Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững định hướng sự phát triển luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 110)

Chương 3 THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.2.3. Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững định hướng sự phát triển luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến

3.2.3.1. Công tác quy hoạch khu, điểm tài nguyên du lịch

Cũng như các tỉnh nằm trong vùng sinh thái Trung Trường Sơn, hệ sinh thái tự nhiên ở tỉnh TT-Huế chứa đựng nhiều giá trị về đa dạng sinh học. Những phát hiện kỳ thú về các loài động, thực vật quý hiếm đã được ghi nhận tại đây

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của địa phương trong những năm gần đây, nhất là sự phát triển của các loại hình dịch vụ DL, nhận thức về công tác bảo tồn thiên nhiên cũng được nâng lên vì thế các hoạt động về bảo tồn thiên nhiên đã được các nhà quản lý địa phương chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, áp lực do con người gây ra bất lợi cho tài nguyên này vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức và nhiều cấp độ khác nhau. Điều này có nghĩa rằng, các hoạt động xâm hại tài nguyên thiên nhiên đôi khi còn bắt đầu từ việc đưa ra các quyết định cho công tác phát triển nhưng hoàn toàn không phù hợp hoặc không tính đến các tác động về môi trường.

Trong bối cảnh đó, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên càng đặt ra nhiều vấn đề bức thiết hơn và không chỉ gói gọn trong các hoạt động chuyên biệt như bảo tồn các loài động, thực vật mà còn đòi hỏi ở mức độ bảo tồn cao hơn như bảo tồn cấp độ sinh thái cảnh quan với nhiều bên cùng tham gia và lồng ghép nhiều lĩnh vực hoạt động như một sự điều phối giữa lợi ích bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững.

Hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại tỉnh TT-Huế được tiến hành khá toàn diện và có chiều sâu, đảm bảo bảo tồn được tính đa dạng sinh học, các loài đặc hữu cùng các hệ sinh thái đặc trưng của địa phương. Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên của địa phương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đang được xây dựng; quy hoạch Hành lang Xanh và Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Kông tỉnh TT-Huế đang được nghiên cứu và hình thành; 23 khu bảo vệ loài đang góp phần tích cực trong việc bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ cũng như tăng cường phát triển thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Về bảo tồn thiên nhiên, tỉnh hiện có 2 khu bảo tồn thiên nhiên, 01 Vườn Quốc Gia và 1 khu bảo tồn đất ngập nước (Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai) đang được hình thành vào năm 2017. Các dự án:

xây dựng bảo tàng đa dạng sinh học vùng duyên hải miền Trung, trung tâm bảo tồn tài

nguyên Việt Nam và cứu hộ động vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đang được tích cực triển khai ở tỉnh TT-Huế.

Hiện tại, địa phương đang tiến hành xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh TT-Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Triển khai đạt kết quả các hoạt động của dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng giai đoạn 2 tỉnh TT-Huế (Dự án BCC tỉnh TT-Huế). Bên cạnh đó, phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - ISPONRE (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Cục bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục môi trường) thực hiện dự án:

“Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” được quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ hơn 3 triệu USD.

3.2.3.2. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động kinh tế du lịch

Môi trường nước ta nói chung và tỉnh TT-Huế nói riêng đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển KT-XH. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu phát triển KT-XH bền vững, trong đó có ngành KTDL. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nói trên, tỉnh TT-Huế đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi trường như: Quyết định 29/2013/QĐ-UBND (29/7/2013) về Quy định việc quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh TT-Huế; Kế hoạch số 91/KH-UBND (07/8/2015) về việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh TT- Huế; Kế hoạch số 110/KH-UBND (09/10/2015) về kế hoạch hành động thành phố xanh Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030... Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường trong hoạt động KTDL được tiến hành thường xuyên góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành KTDL phát triển theo hướng bền vững.

