PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Điện tại Công ty Điện Lực TP Cần Thơ (PCCT) (Trang 115 - 120)

4.5.1. Phân tích các tỷ số về tình hình thanh toán

Các chỉ số này là thước đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng các tài sản ngắn hạn, nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của chủ nợ được thanh toán bằng những tài sản lưu động có thể đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ. Để biết được khả năng thanh toán của Công ty cao hay thấp, tài sản của Công ty có đủ để chi trả các khoản nợ hay không, ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ số về khả năng thanh khoản.

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ sản xuất của Công ty.

Tỷ lệ thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ hay khi nợ đến hạn, không dựa vào việc bán vật tư, hàng hóa. Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng bởi vì vốn, vật tư, hàng hóa chưa thể biến thành tiền mặt, nó là khoản có khả năng thanh toán kém nhất và khả năng mất giá cao nhất.

Bảng 4.22: Các tỷ số thanh khoản

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 107.482,4 99.842,8 114.983,6 2 Các khoản nợ ngắn

hạn Triệu đồng 82.648,6 104.693,3 174.517,2

3 Giá trị hàng tồn

kho Triệu đồng 16.096,5 19.647,1 13.839,1

4 Tỷ số thanh toán

hiện thời (1)/(2) Lần 1,300 0,954 0,659

5

Tỷ số thanh toán nhanh [(1) – (3)]/(2)

Lần 1,106 0,766 0,580

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT – PCCT

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy tỷ số thanh toán hiện thời của PCCT giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 1,300 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,300 đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ lệ này giảm xuống trong năm 2012 là 0,954 và sang năm 2013 con số này tiếp tục giảm xuống còn 0,659. Điều này cho thấy qua 03 năm 2011 – 2013 tỷ số thanh toán hiện thời

116

đang có xu hướng giảm và Công ty đang mất dần khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.

Về tỷ số thanh toán nhanh cũng rơi vào tình trạng tương tự như tỷ số thanh toán hiện thời. Năm 2011 tỷ số thanh toán nhanh là 1,106 đồng nghĩa là 1 đồng nợ đến hạn có 1,106 đồng tài sản có tính thanh khoản cao để đối ứng.

Đến năm 2012 tỷ số này đã giảm xuống còn 0,766 và tiếp tục giảm trong năm 2013 là 0,580. Những con số này chứng tỏ tỷ số thanh toán nhanh của Công ty đang có chiều hướng đi xuống và Công ty cũng đang mất đi dần khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao khi đến hạn qua các năm.

4.5.2. Phân tích các tỷ số hoạt động

Tỷ suất hoạt động chỉ ra mức độ hiệu quả của một tổ chức trong việc sử dụng tài sản. Việc sử dụng tài sản hiệu quả sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư từ các bên cho vay và chủ sở hữu.

Giảm đầu tư cũng đồng nghĩa với việc giảm cả rủi ro lẫn chi phí. Hai tỷ lệ hoạt động mà nhiều nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt là vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân.

Bảng 4.23: Các tỷ số hoạt động

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1.638.321,6 1.947.773,8 2.255.576,1 2 Hàng tồn kho bình

quân Triệu đồng 15.736,5 17.871,8 16.743,1

3 Khoản phải thu

bình quân Triệu đồng 36.761,7 33.449,2 27.688,1

4 Doanh thu bình

quân Triệu đồng 4.799,6 5.810,0 6.737,9

5 Vòng quay hàng

tồn kho (1)/(2) Vòng 104,109 108,986 134,717

6 Kỳ thu tiền bình

quân (3)/(4) Ngày 7,659 5,757 4,109

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT – PCCT

117

Vòng quay hàng tồn kho

Nhằm đo lường mức luân chuyển hàng tồn kho dưới hình thức tồn kho trong một năm của Công ty. Vòng quay này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì khi quay vòng tồn kho nhanh sẽ giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.

Qua bảng số liệu trên vòng quay hàng tồn kho của Công ty qua 03 năm đều tăng. Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 104 vòng, năm 2012 là 109 vòng, sang năm 2013 là 135 vòng, nhận thấy tốc độ vòng quay hàng tồn kho càng cao, cho thấy Công ty hoạt động càng có hiệu quả, giảm chi phí tồn kho.

Như vậy, năm 2013 được đánh giá là tốt nhất vì có số vòng quay là cao nhất.

Kỳ thu tiền bình quân

Tỷ số này đo lường hiêu quả quản lý các khoản phải thu, tỷ số này cho biết phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Nhìn chung năm 2011 số ngày thu tiền bình quân là 8 ngày, năm 2012 là 6 ngày, đến năm 2013 giảm xuống còn 4 ngày. Điều đó cho thấy kỳ thu tiền bình quân của PCCT đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó năm 2013 việc thu hồi nợ của Công ty là tốt nhất, vốn ít bị chiếm dụng nhất. Còn năm 2011 thì việc thu hồi nợ là kém hiệu quả nhất so với 02 năm sau đó. Qua phân tích có thể nhận thấy khả năng thanh toán của Công ty đang tiến triển một cách khả quan, vốn bị chiếm dụng có xu hướng giảm dần qua các năm.

