Ngày soạn:.../.../...
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:
Biết được:
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
Hiểu được: CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).
2. Kĩ năng
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.
- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.
3. Trọng tâm
- CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).
- Muối cacbonat có tính chất nhiệt phân, tác dụng với axit. Cách nhận biết muối cacbonat.
4. Thái độ, phẩm chất
- Có thái độ tích cực, chủ động trong tiếp thu kiến thức mới.
- Có tinh thần trách nhiệm trong chuẩn bị bài ở nhà, hoạt động nhóm.
- Tạo cơ sở cho học sinh yêu thích và say mê hóa học.
- Sống yêu thương tự chủ, sống trách nhiệm.
5. Phát triển năng lực * NL chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
* NL chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
- Năng lực tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thảo luận nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Phương pháp sử dụng bài tập hóa học.
III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:
- Giáo án, các câu hỏi chuẩn bị để HS đàm thoại.
- Các dd Ca(OH)2 , HCl, CaCO3 và dụng cụ thí nghiệm.
2. Học sinh: học bài cũ và đọc trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
?Kim cương và than chì khác nhau về tính chất vật lí, tại sao?
?Cacbon có những tính chất hóa học nào? Lấy VD minh họa?
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: Các hợp chất do cacbon phản ứng với oxi tạo thành có những tính chất gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS Nội dung Phát triển năng
lực Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Nghiên cứu về Cacbonmonoxit
Mục tiêu: HS liệt kê được tính chất vật lí, nêu và trình bày được tính chất hóa học của CO.
GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi GV: Nêu các tính chất vật lí của CO ?
Tích hợp giáo dục môi trường Quá trình hình thành, tính chất các hợp chất CO gây ô nhiễm môi trường. CO có thể gây nguy hại lớn đến tính mạng con người nếu hấp thụ một liều lượng nhất định. VD:
sử dụng bếp than tổ ong trong nhà.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất hóa học và điều chế Cacbonmonoxit
Mục tiêu: HS trình bày được tính chất hóa học và các phản ứng điều chế của Cacbonmonoxit.
GV sử dung pp hoạt động nhóm kết hợp kĩ thuật đặt câu hỏi.
GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm trả lời cho các câu hỏi:
GV: CO là oxit loại gì? Dựa vào số oxi hóa của CO nêu tính chất hóa học cơ bản của nó?
GV: Viết các phản ứng thể hiện tính chất hóa học đó của CO?
GV: Bổ sung thêm ứng dụng của các phản ứng này được dùng làm gì?
GV: Cho HS tham khảo SGK, nêu các cách điều chế CO trong PTN và trong CN?
HS: Trả lời.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất Cacbonđioxit
Mục tiêu: HS trình bày được tính
A. CACBON MONOOXIT I. Tính chất vật lí:
- Khí, không màu, không mùi vị, nhẹ hơn kk.
- Rất ít tan trong nước, bền nhiệt và rất độc.
- Hóa lỏng ở -191,50C, rắn ở -205,20C
II. Tính chất hóa học:
1. Là oxit trung tính:
CO không tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm ở điều kiện thường.
2. Tính khử
* Cháy trong oxi (không khí) : lửa lam nhạt và tỏa nhiệt→làm nhiên liệu 2CO + O2 →to 2CO2.
* Khử được nhiều oxit kim loại:
CO + CuO →to Cu + CO2.
→> dùng trong luyện kim.
III. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
HCOOH -H2SO4đặc, t0→ CO + H2O.
2. Trong công nghiệp
* Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ:
C + H2O <-1050độC→ CO + H2. Sản phẩm là khí than ướt chứa 44%CO.
* Sản xuất trong lò gaz: thổi không khí qua than nung đỏ: C + O2 →to CO2.
C + CO2 →to 2CO.
Khí thu được là khí lò gaz chứa khoảng 25%CO.
B. CACBON ĐIOXIT I. Tính chất vật lí
- Khí không màu, nặng hơn không khí.