* Công tác đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm DL

Hằng năm, các điểm đến nối tiếng tại tỉnh TT-Huế đón một lượng lớn khách DL. Đặc biệt là quần thể di tích cố đô Huế và các di tich văn hóa lân cận. Đặc biệt, năm 2016, chỉ tính riêng Trung tâm bảo tồn di tích cố đô đã đón và bảo đảm an toàn cho hơn 2,5 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm quan di tích. Công tác đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động được thực hiện tốt, áp lực lên môi trường

tại các khu DL trọng điểm không vượt quá giới hạn cho phép. Mặc dù vậy, vào những thời điểm miễn vé trong năm như: Tết Nguyên Đán, Kỷ niệm giải phóng tỉnh TT-Huế 26/3 và Lễ Quốc khánh 2/9, hay các lễ hỗi Festival, các điểm di tích đón lượt khách đột biến lên tới trên 5 vạn khách, gây áp lực lên sức tải du khách của điểm tham quan, vấn đề vệ sinh, rác thải tại các điểm di tích.

* Chất lượng môi trường và ý thức trách nhiệm của khách DL, cộng đồng địa phương với tài nguyên, môi trường tại các khu, điểm DL

Thông qua hoạt động quản lý về đa dạng sinh học, nhận thức về công tác bảo tồn đa dạng sinh học được quan tâm trong các cấp ngành, ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng được nâng cao. Các hoạt động bảo tồn đã góp phần bảo vệ các loài đặc hữu, các hệ sinh thái đặc thù và làm cho sự đa dạng của các hệ sinh thái ngày càng phục hồi và phát triển.

Biểu đồ 3.16: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế

về ảnh hưởng của kinh tế du lịch tới môi trường Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 5]

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát người dân địa phương về các khía cạnh tác động của KTDL tới môi trường cho thấy rằng, KTDL góp phần tăng cường mỹ quan của địa phương (trung bình là 4,20), vệ sinh xung quanh các điểm di tích được đảm bảo (trung bình là 4,24) và môi trường tự nhiên của địa phương được cải thiện (3,80).

Như vậy, công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã được thực hiện tốt và được người dân đánh giá cao, là cơ sở để tỉnh TT-Huế có thể phát triển mô hình KTDL xanh, góp phần giải quyết bài toán về sự cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giữa bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên và văn hóa.

Hiện tại, một trong những vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh TT-Huế là chất thải rắn sinh hoạt. Tính đến hết năm 2014, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại địa phương là 402 tấn/ngày. Trong khi đó, tỷ lệ cung cấp dịch vụ thu gom theo dân số của khu vực có dịch vụ thu gom là 93% và 385 tấn/ngày chất thải sinh hoạt được thu

gom. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt chủ yếu từ 5 nguồn chính: (i) từ các hộ gia đình, (ii) từ các công sở, trường học, đường phố, bến xe, nhà ga, sân bay…, (iii) từ bệnh viện, (iv) từ các khu công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp và (v) phần lớn đến từ các hoạt động dịch vụ thương mại (chợ, dịch vụ ăn uống, thương mại, công cộng).

Như vậy, có thể thấy sự phát triển của DL kéo theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng lên đáng kể.

Đơn vị tính: tấn/ngày

Biểu đồ 3.17: Khối lượng chất thải rắn phát sinh ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 Nguồn: [164]

Tuy nhiên, giữa các địa phương cấp huyện, áp lực chất thải sinh hoạt từ thành phố Huế là lớn nhất và khối lượng là 216 tấn/ngày tương ứng với 54% tổng chất thải sinh hoạt trong tỉnh (do thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh và cũng là địa phương tập trung nhiều khách DL nhất tỉnh TT-Huế). Khối lượng chất thải phát sinh tại Phong Điền là 22 tấn/ngày (6%), Quảng Điền 20 tấn/ngày (5%), Hương Trà 28 tấn/ngày (7%), PhúVang 44 tấn/ngày (11%), Hương Thủy 24 tấn/ngày (6%), Phú Lộc 33 tấn/ngày (8%), A Lưới 10 tấn/ngày (2%) và Nam Đông 5 tấn/ngày (1%) [164].

