là sản lượng điện mà PCCT tiêu thụ được, được thể hiện qua bảng Tổng hợp điện thương phẩm theo các Điện Lực qua 03 năm 2011 – 2013 bên dưới.
57
Bảng 4.6: Tổng hợp điện thương phẩm theo các Điện lực qua 03 năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu KWh
TT Điện Lực Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch 2013/2012 Sản
lượng % Sản
lượng % 1 Ninh Kiều 349,4 371,4 391,0 22,0 6,30 19,6 5,28
2 Cái Răng 81,5 96,7 104,1 15,2 18,65 7,4 7,65
3 Ô Môn 132,1 126,5 131,8 (5,6) (4,24) 5,3 4,19
4 Thốt Nốt 249,6 257,7 293,3 8,1 3,25 35,6 13,81
5 Bình Thủy 402,3 403,6 382,3 1,3 0,32 (21,3) (5,28) 6 Vĩnh Thạnh 57,6 57,4 66,6 (0,2) (0,35) 9,2 16,03
7 Phong Điền 34,5 38,6 42,4 4,1 11,88 3,8 9,84
8 Thới Lai 65,5 64,6 67,1 (0,9) (1,37) 2,5 3,87
9 Cờ Đỏ 29,3 91,6 100,6 62,3 212,63 9,0 9,83
Tổng cộng 1401,8 1508,1 1579,2 106,3 7,58 71,1 4,71
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế 2011 – 2013 – Phòng KTTC - PCCT
Qua bảng tổng hợp cho thấy, sản lượng điện thương phẩm qua các năm đã có sự biến động khá rõ nét. Cụ thể, tổng sản lượng điện tiêu thụ năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011, chênh lệch tăng là 106,3 triệu KWh tương đương 7,58 , vì phần lớn sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ thực tế tại các Điện Lực đều tăng lên đáng kể. Trong đó phải kể đến Điện lực Ninh Kiều là Điện lực lớn nhất, nên sản lượng tăng cũng đáng kể, mức tăng là 22,0 triệu KWh hay tăng 6,30 . Tuy nhiên Điện Lực Cờ Đỏ có mức sản lượng tăng cao nhất đến 212,63% ứng với 62,3 triệu KWh, mặc dù chỉ là một huyện thuộc vùng nông thôn và chỉ mới tách ra từ năm 2011 từ Điện Lực Thới Lai, nhưng đây là bước tăng trưởng vượt bậc rất đáng kinh ngạc của Điện lực Cờ Đỏ. Các Điện Lực khác phần lớn đều tăng, chỉ riêng Điện Lực Ô Môn, Vĩnh Thạnh, Thới Lai sản lượng điện tiêu thụ giảm lần lượt tương ứng là 5,6 triệu KWh, 0,2 triệu KWh và 0,9 triệu KWh, giảm tương đương 4,24 , 0,35 và 1,37 . Từ năm 2010 thành lập thêm 2 Điện Lực, đó là Điện Lực Phong Điền được tách ra từ Điện Lực Cái Răng và Điện Lực Thới Lai được tách ra từ Điện Lực
58
Ô Môn. Điều này đã khiến cho mức sản lượng điện thương phẩm của Điện Lực Thới Lai và Ô Môn chưa đi vào ổn định và giảm đi phần nào. Tuy nhiên Điện Lực Phong Điền và Cái Răng đã vượt qua được ảnh hưởng của sự chia tách, bằng chứng là sản lượng điện thương phẩm tăng lần lượt là 4,1 triệu KWh (ứng với 11,88 ) và 15,2 triệu KWh (ứng với 18,65%). Về phía Điện Lực Vĩnh Thạnh sự sụt giảm trong sản lượng điện thương phẩm là không đáng kể, nhưng nếu không được quan tâm đúng mức thì mức tăng trưởng có thể phát triển không tốt trong những năm tới.
