Nhóm giải pháp gắn kết phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 148 - 152)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KINH TẾ DU LỊCH

4.3.6. Nhóm giải pháp gắn kết phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

4.3.6.1. Tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường trong phát triển kinh tế du lịch

Để đảm bảo thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV, tỉnh TT-Huế cần chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá trong định hướng phát triển ngành thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

- Triển khai thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các Nghị định hướng dẫn chi tiết của luật này; xây dựng các quy định nghiêm ngặt, các văn bản về bảo vệ tài

nguyên, môi trường sinh thái cho ngành KTDL; đặc biệt cập nhật, bổ sung những nội dung mới như DL có trách nhiệm, chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái (đối tượng là khách DL), tăng cường các chế tài nhằm xử phạt vi phạm về môi trường…

- Đặt vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch và phê duyệt các đề án, chiến lược phát triển KTDL đặc biệt trong quá trình khai thác tài nguyên và sản phẩm DL của địa phương.

Cần đảm bảo tính khoa học trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển cũng như sự tác động, ảnh hưởng của các chương trình, dự án lên môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên DL... trong tương lai thông qua đó để có cơ sở dữ liệu đầy đủ nhằm đưa ra những chính sách, quyết định phù hợp. Đặc biệt trong công tác quy hoạch cần tránh tình trạng thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các sở, ban, ngành có liên quan các tỗ chức, các nhân có liên quan từ đó gây khó khăn cho công tác quản lý KT-XH của địa phương nói chung và công tác quản lý tài nguyên, môi trường nói riêng.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm DL trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kêu gọi sự tham gia của các chuyên gia trong và người nước, từ đó thiết lập dữ liệu số tổng hợp về: số lượng tài nguyên, sinh thái, rà soát và khoanh vùng các loại tài nguyên, phân cấp mức độ ô nhiễm, hư hại, báo động của tài nguyên, danh mục tài nguyên được khai thác và tài nguyên cấm khai thác…

- Rà soát đánh giá và ban hành quy định về khả năng tải của các khu, điểm DL:

+ Quản lý “sức chứa” phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên, môi trường DL và quản lý tác động của KTDL đối với tài nguyên, môi trường tại các dự án đầu tư tại ở khu vực di tích, đặc biệt là di sản thế giới cần phải căn cứ vào các kết quả báo cáo khảo sát, đánh giá mức độ tác động lên tài nguyên, môi trường đã được triển khai nghiên cứu.

+ Cần có những nghiên cứu đánh giá chính xác về sức tải của tài nguyên DL trong tỉnh, từ đó đưa ra hệ thống dữ liệu số và các quy định, văn bản… để giảm tác động nguy hại đến tài nguyên DL, đặc biệt vào mùa cao điểm hay mùa lễ hội.

+ Tăng cường liên kết để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp với các các quốc gia, địa phương khác có nguồn tài nguyên hoặc sản phẩm DL tương xứng dể cùng tổ chức đánh giá chính xác khả năng tải của các khu, điểm DL từ đó giúp các địa phương có thể tiết kiệm được nguồn kinh phí, tập trung được chuyên gia và nguồn nhân lực.

- Tăng cường năng lực quản lý cũng như xây dưng hệ thống phân cấp cụ thể và thống nhất đầu mối quản lý môi trường tại các khu, điểm DL, khu bảo tồn sinh thái.

Bên cạnh đó cần có cơ chế phối hợp một cách đồng bộ và thường xuyên giữa các đơn vị quản lý tại các khu bảo tồn sinh thái, các cơ quan quản lý địa phương, công ty DL và lữ hành, đại diện các cộng đồng dân cư địa phương.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong kinh doanh dịch vụ DL. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi chủ thể tham gia trong hoạt động KTDL nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cũng như trách nhiệm tham gia, đóng góp của các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân địa phương nhằm đẩy mạnh KTDL theo hướng PTBV.

