Phân tích tình hình chi phí theo thành phần của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Điện tại Công ty Điện Lực TP Cần Thơ (PCCT) (Trang 85 - 94)

86

Bảng 4.14: Tỷ trọng chi phí theo từng thành phần của PCCT qua 03 năm 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Giá vốn

hàng bán 1.638.321,6 96,02 1.947.773,8 96,14 2.255.576,1 94,83 2 Chi phí tài

chính 0 0,00 0 0,00 4.437,1 0,19

3 Chi phí

bán hàng 21.049,8 1,23 23.061,3 1,14 45.866,1 1,93 4 Chi phí

quản lý 43.114,7 2,53 53.017,9 2,62 69.423,1 2,92

5 Chi phí

khác 3.739,1 0,22 2.028,0 0,10 3.220,3 0,14

Tổng 1.706.225,2 100,00 2.025.881,0 100,00 2.378.522,7 100,00 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm 2011 – 2013 – Phòng

TCKT – PCCT

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT – PCCT

Hình 4.13 Tỷ trọng chi phí theo từng thành phần của PCCT năm 2011

87

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT – PCCT

Hình 4.14 Tỷ trọng chi phí theo từng thành phần của PCCT năm 2012

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT – PCCT

Hình 4.15 Tỷ trọng chi phí theo từng thành phần của PCCT năm 2013

88

Giá vốn hàng bán

Đối với PCCT, lượng hàng hóa chủ yếu là sản phẩm điện năng, vì không phải là đơn vị sản xuất, PCCT chỉ nhận điện từ Tổng Công ty Điện Lực miền Nam sản xuất, chính vì vậy giá vốn hàng bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố đầu vào từ Tổng Công ty Điện Lực miền Nam.

Chi phí giá vốn hàng bán luôn là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại chi phí, qua 03 năm 2011 – 2013 chi phí này luôn chiếm tỷ trọng trên 94 . Qua bảng số liệu trên, nhận thấy giá vốn hàng bán qua 03 năm luôn tăng, cụ thể năm 2011 giá vốn hàng bán của Công ty là 1.638.321,6 triệu đồng, năm 2012 là 1.947.773,8 triệu đồng tăng 309.452,2 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 18,89 . Năm 2013 mức giá vốn hàng bán là 2.255.576,1 triệu đồng tăng 15,80%, ứng với 307.802,3 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của việc giá vốn hàng bán tăng là do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lạm phát tăng khiến vật giá leo thang, chi phí yếu tố đầu vào tăng cao, khoảng tăng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Công ty.

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng qua 03 năm biến động theo chiều hướng ngày càng tăng. Năm 2011, chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 1,23% tổng chi phí với giá trị 21.049,8 triệu đồng. Đến năm 2012 con số này là 23.061,3 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,14% tổng chi phí, tăng 2.011,5 triệu đồng, tương ứng 9,56%

so với năm 2011. Năm 2013, chi phí này chiếm tỷ trọng 1,93% tổng chi phí với giá trị là 45.866,1 triệu đồng.

89 Bảng 4.15: Tình hình chi phí bán hàng qua 03 năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng

(%) Năm 2012 Tỷ trọng

(%) Năm 2013 Tỷ trọng

(%)

1 Chi phí nhân viên 6.153,2 29,23 4.583,3 19,87 22.930,8 50,00

2 Chi phí khấu hao tài sản 8.185,1 38,88 9.067,8 39,32 9.137,9 19,92

3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 283,6 1,35 2.254,8 9,78 4.733,6 10,32

4 Chi phí khác 6.427,9 30,54 7.155,4 31,03 9.063,8 19,76

Tổng chi phí bán hàng 21.049,8 100,00 23.061,3 100,00 45.866,1 100,00

Nguồn: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện qua 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT - PCCT

90

Bảng 4.16: So sánh biến động tình hình chi phí bán hàng qua 03 năm 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Chênh lệch năm

2012/2011

Chênh lệch năm 2013/2012

1 Chi phí nhân viên (1.569,9) (25,51) 18.347,5 400,31

2 Chi phí khấu hao tài sản 882,7 10,78 70,1 0,77

3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.971,2 695,06 2.478,8 109,93

4 Chi phí khác 727,5 11,32 1.908,4 26,67

Tổng chi phí bán hàng 2.011,5 9,56 22.804,8 98,89

Nguồn: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện qua 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT – PCCT

Qua bảng số liệu trên có thể thấy tổng chi phí bán hàng của Công ty tăng qua các năm, đặc biệt với là mức tăng đột biến trong giai đoạn 2013 – 2012.