NL giao tiếp, hợp tác
NL giải quyết vấn đề thông qua hóa học NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.
NL giao tiếp, hợp tác
NL giải quyết vấn đề thông qua hóa học NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.
NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
NL giao tiếp,
chất của Cacbonđioxit
GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và pp thảo luận nhóm.
GV: Dựa vào SGK yêu cầu HS nêu các tính chất vật lí của CO2? GV: Hiệu ứng nhà kính là gì? Tác hại của hiệu ứng nhà kính là gì?
Các nhóm thảo luận, trả lời cho các câu hỏi sau:
GV: CO2 là oxit loại gì? Dựa vào số oxi hóa của C trong CO2 dự đoán tính chất hóa học của nó.
GV: Hãy viết phương trình hóa học của CO2 khi tác dụng với dung dịch NaOH khi tỉ lệ số mol là 1:1 và 1:2.
GV: Khi nào tạo ra muối trung hòa, khi nào tạo ra muối axit, và trường hợp nào tạo ra cả 2 muối.
GV: Nêu cách điều chế CO2 trong PTN và trong công nghiệp.
Tích hợp giáo dục môi trường Quá trình hình thành, tính chất các hợp chất CO2 gây ô nhiễm môi trường. Hiểu được CO2 là một trong những thủ phạm gây lên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và những tác hại của hiện tượng này lên khí hậu trái đất. Từ đó hình thành ý thức thu gom rác thải, trồng nhiều cây xanh góp phần bảo vệ môi trường sống.
- Tan ít trong nước.
- Ở -760C : CO2 hóa rắn gọi là nước đá khô, dễ thăng hoa → tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.
- Gây hiệu ứng nhà kính.
II. Tính chất hóa học
1. Không cháy và không duy trì sự cháy → làm chất chữa cháy (không phải đám cháy kim loại mạnh)
2. Là một oxit axit :
CO2 + H2O H2CO3.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
Chú ý: Khi tác dụng với dung dịch kiềm thì nó tạo ra 2 loại muối khác nhau.
III. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm: Muối cacbonat + dd HCl
2. Trong công nghiệp:
- Thu từ việc đốt hoàn toàn than trong các quá trình sản xuất.
- Thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu mỏ.
- Từ quá trình nung vôi, lên men rượu.
hợp tác
NL giải quyết vấn đề thông qua hóa học NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Hoạt động luyện tập GV sử dụng bài tập hóa học
GV yêu cầu HS hoàn thành 1 số BT sau:
Bài 1: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 có tỉ lệ mol là 1:1 cần 8,96 lít CO (đktc). Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3
trong hỗn hợp là bao nhiêu?
Bài 1:
...
...
...
NL giao tiếp.
NL giải quyết vấn đề thông qua hóa học NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.
NL tính toán
Bài 2: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) đi qua 164ml dd NaOH 20%(d=1,22) thu được dung dịch X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối?
...
...
...
...
...
Bài 2:
...
...
...
...
...
...
...
...
Hoạt động vận dụng:
1. Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khíthiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
2. Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?
Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt.
Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi.
Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
3. “Nước đá khô” là gì và có công dụng như thế nào ?
Nước đá khô (hay còn gọi là tuyết cacbonic) được điều chế từ khí CO2 hoặc CO2 hóa lỏng. Đây là các tác nhân lạnh ở thể rắn cung cấp hơi lạnh bằng cách biến đổi trạng thái: đá khô thăng hoa thành hơi, không qua trạng thái lỏng. CO2 lỏng, đặc biệt là nước đá khô( không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt-màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
4. Củng cố:
Cho luồng khí CO dư khử hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp CuO và Al2O3 thu được 8,3 gam chất rắn. Tính phân trăm khối lượng CuO có trong hỗn hợp đầu?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài: “Hợp chất của Cacbon (tiếp)”
Rút kinh nghiệm giờ
dạy: ...
...
...
...
...