- Phát triển sinh kế cho người dân góp phần bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Chú trọng xây dưng và phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm DL tại địa phương hướng tới bảo vệ môi trường và DL có trách nhiệm như các loại hình DL dựa vào cộng đồng, DL nông thôn, DL sinh thái, DL xanh…

- Đối với du khách, cần cung cấp thông tin đầy đủ về môi trường xung quanh tại các khu, điểm DL. Hướng dẫn và giải thích cho du khách về những hành vi thích hợp đối với tài nguyên, môi trường khi thăm quan, nghỉ dưỡng…

- Tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết vùng trên cơ sở đa dạng hóa phương thức hợp tác, liên kết trong phát triển KTDL để kêu gọi các nhà đầu tư, nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự xã hội… trong và ngoài nước cùng chung tay hành động và đóng góp bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế và các địa phương khác.

4.3.6.2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường

- Tỉnh TT-Huế cần lên kế hoạch thường xuyên đo đạc, khảo sát các quá trình diễn biến, tác động và đưa ra kết quả đánh giá chi tiết, cụ thể mức độ ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra tại những khu, điểm DL và vùng dân cư có liên quan nhằm có những biện pháp khắc phục và ứng phó kịp thời.

- Xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường để đánh giá định lượng tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường như độ cao của mực nước biển, diện tích ngập, độ sâu ngập, độ mặn, suy giảm của môi trường, đa dạng sinh học, vùng núi đang bị lũ quét đe dọa, vùng khô hạn có dấu hiệu hoang mạc hóa, vùng đất liền có dấu hiệu bị biển xâm thực … tại các khu, điểm DL, đặc biệt là đối với các dự án đang và sắp được triển khai.

- Những điều chỉnh trong quy hoạch hiện hành cần tính đến tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường, tránh xa những địa điểm xói lở, trượt đất, lũ quét.

- Đối với những cơ sở DL đã xây dựng, tỉnh cần nghiên cứu những công trình nào, hoặc hạng mục nào có thể sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường đã được dự báo để từ đó đề ra giải pháp cần thiết. Tái đánh giá mức độ kiên cố và dễ bị tổn thương của các công trình di tích lịch sử văn hoá trước sự tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Việc điều chỉnh thiết kế công trình, dự án; đánh giá lợi ích kinh tế của phát triển ngành KTDL cần tính đến các tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường trong tương lai.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của cộng động về biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường cũng như những hậu quả do chúng gây ra.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình dự án trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng trên vùng cát nội đồng, ven biển, đặc biệt cần quan tâm đến khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển và đầm phá để hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, cải tạo hệ sinh thái của một số vùng liên quan.

- Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống của các hộ dân trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đê biển, kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hồ chứa nước lớn, các hồ chưa có tầm quan trọng đặc biệt.

4.3.6.3. Nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật xử lý rác thải du lịch và các khu vệ sinh công cộng

- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống xử lý rác thải, nước thải tại các khu, điểm DL trọng điểm và vùng đông dân cư. Đối với các vị trí DL mới phải có quy hoạch ngay từ ban đầu trong việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng để đảm bảo vệ sinh môi trường. Thiết lập hệ thống thùng rác và nhà vệ sinh công cộng trên các tuyến

đường chính, các khu vực công cộng, các điểm DL, các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm…

- Tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra định kỳ, xác định các nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến ô nhiễm môi trường để có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý. Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải và thu gom rác thải tại các địa điểm địa bàn DL trọng điểm, vào các mùa cao điểm và lễ hội. Hệ thống nước thải bắt buộc phải được xử lý theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh của ngành môi trường trước khi đưa nước ra môi trường tự nhiên. Rác thải phải được phân chia thành 2 loại vô cơ và rác thài hữu cơ để thuận lợi cho quá trình xử lý.

- Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân địa phương, khách DL và nhân viên phục vụ DL trong vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường DL xanh, sạch, đẹp.

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 148 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)