Tổng chi phí bán hàng năm 2011 là 21.049,8 triệu đồng, sang năm 2012 là 23.061,3 triệu đồng, tăng 2.011,5 triệu đồng, tương ứng mức tăng 9,56 so với năm 2011. Nguyên nhân là vì có sự tăng lên của hầu hết các loại chi phí, trong đó phải kể đến sự tăng lên đáng kinh ngạc của chi phí dịch vụ mua ngoài với mức tăng 1.971,2 triệu đồng, ứng với tỷ lệ 695,06 . Bên cạnh đó, chi phí khấu hao tài sản và chi phí khác cũng tăng lên nhưng không nhiều, chi tiết mức tăng lần lượt là 882,7 triệu đồng, tương đương 10,78 và 727,5 triệu đồng, tương đương 11,32 . Mặt khác chi phí nhân viên đã giảm xuống khá rõ nét với mức giảm là 1.569,9 triệu đồng. tương ứng 25,51 , tuy nhiên sự sụt giảm này là chưa đủ để kiềm hãm sự gia tăng của các loại chi phí còn lại.

Chính vì vậy, nhìn chung tổng chi phí bán hàng năm 2012 vẫn cao hơn so với năm 2011.

Đến năm 2013 tổng chi phí bán hàng đã tăng vọt lên 45.866,1, cao hơn 22.804,8 triệu đồng so với năm 2012, tương đương 98,89 . Lý giải cho sự tăng nhanh này là do chi phí nhân viên đã tăng lên một giá trị rất lớn là 18.347,5 triệu đồng , tức tăng đến 400,31% so với năm 2012. Nguyên nhân là do việc gia tăng nhân viên ở bộ phận bán hàng nhằm đẩy mạnh doanh thu của Công ty đã làm tiền lương nhân viên tăng cao khiến chi phí tại bộ phận này tăng lên rõ rệt. Các loại chi phí còn lại cũng đồng thời tăng lên góp phần đẩy tổng phí bán hàng cao hơn đáng kể trong năm vừa qua.

91

Chi phí quản lý

Bên cạnh sự tác động của chi phí bán hàng đến lợi nhuận của Công ty, thì sự gia tăng của chi phí quản lý cũng tác động không ít đến lợi nhuận của PCCT. Qua bảng 4.17 có thể thấy tổng chi phí quản lý không ngừng tăng lên qua 03 năm 2011 – 2013.

Tổng chi phí quản lý năm 2011 là 43.114,7 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,53% tổng chi phí, năm 2012 là 53.017,9 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,62%

tổng chi phí, tăng 9.903,2 triệu đồng tương ứng mức tăng 22,97 so với năm 2011.

Sang năm 2013 là 69.423,1 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,92% tổng chi phí, tăng 16.405,2 triệu đồng, tương đương 30,94 so với năm trước.

Chi phí nhân viên của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý qua các năm, cụ thể năm 2011 là 63,01 đạt mức 27.167,9 triệu đồng. Bước qua năm 2012 con số này là 32.019,7 triệu đồng, tăng 4.851,8 triệu đồng, ứng với 17,86% so với năm 2011.

Năm 2013, chi phí nhân viên là 48.093,3 triệu đồng, tiếp tục tăng đáng kể 16.073,6 triệu đồng so với năm 2012, tương đương tỷ lệ 50,20%.

Ở phần trên đã cho biết tình hình tổng quát về chi phí quản lý của Công ty qua 03 năm 2011 – 2013. Để hiểu được nguyên nhân vì sao chi phí tăng qua các năm, cần xem một cách chi tiết những yếu tố chi phí bên trong của loại chi phí này biến động như thế nào qua kết quả phân tích từ những bảng số liệu sau (xem bảng 4.17 và bảng 4.18).