Bước sang năm 2013 sản lượng điện thương phẩm tổng hợp có phần tăng so với năm 2012, tuy nhiên lượng tăng không đáng kể chỉ 4,71 tương đương 71,1 triệu KWh. Trên thực tế sản lượng điện tiêu thụ tại các Điện Lực hầu hết đều tăng, đáng kể nhất là Điện Lực Ninh Kiều và Thốt Nốt với mức tăng lần lượt là 19,6 triệu KWh và 35,6 triệu KWh, ứng với 5,28 và 13,81 . Chính điều này đã bù đắp lại khoản giảm trong sản lượng điện thương phẩm của Điện Lực Bình Thủy, chi tiết mức giảm là 21,3 triệu KWh cùng với 5,28%, đây cũng là Điện Lực duy nhất có mức tăng trưởng thụt lùi so với các Điện Lực còn lại, cần có những phương hướng cần thiết từ phía Ban lãnh đạo tại đây để cải thiện tình trạng này. Đáng khích lệ hơn cả là Điện Lực Cái Răng, Vĩnh Thạnh và Thới Lai đã có những bước tăng trưởng trở lại sau sự sụt giảm trong giai đoan 2011 – 2012, cụ thể sản lượng điện thương phẩm tăng lần lượt là 7,4 triệu KWh (tương đương 7,65 ), 9,2 triệu KWh (tương đương 16,03 ) và 2,5 triệu KWh (tương đương 3,87 ). Mặt khác, sau bước tiến vượt bậc về sản lượng điện thương phẩm trong giai đoạn 2011 – 2012 Điện Lực Thới Lai đã có dấu hiệu của sự chững lại với mức tăng chỉ là 9,0 triệu KWh và 9,83 . Nhìn chung trong giai đoạn 2012 – 2013 tình hình sản lượng điện thương phẩm của các Điện Lực đã không còn chịu ảnh hưởng từ việc chia tách nữa, tuy mức tăng trưởng chưa thực sự khả quan nhưng vẫn duy trì được mức tương đối ổn định.
59
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế 2011 – 2013 – Phòng KTTC - PCCT
Hình 4.2 Khái quát sản lượng điện thương phẩm của các Điện Lực qua 03 năm 2011 – 2013
Căn cứ vào biểu đồ cho thấy, hầu hết sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ thực tế tại các Điện Lực trực thuộc PCCT đều tăng qua 03 năm 2011 – 2013. Tuy vẫn còn số ít Điện Lực chưa đạt kết quả tốt như đã đề cập ở trên, nhưng nhìn tổng quát các Điện Lực đang đi đúng hướng trong việc tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm.
Mặt khác, biết được tỷ trọng sản lượng điện thương phẩm (Hình 4.3) của các Điện Lực sẽ giúp đánh giá được tầm quan trọng của từng Điện Lực, từ đó đề ra chiến lược phát triển cho phù hợp và hiệu quả.
Sản lượng điện tiêu thụ (Triệu KWh)
60
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế 2011 – 2013 – Phòng KTTC - PCCT
Hình 4.3 Tỷ trọng bình quân 03 năm 2011 – 2013 theo sản lượng điện thương phẩm của các Điện Lực
Tỷ trọng bình quân 03 năm 2011 – 2013 theo tổng sản lượng điện tiêu thụ toàn PCCT, Điện Lực Bình Thủy chiếm 26% tỷ trọng cao nhất trong các Điện Lực, chiếm tỷ trọng bình quân thứ hai là Điện Lực Ninh Kiều 25 , đứng thứ ba là Điện Lực Thốt Nốt 18%, tiếp theo là Điện Lực Ô Môn 9 , Điện Lực Cái Răng 6 , Điện Lực Cờ Đỏ 5 , Điện Lực Vĩnh Thạnh và Thới Lai có cùng tỷ trọng 4 , sau cùng là Điện Lực Phong Điền 3%.
