Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC VỀ ĐẨY MẠNH KINH TẾ

2.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển KTDL theo hướng bền vững, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh TT-Huế như sau:

Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTDL bền vững. Trong đó bao gồm những chiến lược hướng hoạt động KTDL vào bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống như mô hình làng nghề truyền thống phục vụ DL; chiến lược xây dựng các sản phẩm, loại hình DL thân thiện với môi trường…

Hai là, chính quyền địa phương cần ban hành và thực thi các cơ chế, chính sách ưu tiên về phát triển KTDL theo hướng bền vững. Tập trung khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của KTDL như: nguồn nhân lực chất lượng cao, vốn, trình độ khoa học - công nghệ…; có cơ chế thu hút và ưu đãi các nhà đầu tư chiến lược; cơ chế khen thưởng và xử phạt đối với các trường hợp liên quan đến bảo tồn văn hoá và tài nguyên - môi trường.

Ba là, nâng cao nhận thức của cộng đồng về KTDL theo hướng PTBV kết hợp với phát triển hình thức du lịch cộng đồng. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của phát triển KTDL theo hướng bền vững đó chính là cộng đồng. Từ bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển KTDL theo hướng bền vững của các nước thông qua cộng đồng cho thấy cần phải hướng đến cộng đồng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ văn hoá, môi trường và tài nguyên DL vì cư dân địa phương hiểu hơn ai hết về văn hoá, môi trường của vùng đất nơi mà họ sinh sống. Cộng đồng địa phương cũng là những chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động KTDL, và đóng góp một phần rất lớn trong việc gìn giữ môi trường xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch đang được thịnh hành hiện nay và được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích cho KTDL theo hướng PTBV bởi loại hình du lịch này không chỉ giúp ngươi dân bảo vệ tài nguyên - môi trường, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.

Bốn là, tăng cường liên kết, phối hợp giữa các bên liên quan: chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Cần sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ cấp độ quốc gia cho đến cộng đồng địa phương trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển KTDL. Sự phối hợp giữa các bên liên quan là nền tảng đảm bảo tính bền vững trong phát triển KTDL. Muốn giải quyết bài toán này trước hết là sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp chính quyền và doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương thông qua các chính sách hỗ trợ như trang bị kiến thức, kỹ năng về DL; các dự án hỗ trợ cấp vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng bước đầu để phục vụ hoạt động KTDL tại địa phương; xây dựng các tour DL đến với địa phương, đồng thời hỗ trợ phát triển sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, đặc biệt là của các làng nghề truyền thống và quảng bá, giới thiệu các sản phẩm này đến với khách DL trong và ngoài nước.

Năm là, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ DL theo hướng đồng bộ và chuyên nghiệp. Xu hướng hiện nay trong ngành KTDL là đa dạng hóa các sản phẩm DL nhằm khai thác hiệu quả hơn các loại tài nguyên DL. Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên DL, tỉnh TT-Huế cần nghiên cứu phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm, loại hình DL mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh năng lực cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng tăng, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch ngày càng đa dạng hơn.

Sáu là, bảo vệ môi trường là yếu tố được các địa phương và quốc gia ưu tiên trong chính sách phát triển KTDL theo hướng bền vững. Việc đảm bảo bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp tại mỗi khu, điểm DL sẽ góp phần tạo ấn tượng tốt đối với khách DL đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Tỉnh TT-Huế cần triển các kế hoạch bảo vệ tài nguyên, môi trường, bên cạnh đó cần kêu gọi và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ DL đầu tư nhà vệ sinh miễn phí tại cơ sở phục vụ cho du khách. Bên cạnh đó, hoạt động KTDL theo hướng PTBV cần chú ý tới khả năng tải của các khu, điểm DL. Để tránh tình trạng khai thác tài nguyên DL một cách kiệt quệ, và giảm thiểu sự quá tải của các khu, điểm DL, chúng ta cũng cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, kĩ càng chu kì vòng đời của các khu, điểm DL để từ đó có những dự báo và biện pháp, quy định kịp thời.

Bảy là, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển KTDL. Bên cạnh việc khai thác các di sản văn hoá, công tác bảo tồn và duy trì là một hoạt động cần thiết để giúp cho hoạt động KTDL có thể PTBV. Cần có sự quản lý chặt chẽ để kiểm soát khả năng tải tại các khu di sản; kiểm soát công tác trùng tu, tôn tạo di sản để tránh phá vỡ tính nguyên bản của di sản; xây dựng Ban quản lý và huy động nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản.

Tám là, tích cực phối hợp, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về công tác bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử và bảo vệ tài nguyên - môi trường. Từ những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong công tác bảo tồn và gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên - môi trường tại nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, sẽ giúp ích cho chính quyền tỉnh TT-Huế trong việc đánh giá thực trạng, đồng thời có những chính sách, giải pháp kịp thời để thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV.

Chương 3

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)