BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL, PHENOL

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2017 CHUẨN KTKN (Trang 199 - 203)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

− Etanol tác dụng với natri.

− Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.

− Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom.

2. Kĩ năng:

− Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

− Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.

− Viết tường trình thí nghiệm.

− Viết tường trình thí nghiệm.

3. Trọng tâm:

− Tính chất của etanol;

− Tính chất của glixerol.

− Tính chất của phenol.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực tự học; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực thực hành hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP

- Sử dụng phương tiện trực quan kết hợp với phương pháp đàm thoại- phát hiện.

- Phương pháp hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm; ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, đèn cồn, dao cắt kim loại, kẹp sắt.

- Hóa chất : etanol khan, phenol, glixerol, Na, dd NaOH 10%, dd CuSO4 2%, dd Br2, nước cất.

2. Học sinh: ôn tập các kiến thức đã học để làm thí nghiệm.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Xen trong tiết thực hành 3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung Phát triển

năng lực

Hoạt động 1

GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm sẽ lần lượt tiến hành từng thí nghiệm.

GV chú ý quan sát và hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cẩn thận khi cho Na

I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1. Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na.

- Cách tiến hành:

Cho mẫu Na nhỏ vào ống nghiệm khô, thêm 2ml etanol vào, đốt phần khí thoát ra.

- Hiện tượng:

Na phản ứng mạnh, có khí sinh ra, đốt cháy

Năng lực giao tiếp, hợp tác.

Năng lực giải quyết vấn đề

vào etanol, cần sử dụng lượng Na vừa đủ.

-GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm

→HS: Làm thí nghiệm theo HD của GV

với ngọn lửa rất sáng.

- Giải thích:

Etanol phản ứng mạnh với Na, sinh ra khí H2, H2 cháy trong oxi với ngọn lửa sáng.

Phản ứng :

2C2H5OH+2Na→ 2C2H5ONa + H2. 2H2 + O2 → 2H2O

thông qua hóa học.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

Năng lực sáng tạo.

Năng lực thực hành hóa học.

Hoạt động 2

-GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm

→HS: Làm thí nghiệm theo HD của GV

Yêu cầu HS quan sát hiện tượng thí nghiệm và kết luận.

HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm HS quan sát, thảo luận đưa ra hiện tượng thí nghiệm và kết luận.

2. Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.

- Cách tiến hành:

Ống (1) và (2) chứa 2-3 giọt dd CuSO4, thêm tiếp 2-3ml dd NaOH, lắc nhẹ.

Thêm tiếp vào ống (1) 2-3 giọt glixerol, ống (2) 2-3 giọt etanol khan , lắc nhẹ cả 2 ống, quan sát.

- Hiện tượng:

Có kết tủa Cu(OH)2 màu xanh trong 2 ống nghiệm.

Ống (1) khi thêm glixerol thấy tạo dd xanh thẫm đồng nhất, ống (2) khi thêm etanol thấy vẫn còn kết tủa xanh.

- Giải thích:

* 2OH- + Cu2+ → Cu(OH)2.

* Glixerol tạo phức với Cu(OH)2 tan, nên được dd đồng nhất màu xanh thẫm:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H5(OH)2O)2Cu + H2O

* Etanol không phản ứng nên không thấy có hiện tượng gì, vẫn còn kết tủa xanh của Cu(OH)2.

Năng lực giao tiếp, hợp tác.

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

Năng lực sáng tạo.

Năng lực thực hành hóa học.

Hoạt động 3

- GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm

→HS: Làm thí nghiệm theo HD của GV

Yêu cầu HS quan sát hiện tượng thí nghiệm và kết luận.

HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm HS quan sát, thảo luận đưa ra hiện tượng thí nghiệm và kết luận.

3. Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước Br2.

- Cách tiến hành:

+ Cho 0,5ml dd phenol vào ống nghiệm.

+ Thêm từng giọt nước Br2 vào ống nghiệm và lắc nhẹ, quan sát.

- Hiện tượng:

Thấy tạo kết tủa trắng.

Nước Br2 mất màu.

- Giải thích: Phenol tác dụng với Br2 tạo kết tủa trắng theo pư :

C6H5OH+3Br2→C6H3Br3OH↓+3HBr.

Năng lực giao tiếp, hợp tác.

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

Năng lực sáng tạo.

Brôm phản ứng hết nên mất màu. Năng lực thực hành hóa học.

-GV: Hướng dẫn học sinh viết tường trình

→HS: Viết tường trình theo HD của GV và nộp vào cuối giờ.

II. VIẾT TƯỜNG TRÌNH

Học sinh viết tường trình theo mẫu nộp vào cuối giờ.

Năng lực tự học.

4. Củng cố:

Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của chương.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Dọn vệ sinh phòng thí nghiệm.

- Ôn tập các kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.

Ngày……/……/……

Phê duyệt của Tổ Trưởng

Tiết 61.

KIỂM TRA 1 TIẾT - BÀI SỐ 4 Ngày soạn: 29/ 03/ 2014

Giảng ở các lớp:

Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú

11A 11C1 11C5

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

1. Kiến thức: Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học viên về benzen và đồng đẳng của benzen, ancol và phenol: CTC, đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học, điều chế.

2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng viết PTHH minh hoạ tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng của benzen, ancol và phenol. Rèn kĩ năng giải bài toán tính V, %V khí tham gia PƯ, viết PTHH, tìm CTPT, CTCT của hợp chất hữu cơ. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp và tính % khối lượng.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 30% trắc nghiệm, 70% tự luận.

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ

Nội dung

Biết Hiểu Vận dụng

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Tổng

1. Benzen và đồng đẳng

Số câu Số điểm Tỉ lệ (%)

2 1,0 10,0

2 1,0 10,0 2. Ancol

Số câu Số điểm Tỉ lệ (%)

2 1,0 10,0

1 2,0 20,0

1 2,0 20,0 3. Phenol

Số câu Số điểm Tỉ lệ (%)

2 1,0 10,0

2 1,0 10,0 6. Tổng hợp chương 7,

8 Số câu Số điểm Tỉ lệ (%)

1 2,0 20,0

1 3,0 30,0

1 3,0 30,0 Tổng số câu

Tổng điểm Tỉ lệ (%)

6 3,0 30,0

1 2,0 20,0

1 2,0 20,0

1 3,0 30,0

09 10,0 100,0

IV. ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD&ĐT CAO BẰNG Trường THPT Thông Nông

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: Hoá học 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Mã đề 134 Họ, tên học sinh: ...

Lớp: ...

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2017 CHUẨN KTKN (Trang 199 - 203)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(227 trang)
w