Đặc điểm của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.1.2. Đặc điểm của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

Thứ nhất, KTDL theo hướng PTBV luôn đặt ra yêu cầu cần xây dựng chiến lược, kế hoạch và quy hoạch cho ngành KTDL trong ngắn hạn và dài hạn. Để đảm bảo sự phát triển một cách đồng bộ và bền vững, sự tồn tại và phát triển của KTDL

phải cần nằm trong khuôn khổ kế hoạch, quy hoạch của quốc gia, vùng, địa phương về DL trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, lợi ích cho cộng đồng dân cư và du khách. Trong kế hoạch, quy hoạch cần phải thống nhất các mặt kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường; tôn trọng chiến lược của quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương; phát triển KTDL bền vững phải được lồng ghép trong chiến lược chung đồng thời lấy chiến lược tổng thể làm định hướng phát triển KTDL theo hướng bền vững. Xây dựng chiến lược và kế hoạch, quy hoạch là cơ sở quan trọng để thúc đẩy cho quá trình PTBV của KTDL, qua đó tác động tích cực đối với việc định hướng đầu tư, liên kết phát triển; góp phần phát huy tối đa các nguồn lực trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua các chiến lược, quy hoạch phát triển KTDL từ đó xác định vị trí, vai trò của ngành KTDL trong nền kinh tế địa phương, quốc gia để kịp thời có các chính sách ưu tiên phát triển, và sự đồng thuận hỗ trợ tích cực từ những ngành kinh tế khác. Đây cũng là cơ sở pháp lý để tự thân ngành KTDL có những bước đi, kế hoạch cũng như tính chịu trách nhiệm trong quá trình phát triển.

Thứ hai, KTDL theo hướng PTBV luôn bao hàm 3 trụ cột chính: Kinh tế, văn hoá - xã hội, tài nguyên - môi trường. Nếu như phát triển KTDL thông thường chỉ chú trọng đến mục tiêu kinh tế và tối đa hóa lợi nhuận, các khía cạnh xã hội, môi trường chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu kinh tế chứ không phải là mục tiêu cuối cùng, thì trong KTDL theo hướng PTBV lại đòi hỏi sự cân đối các nội dung và mục tiêu phát triển, trong đó các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường đều là những trụ cột quan trọng của PTBV. Những tru cột này luôn được quan tâm đầy đủ và hài hòa.

KTDL theo hướng PTBV cũng bao hàm sự cân nhắc kỹ lưỡng, hợp lý giữa mục tiêu, lợi ích ngắn hạn và dài hạn để có phương án phân bổ nguồn lực và các giải pháp phù hợp trong tổ chức thực hiện, hướng đến đạt được các mục tiêu này.

Thứ ba, KTDL theo hướng PTBV tăng cường mức độ tham gia của cộng đồng đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng hưởng lợi từ hoạt động KTDL. Nhìn vào xu hướng phát triển DL ngày nay là hướng tới DL có trách nhiệm, DL thân thiện, để thấy rằng cộng đồng dân cư ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động KTDL theo hướng PTBV, tạo lập nên môi trường DL hấp dẫn, họ tham gia gìn giữ giá trị văn hoá di sản độc đáo và có tiềm năng khai thác các hoạt động KTDL. Bên cạnh đó, KTDL theo hướng PTBV còn góp phần tạo điều kiện cho cộng đồng bản địa hưởng được những lợi ích tương xứng với việc thể hiện vai trò, trách nhiệm và đóng

góp của họ vào hoạt động KTDL như: cơ hội việc làm, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao trình độ dân trí... Bên cạnh đó, trên cơ sở những cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý cụ thể đã thực hiện, địa phương sẽ có được nguồn thu ngân sách từ KTDL, cùng với sự phát triển KT-XH; sở hữu một hệ tài nguyên - môi trường được bảo vệ, tôn tạo cùng với an ninh trật tự chung của địa phương được bảo đảm, sẽ tạo nên một môi trường sống tích cực, bền vững cho cộng đồng dân cư.

Thứ tư, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản của PTBV. Đây cũng là một đặc trưng riêng có để đạt được và duy trì KTDL theo hướng PTBV. Trong khi KTDL không bền vững không trên cơ sở hoặc thường xuyên phá vỡ các nguyên tắc phát triển, thì KTDL theo hướng PTBV luôn phải tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các nguyên tắc - vốn cũng đã được xác định để định hướng và đảm bảo sự phát triển bền vững. Thực hiện tốt, đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của PTBV là yếu tố đảm bảo sự thành công đối với KTDL theo hướng PTBV. Tuy nhiên, khi vận dụng, thực hiện các nguyên tắc trên ở mỗi địa phương và trong từng giai đoạn phát triển cụ thể cần có sự linh hoạt để vừa đảm bảo được các yếu tố cốt lõi của PTBV, vừa khả thi trên thực tế. Các nguyên tắc đó là: (1) Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên DL một cách hợp lý; (2) Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên DL và giảm thiểu chất thải từ hoạt động KTDL ra môi trường; (3) Phát triển KTDL phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH; (4) Phát triển KTDL phải luôn gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng tài nguyên - môi trường; (5) Phát triển KTDL cần chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; (6) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động KTDL; (7) Thường xuyên trao đổi với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan đến việc phát triển KTDL; (8) Luôn chú trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển KTDL, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển trong nền kinh tế thị trường;

(9) Tăng cường xúc tiến, quảng bá KTDL một cách có trách nhiệm; (10) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.

Thứ năm, KTDL theo hướng PTBV khuyến khích nâng cao năng lực và sự liên kết giữa các chủ thể tham gia hoạt động KTDL. KTDL được tạo thành bởi nhiều bộ phận, nhiều mắt xích khác nhau; bản thân ngành KTDL không thể tự phát triển mà cần phải liên kết. Do vậy, đẩy mạnh hợp tác, liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch là việc làm cần thiết để tạo sức mạnh chung nhằm hỗ trợ, giúp nhau phát huy

những lợi thế của mỗi địa phương và của vùng; khai thác các nguồn lực một cách hợp lý, giải quyết nhu cầu thực tiễn của địa phương và tạo ra trợ lực cho sự phát triển KTDL một cách bền vững. Nâng cao năng lực và sự liên kết giữa các chủ thể tham gia hoạt động KTDL sẽ cho phép khai thác những lợi thế về tài nguyên DL, cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển KTDL một cách hiệu quả và đồng bộ hướng tới chuyên nghiệp và chất lượng, tạo ra được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Từ đó hạn chế sự bất cập, chồng chéo, thiếu trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia. KTDL theo hướng PTBV là hướng tới sự phát triển dài lâu, vì lợi ích cho xã hội hôm nay và cả mai sau, do đó không thể phát triển KTDL theo kiểu nửa vời, mùa vụ hay xem đó là trách nhiệm của bất kì một ngành hay chủ thể nào mà cần có sự chung tay, góp sức cả về nhận thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành và các chủ thể tham gia trong đó giữ vai trò đầu tàu chính là cấp ra chính sách.

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)