Không những vậy, sự phát triển kinh tế xã hội cùng với sự tăng trưởng của ngành KTDL cũng khiến áp lực về chất thải rắn sinh hoạt lên môi trường địa phương ngày càng lớn trong tương lai. Theo đó, dự báo đến năm 2050, khối lượng chất thải rắn phát sinh trong năm có thể lên tới gần 1.100 (tấn/ngày), gần gấp 3 lần so với thời điểm hiện này. Điều đáng lưu ý, xung đột môi trường trong quản lý chất thải rắn chủ yếu phát sinh do việc lưu trữ, vận chuyển, xả thải chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh.

Những xung đột giữa doanh nghiệp DL gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động văn

hoá, kinh tế du lịch và cảnh quan khác cũng là loại xung đột môi trường có tính phổ biến. Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm DL, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển KTDL [164].

Biểu đồ 3.18: Khối lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày qua các năm

và dự báo trong tương lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: [164]

* Ý thức trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh DL với tài nguyên DL và môi trường Mặc dù việc kiểm soát môi trường tại các khu DL, resort và khách sạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý KTDL nhằm giữ được môi trường sạch sẽ, thu hút du khách. Tuy nhiên, công tác này ở tỉnh TT-Huế vẫn còn khá nhiều hạn chế và bất cập.

Điển hình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh TT-Huế đã tiến hành kiểm tra 36 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ KTDL, lưu trú trên địa bàn trong thời gian qua.

Tuy nhiên, đa số các cơ sở sau khi được phê duyệt/xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Cam kết Bảo vệ môi trường, Đề án Bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt Tiêu chuẩn môi trường đều thực hiện chưa đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, cụ thể.

(i) 34/36 cơ sở đã thực hện công tác lập Báo cáo ĐTM, Đề án Bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt Tiêu chuẩn môi trường trình cấp cấp có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận, chiểm tỷ lệ 94.4% [101].

(ii) 36/36 cơ sở có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chiếm tỷ lệ 100%. Tuy nhiên chỉ có 11/36 cơ sở được đầu tư xây dựng hệ thống có công nghệ phù hợp để xử lý, chiếm tỷ lệ 30,56% [101].

(iii) Việc quản lý chất thải nguy hại còn chưa được cơ sở chú trọng và thực hiện đúng theo quy định: chỉ có 22/36 cơ sở có Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chiểm tỷ lệ 61,11%; chỉ có 12/36 cơ sở đã bố trí kho để lưu giữ chất thải nguy hại, chiểm tỷ lệ 33,33%; có 04/36 cơ sở phương án xử lý chất thải nguy hại thích hợp (hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý), chiếm tỷ lệ 11,11% [101].

(iv) Chỉ có 17/36 cơ sở thực hiện chương trình giám sát môi trường theo quy định, chiếm tỷ lệ 47,22% [101].

(v) Gần 39,8% cơ sở chưa đăng ký chất thải nguy hại, gần 88,8% cơ sở chưa có phương án xử lý chất thải nguy hại thích hợp (hợp đông với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý) theo quy định của pháp luật [101].

Qua kết quả khảo sát người dân địa phương cho thấy rằng, có đến 37,3% người dân địa phương không đánh giá đến mức đồng ý đối với tiêu chí “vệ sinh xung quanh các cơ sở lưu trú đảm bảo” (trung bình đạt 3,85) và có đến 44% người dân địa phương không đánh giá đến mức đồng ý đối với tiêu chí “cơ sở ăn uống tại địa phương đảm bảo vệ sinh sạch sẽ” (trung bình đạt 3,72) [101].

Biểu đồ 3.19: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch đến môi trường thông qua hai tiêu chí

“vệ sinh xung quanh các cơ sở lưu trú đảm bảo” và “cơ sở ăn uống tại địa phương đảm bảo vệ sinh sạch sẽ”

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả [Phụ lục 5]

Chất lượng vệ sinh nói chung là vấn đề đáng được lưu ý khi mức độ hài lòng của khách DL dối với tiêu chí này là khá thấp, lần lượt là 3,44 cho khách nội địa và 3,40 cho khách quốc tế. Điều này phần nào ảnh hưởng đến đánh giá của du khách đến sự hài lòng chất lượng của các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ), khi mức trung bình chỉ đạt 3,55 đối với khách nội địa và 3,85 đối với khách quốc tế [Phụ lục 4].