4.5.3. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi

Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Việc phân tích lợi nhuận có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu cách thức một doanh nghiệp sử dụng cơ cấu vốn, thông qua đó đề ra các phương án tăng hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp có thể giảm hoặc kiểm soát được các chi phí.

Công ty Điện lực TP Cần Thơ trong những năm qua cung cấp điện đến cho người tiêu đùng vừa qua hình thức kinh doanh, vừa qua hình thức phục vụ công ích nên việc đạt lợi nhuận cao là điều hết sức thử thách. Chính vì vậy việc phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi nhằm góp phần giúp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết. Vì PCCT là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ do Tổng Công ty hạch toán, trong phần này tác giả sẽ giả định giá trị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) bằng với giá trị lợi nhuận trước thuế.

118 Bảng 4.24: Các tỷ số khả năng sinh lợi

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 53.998,0 98.689,1 82.469,2 2 Doanh thu thuần Triệu đồng 1.751.841,8 2.120.634,9 2.459.337,4 3 Vốn chủ sở hữu bình

quân Triệu đồng 103.993,9 182.796,4 254.685,4

4 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 343.238,3 417.520,7 519.769,0 5 Tỷ suất sinh lợi của tài

sản (ROA) % 15,73 23,63 15,87

6 Tỷ suất sinh lợi của

vốn chủ sở hữu (ROE) % 51,92 53,99 32,38

7 Tỷ suất sinh lợi của

doanh thu (ROS) % 3,08 4,65 3,35

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 03 năm 2011 – 2013 – Phòng TCKT – PCCT

Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và hiệu quả vốn sử dụng tài sản của Công ty. Năm 2011 tỷ suất sinh lợi của tài sản là 15,73 , sang năm 2012 con số này là 23,63 tăng 7,90 so với năm 2011. Điều này đồng nghĩa cứ 100 đồng tài sản đem về cho Công ty 15,73 đồng lợi nhuận năm 2011 và 100 đồng tài sản năm 2012 mang về 23,93 đồng lợi nhuận, tăng 7,90 đồng so với năm 2011.

Đến năm 2013 tỷ suất sinh lợi của Công ty là 15,87 , giảm 7,76% so với năm 2012. Tức cứ 100 đồng tài sản đem về cho Công ty lợi nhuận 15,87 đồng, giảm 7,76 đồng so với năm 2012. Qua phân tích có thể thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản tăng lên rồi giảm xuống qua 03 năm 2011 – 2013, nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân tăng dần trong khi lợi nhuận trước thuế có những biến đổi liên tục.

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu trên có thể thấy năm 2011 và năm 2012 đạt hiệu quả cao, trong đó cao nhất là năm 2012 đạt tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là 53,99%, kế đến là năm 2011 với con số là 51,92%, thấp hơn 2,07 so với năm 2012. Tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mang về cho Công ty 51,92 đồng lợi nhuận năm 2011 và 53,99 đồng lợi nhuận

119

năm 2012, cao hơn năm 2011 là 2,07 đồng. Còn năm 2013 có tỷ lệ sinh lợi của vốn chủ sở hữu thấp nhất chỉ đạt 32,38%, thấp hơn 21,61% so với năm trước đó, đồng nghĩa cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra cho Công ty 32,38 đồng lợi nhuận, giảm 21,61 đồng so với năm 2012.

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thể hiện cứ 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ những số liệu phân tích có thể thấy năm 2011 tỷ suất sinh lợi của doanh thu đạt 3,08 , bước sang năm 2012 là 4,65 , tăng 1,57 so với năm 2011. Tức cứ 100 đồng doanh thu đem lại cho Công ty 3,08 đồng lợi nhuận năm 2011 và 4,65 đồng lợi nhuận năm 2012, điều này cho thấy năm 2012 tạo ra nhiều hơn năm 2011 là 1,57 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013 tỷ suất sinh lợi của doanh thu giảm xuống còn 3,35 , thấp hơn 1,30 so với năm 2012, đồng nghĩa năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu đem lại cho Công ty 3,35 đồng lợi nhuận, giảm 1,30 đồng so với năm trước đó. Nguyên nhân làm cho tỷ suất này tăng lên rồi giảm xuống qua các năm là do biến động không ổn định của doanh thu thuần cùng với việc tăng cao của chi phí.

120 CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Điện tại Công ty Điện Lực TP Cần Thơ (PCCT) (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)