Qua biểu đồ trên cho thấy 3 Điện Lực chủ lực về tiêu thụ sản lượng điện thương phẩm là Điện Lực Ninh Kiều, Bình Thủy và Thốt Nốt chiếm tỷ trọng gần 70% trong tổng số sản lượng điện thương phẩm của tất cả 09 Điện Lực.
Có thể nói đây là 03 Điện Lực đầu tàu mang tầm ảnh hưởng quyết định mức tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm của PCCT hàng năm. Chính vì thế, công tác quản lý và tiêu thụ điện tại 03 Điện Lực này cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng và hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng ổn định và hết tiềm năng trong những năm tới.
61
4.2.2. Tình hình thực hiện sản lượng điện thương phẩm kế hoạch Sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ hàng năm không ngừng biến động do bởi nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân Công ty có thể kiểm soát được nhưng cũng có những nguyên nhân Công ty không thể kiểm soát được.
Chính vì vậy, trong báo cáo phân tích hoạt động kinh tế hàng năm của Công ty đều đặt ra kế hoạch cho từng chỉ tiêu cụ thể. Trong đó chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm kế hoạch là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty.
Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng điện thương phẩm sẽ giúp cho Công ty đánh giá được khả năng tiêu thụ điện thương phẩm thực tế, đồng thời tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ.
Để dễ dàng cho việc theo dõi và quản lý, PCCT tổng hợp tình hình tiêu thụ điện thương phẩm theo 05 thành phần kinh tế chủ yếu là Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, xây dựng; Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng; Quản lý tiêu dùng dân cư; Hoạt động khác.
Việc theo dõi và tổng hợp tình hình sử dụng điện qua các thành phần kinh tế được Giám đốc Công ty giao nhiệm vụ cho các Điện Lực trực thuộc PCCT thực hiện báo cáo một cách chi tiết và đúng thời hạn. Số liệu hạch toán được theo dõi và quản lý liên tục thông qua mạng nội bộ của PCCT.
62
Bảng 4.7: Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng điện thương phẩm qua 03 năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu KWh
Các thành phần kinh tế
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kế hoạch Thực hiện
Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch
Kế hoạch Thực hiện
Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch
Kế hoạch Thực hiện
Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch Sản
lượng % Sản
lượng % Sản
lượng %
Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản 3 2,4 (0,6) (20,00) 3 3,2 0,2 6,67 4 4,6 0,6 15,00
Công nghiệp, xây
dựng 820 796,9 (23,1) (2,82) 830 836,6 6,6 0,80 880 876,4 (3,6) (0,41)
Thương nghiệp,
khách sạn, nhà hàng 75 65,8 (9,2) (12,27) 80 74,8 (5,2) (6,50) 85 82,6 (2,4) (2,82)
Quản lý tiêu dùng dân
cư 480 462,0 (18,0) (3,75) 490 510,8 20,8 4,24 520 524,2 4,2 0,81
Hoạt động khác 82 74,7 (7,3) (8,90) 83 82,7 (0,3) (0,36) 90 91,4 1,4 1,56
Tổng cộng 1.460 1.401,8 (58,2) (3,99) 1.486 1.508,1 22,1 1,49 1.579 1.579,2 0,2 0,01
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế 2011 – 2013 – Phòng KTTC - PCCT
63
Nhìn tổng quát chung thì tình hình thực hiện sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ năm 2012, năm 2013 tăng so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Riêng năm 2011 thì sản lượng điện tiêu thụ lại thấp hơn mức kế hoạch đề ra. Chi tiết:
Năm 2011, chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho các thành phần kinh tế chiếm tỷ lệ cao trong tổng số như khu vực Công nghiệp, xây dựng là 820 triệu KWh, nhưng thực tế chỉ tiêu thụ 796,9 triệu KWh, tức giảm 23,1 triệu KWh tương ứng với tỷ lệ 2,82%. Mức sản lượng điện thương phẩm của các thành phần kinh tế còn lại cũng đều thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra, cụ thể khu vực Quản lý tiêu dùng đạt sản lượng điện thương phẩm thấp hơn kế hoạch là 18 triệu KWh, tương đương 3,75 ; khu vực Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng cũng không hoàn thành mức sản lượng kế hoạch giảm 9,2 triệu KWh tương ứng 12,27%; con số này ở khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và Hoạt động khác giảm lần lượt là 0,6 triệu KWh (ứng với 20,00 ) và 7,3 triệu KWh (ứng với 8,90 ). Chính sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ của hàng loạt khu vực so với kế hoạch được giao đã làm cho tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2011 thấp hơn 58,2 triệu KWh hay thấp hơn 3,99 so với mức kế hoạch.