92 Bảng 4.17: Tình hình chi phí quản lý qua 03 năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng

(%) Năm 2012 Tỷ trọng

(%) Năm 2013 Tỷ trọng

(%)

1 Chi phí nhân viên 27.167,9 63,01 32.019,7 60,39 48.093,3 69,28

2 Chi phí khấu hao tài sản 8.449,9 19,60 10.147,9 19,15 11.780,8 16,97

3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.088,6 4,84 2.270,0 4,28 2.448,6 3,53

4 Chi phí khác 5.408,3 12,55 8.580,3 16,18 7.100,4 10,22

Tổng chi phí quản lý 43.114,7 100,00 53.017,9 100,00 69.423,1 100,00

Nguồn: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện qua 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT - PCCT

93

Bảng 4.18: So sánh biến động tình hình chi phí quản lý qua 03 năm 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Chênh lệch năm

2012/2011

Chênh lệch năm 2013/2012

1 Chi phí nhân viên 4.851,8 17,86 16.073,6 50,20

2 Chi phí khấu hao tài sản 1.698,0 20,09 1.632,9 16,09

3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 181,4 8,69 178,6 7,87

4 Chi phí khác 3.172,0 58,65 (1.479,9) (17,25)

Tổng chi phí quản lý 9.903,2 22,97 16.405,2 30,94

Nguồn: Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện qua 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT – PCCT

Chi phí nhân viên năm 2011 là 27.167,9 triệu đồng, năm 2012 chi phí này là 32.019,7 triệu đồng, tăng 4.851,8 triệu đồng tức tăng 17,86 so với năm 2011. Năm 2013 mức chi phí nhân viên là 48.093,3 triệu đồng, tăng 16.073,6 triệu đồng tương ứng 50,20% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng lên của chi phí này là do nhiều nhân viên quản lý đến đợt tăng lương định kỳ, bên cạnh đó mức lương căn bản cũng được tăng thêm, đặc biệt trong năm 2013 Công ty có tuyển thêm nhân viên mới dẫn đến chi phí nhân viên tăng cao.

Chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp là 4,84 tổng chi phí quản lý năm 2011 so với những chi phí còn lại và tương đương 2.088,6 triệu đồng, năm 2012 tăng 181,4 triệu đồng, ứng với 8,69% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí này là 2.448,6 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,53 , tăng 178,6 triệu đồng hay tăng 7,87 so với năm 2012. Nguyên nhân làm chi phí này tăng qua các năm vì Công ty mua hàng hóa ngoài nhiều, đồng thời giá của hàng hóa mua ngoài cũng tăng lên do ảnh hưởng bởi lạm phát, tuy nhiên có thể thấy mức tăng này không thực sự quá cao và có thể chấp nhận được.

Chi phí khác cũng tác động không nhỏ đến tình hình của chi phí quản lý, năm 2011 là 5.408,3 triệu đồng, sang năm 2012 là 8.580,3 triệu đồng, tăng 3.172,0 triệu đồng, tương ứng 58,65% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 chi phí khác đã giảm xuống còn 7.100,4 triệu đồng, tức là giảm 1.479,9 triệu đồng cùng với 17,25% so với năm trước đó. Chi phí này tăng khá cao trong giai đoạn 2011 – 2012 là do Công ty tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, tặng quà cho những khách hàng lớn, tổ chức buổi kỷ niệm ngày thành lập

94

ngành, tặng qua trung thu cho con em trong ngành, quà Tết cho cán bộ công nhân viên chức,… góp phần làm chi phí tăng cao. Thấy được điều đó, Công ty đã thực hiện việc chi tiêu hợp lý, hạn chế những chi phí phát sinh không cần thiết, chính điều này đã giúp cho chi phí khác trong giai đoạn 2012 – 2013 giảm xuống khá rõ nét.

Tóm lại, qua kết quả phân tích trên có thể thấy chi phí quản lý không ngừng tăng qua các năm, mỗi năm đều có một số cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu sớm, do đó Công ty phải trả thêm khoản tiền trợ cấp, đồng thời mức lương cơ bản cũng được tăng lên. Sự ảnh hưởng của lạm phát qua các năm, làm tăng giá hàng hóa, làm cho chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng theo. Sự gia tăng tổng chi phí gây tác động rất lớn đến lợi nhuận của Công ty, chính vì vậy Công ty cần có những biện pháp nhằm tối đa lợi nhuận trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Điện tại Công ty Điện Lực TP Cần Thơ (PCCT) (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)