Phân phối điện năng là hoạt động kinh doanh chính tại PCCT nên việc theo dõi và quản lý doanh thu tiêu thụ là một công việc quan trọng cần phải làm. Để biết được biến động của tình hình doanh thu tiêu thụ hàng năm, Công ty đã thường xuyên theo dõi và phân tích trong báo cáo phân tích hoạt động kinh tế gởi lên Tổng Công ty.
Từ bảng số liệu phân tích (xem bảng 4.10), doanh thu tiêu thụ điện thương phẩm qua 03 năm 2011 – 2013, chiếm tỷ lệ doanh thu cao trong tổng số thuộc về các thành phần kinh tế Công nghiệp, xây dựng và Quản lý tiêu dùng dân cư đa số chiếm tỷ trọng từ 32 đến trên 51 trong tổng số. Điều này chứng tỏ, sản lượng điện tiêu thụ thuộc các thành phần này rất cao, do trên địa bàn TP Cần Thơ có các khu công nghiệp đang phát triển mạnh, đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng lên mức chóng mặt nên đòi hỏi đáp ứng về nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt dộng đó là vô cùng thiết yếu. Mức sống hiện nay của người dân thành phố ngày càng cao, đòi hỏi cung cấp đầy đủ điện năng cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất của họ. Trong thời kỳ công nghệ thông tin và khoa học tiên tiến thì đa số các máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày đều phải sử dụng nguồn năng lượng điện, nên việc cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng giúp cho mọi hoạt động không thể bị ngừng trệ. Tuy nhiên, việc quản lý vô cùng khó khăn, và sự cố tổn thất, lãng phí điện cũng thường xuyên xảy ra.
75
Bảng 4.10: Tình hình thực hiện doanh thu thực tế qua 03 năm 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Các thành phần
kinh tế
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
+/(-) % +/(-) %
Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản 2.626,7 0,15 4.834,6 0,23 5.363,5 0,22 2.207,9 84,06 528,9 10,94
Công nghiệp, xây
dựng 882.136,7 51,03 1.053.136,2 51,00 1.211.314,8 50,79 170.999,5 19,38 158.178,6 15,02 Thương nghiệp,
khách sạn, nhà hàng 126.684,7 7,33 172.002,1 8,33 234.712,2 9,84 45.317,4 35,77 62.710,1 36,46 Quản lý tiêu dùng
dân cư 618.302,9 35,77 698.900,8 33,84 771.081,5 32,33 80.597,9 13,04 72.180,7 10,33
Hoạt động khác 98.964,5 5,72 136.154,5 6,59 162.316,1 6,81 37.190,0 37,58 26.161,6 19,21 Tổng cộng 1.728.715,5 100,00 2.065.028,2 100,00 2.384.788,1 100,00 336.312,7 19,45 319.759,9 15,48
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế 2011 – 2013 – Phòng KTTC - PCCT
76
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế 2011 – 2013 – Phòng KTTC - PCCT
Hình 4.9: Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ điện thương phẩm thực tế theo thành phần kinh tế 2011
Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ điện thương phẩm qua mỗi năm đều tăng lên khá rõ rệt. Cụ thể, tổng doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng so với năm 2011 là 336.312,7 triệu đồng, tương ứng tăng 19,45 .. Trong đó, thành phần kinh tế Công nghiệp, xây dựng tăng 19,38 tức là tăng 170.995,5 triệu đồng. Thành phần kinh tế Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản mức tăng khá ấn tượng với mức tăng 2.207,9 triệu đồng, tương đương 84,06 so với năm 2011. Các thành phần kinh tế còn lại mức doanh thụ đều tăng khá cao, thành phần Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng tăng 45.317,4 triệu đồng, tương ứng với 35,77 , thành phần Quản lý tiêu dùng dân cư tăng 80.597,9 triệu đồng, ứng với tỷ lệ là 13,04 , thành phần kinh tế Hoạt động khác tăng 37,58 tức là tăng 37.190,0 triệu đồng. Chính vì hàng loạt các thành phần kinh tế đạt mức sản lượng điện thương phẩm năm 2012 đều tăng so với 2011, đồng thới giá bán bình quân thực tế năm 2012 là 1.369 đồng/KWh trong khi năm 2011 chỉ là 1.233 đồng/KWh, nên đã làm cho doanh thu tiêu thụ điện năm 2012 tăng lên với tỷ lệ rất đáng kể.
77
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế 2011 – 2013 – Phòng KTTC - PCCT
Hình 4.10: Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ điện thương phẩm thực tế theo thành phần kinh tế 2012
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh tế 2011 – 2013 – Phòng KTTC - PCCT
Hình 4.11: Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ điện thương phẩm thực tế theo thành phần kinh tế 2013
78
Khi phân tích số liệu giữa năm 2013 với năm 2012, nhận thấy tổng doanh thu tiêu thụ thực tế năm 2013 tăng so với năm 2012 là 319.759,9 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 15,48 . Tốc độ tăng tương đối thấp hơn mức chênh lệch giưa năm 2012 so với năm 2011. Nguyên nhân là do đa số các thành phần kinh tế doanh thu năm 2013 đã có chiều hướng tăng trưởng chậm lại so với năm 2012, như khu vực Công nghiệp, xây dựng và Quản lý tiêu dùng dân cư mức tăng tương ứng lần lượt là 158.178,6 triệu đồng (tương đương 15,02 ) và 72.180,7 triệu đồng (tương đương 10,33%), mức tăng khá cao của các thành phần kinh tế còn lại cũng đã làm cho tổng doanh thu tiêu thụ tăng lên. Cụ thể, thành phần Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng tăng với giá trị là 62.710,1 triệu đồng, ứng với tỷ lệ 36,46 . Đóng góp vào phần tăng thêm đó là thành phần kinh tế Hoạt động khác với mức 26.161,6 triệu đồng, tương ứng 19,21%. Tổng hợp tất cả giá trị tăng lên của doanh thu tiêu thụ thì nhìn chung tổng doanh thu tiêu thụ năm 2013 tăng trưởng tương đối tốt.