Nguyên nhân là do sự chia tách Điện Lực liên tục trong giai đoạn 2010 – 2011, sự tách ra của Điện Lực Phong Điền từ Điện Lực Cái Răng và Điện Lực Thới Lai tách ra từ Điện Lực Ô Môn vào năm 2010, cộng thêm sự thành lập Điện Lực Cờ Đỏ tách ra từ Điện Lực Thới Lai vào năm 2011. Điều này gây ra không ít biến động khiến các Điện Lực chưa kịp thích nghi để đi vào ổn định và phát triển, dẫn đến sản lượng điện tiêu thụ không đạt mức kế hoạch đề ra.
Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ năm 2012 đã diễn biến theo chiều hướng khả quan hơn, tổng sản lượng điện tiêu thụ đã vượt mức kế hoạch là 22,1 triệu KWh, tương đương 1,49 . Trong đó phải kể đến 03 khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, xây dựng và Quản lý tiêu dùng dân cư đã thực hiện sản lượng điện tiêu thụ đạt chỉ tiêu so với kế hoạch được giao, với mức tăng lần lượt là 0,2 triệu KWh (với tỷ lệ 6,67%), 6,6 triệu KWh (với tỷ lệ 0,80 ) và 20,8 triệu KWh (với tỷ lệ 4,24 ). Chính điều này đã bù đắp được phần tiêu thụ thấp hơn mức kế hoạch của 02 khu vực Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và Hoạt động khác, chi tiết với mức giảm lần lượt là 5,2 triệu KWh và 0,3 triệu KWh (tương ứng với 6,50 và 0,36 ). Để đạt được mức tổng sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ hoàn thành kế hoạch đề ra như vậy, không thể không nhắc đến Điện Lực Cờ Đỏ, chính sự tăng trưởng vượt bậc về mức tiêu thụ của Điện Lực này trong năm 2012 (trang 54) đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tốt mức sản lượng kế hoạch được giao của PCCT. Hơn nữa đây còn là đòn bẫy tạo động lực cho các Điện Lực khác nỗ lực phấn đấu hơn trong những năm tiếp theo.
64
Nhìn chung tình hình tiêu thụ tổng sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2013 theo các thành phần kinh tế là 1.579,2 triệu KWh tăng vượt mức kế hoạch không đáng kể với 0,01 (tương ứng với 0,2 triệu KWh). Việc tăng này là do mức tăng sản lượng điện thương phẩm ở các Điện Lực Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ chênh lệch cao hơn so với mức giảm của Điện Lực Bình Thủy, nhưng mức chênh lệch này là không nhiều. Đáng khích lệ hơn cả là trong năm 2013 tình hình vận hành lưới điện trên toàn địa bàn đã có phần ổn định, tình trạng quá tải lưới điện cơ bản được kiểm soát, chỉ tiêu sự cố điện cao thế đã giảm. Công ty đã thực hiện việc giảm tổn thất điện bằng nhiều biện pháp: nâng áp vận hành, đo tải cân pha, cải tạo lưới hạ thế, lắp tụ bù, thay thế mối nối kém chất lượng, thay thế cách điện, cấy trạm biến áp để rút ngắn bán kính cấp điện, thay dây cũ… Kết quả là tổn thất điện năng đã giảm xuống đáng kể so với những năm trước đó, góp phần làm tăng sản lượng điện.