Biểu đồ 3.20: Mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng vệ sinh nói chung

và chất lượng của các cơ sở lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả [Phụ lục 4]

* Ảnh hưởng từ hoạt động của làng nghề truyền thống tới tài nguyên DL và môi trường

Tỉnh TT-Huế có 88 làng nghề, trong đó có 66 làng nghề truyền thống và 22 làng nghề mới. Sản phẩm sản xuất của các làng nghề khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước trong nước và xuất khẩu, với 32 nghề và nhóm nghề: gồm các nghề tiểu thủ công nghiệp, dệt - thêu, chế biến nông - lâm - thủy - hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Hầu hết các làng nghề sản xuất với quy mô hộ gia đình, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, phân tán trên địa bàn rộng, điều kiện hạ tầng còn thiếu thốn, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, trình độ lao động còn hạn chế. Các làng nghề đều chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và cũng chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường [59].

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó TT-Huế có các làng nghề sau: (i) Làng nghề sản xuất vôi hàu:

Bao Vinh, thành phố Huế và xã Lộc Hải (nay là thị trấn Lăng Cô), huyện Phú Lộc; (ii)

Cụm sản xuất gạch ngói xã Hương Toàn và xã Hương Vinh, huyện Hương Trà; (iii) Làng nghề đúc đồng Phường Đúc và Thủy Xuân, thành phố Huế. Ngoài ra, còn có một số làng nghề hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: (i) Làng nghề tinh bột sắn Xuân Lai, xã Lộc An, huyện Phú Lộc; (ii) Làng nghề bún Vân Cù, thị xã Hương Trà; (iii) Làng nghề bún Ô Sa, huyện Quảng Điền. Hiện nay, 02 làng nghề bún Vân Cù và Ô sa bước đầu đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ chương trình mục tiêu Quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Làng nghề ở tỉnh TT-Huế với công nghệ sản xuất cũ, thiết bị và công cụ còn lạc hậu, phần lớn là tự tạo hoặc cải tiến thủ công, lao động giản đơn, không được đào tạo cơ bản, chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm, tổ chức sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ.

Mặc khác, cơ sở vật chất còn thô sơ, hệ thống xử lý môi trường hầu như chưa có hoặc rất sơ sài, thải trực tiếp hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn thải ra môi trường nên ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, nhất là ô nhiễm mùi của các cơ sở chế biến thủy sản, thực phẩm… Nhiều chuyên gia cho rằng, Hiện nay, Tình trạng ô nhiễm làng nghề vẫn kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và cả đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Đơn cử tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh như đúc đồng, gạch ngói, sản xuất bún tươi... Mặc dù ô nhiễm đã kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, nhưng vì không đủ năng lực tài chính, kỹ thuật để khắc phục ô nhiễm, nên những hộ sản xuất nhỏ lẻ tại các làng nghề này đành phó mặc, chờ hỗ trợ của Nhà nước.

Sự hạn chế này một phần xuất phát từ vấn đề quy hoạch và quản lý làng nghề của các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Đa số các làng nghề ở tỉnh TT- Huế phân bổ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, chưa có quy hoạch làng nghề nên mặt bằng sản xuất chật, bố trí sản xuất phân tán, manh mún, cơ sở hạ tầng không đảm bảo yêu cầu như cống rãnh thoát nước, công trình xử lý môi trường.

* Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển Đông, một bộ phận của ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương là ổ bão lớn nhất hành tinh nên các tỉnh miền Trung, đặc biệt là TT-Huế hàng năm thường chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, nước dâng, lốc, tố, trượt đất, xói lở bờ sông, bờ biển, hạn, xâm nhập mặn. Do biến động khí hậu nên thiên tai xẩy ra nơi đây ngày càng nghiêm trọng. Cường độ và tần suất bão, lũ và các thiên tai như lũ quét, trượt đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, cháy rừng gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến DL theo

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)