CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2017 CHUẨN KTKN (Trang 111 - 115)

PHẢN ỨNG HÓA HỌC HỮU CƠ (tiết 1) Ngày soạn:……/……./……..

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Biết được:

− Khái niệm và các loại công thức cấu tạo.

− Nội dung thuyết cấu tạo hoá học.

2. Kĩ năng:

Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể.

3. Trọng tâm: Nội dung thuyết cấu tạo hoá học.

4. Thái độ, phẩm chất

- Có thái độ tích cực, chủ động trong hình thành kiến thức mới.

- Có tinh thần trách nhiệm trong chuẩn bị bài ở nhà.

- Tạo cơ sở cho học sinh yêu thích và say mê hóa học.

- Sống yêu thương tự chủ, sống trách nhiệm.

5. Phát triển năng lực * NL chung - Năng lực tự học.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo.

* NL chuyên biệt

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực tính toán.

II. PHƯƠNG PHÁP

- PP đàm thoại – phát hiện.

- PP dạy học nêu và giải quyết vấn đề - PP sử dụng bài tập hóa học

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, Mô hình phân tử CH4, C2H4, C2H2, C3H8. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam một hợp chất hữu cơ A (C, H, O) thu 4,48 lit CO2 (đkc) và 5,4 gam H2O; Tỉ khối hơi của A so với hiđro là 23. Lập CTPT của A? ĐA: C2H6O

3. Bài mới:

Hoạt động khởi động: Hợp chất A có cấu tạo như thế nào?  Vào bài

Hoạt động của GV và HS Nội dung Phát triển

năng lực Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động1.

GV sử dụng pp đàm thoại – phát hiện.

GV:

- Quay lại BT trong phần KT bài cũ, chúng ta có thể viết được ít nhất 2 CTCT như sau:

CH3CH2OH (ancol etylic) và CH3-O- CH3 (đimetyl ete) → Đây là hai chất khác nhau hoàn toàn về TCVL và TCHH nhưng có cùng CTPT.

- Vậy: CTCT là gì?

I. Công thức cấu tạo:

1. Khái niệm:

-VD: CTPT: C2H6O

CTCT: H3C–CH2–O–H

- CTCT là công thức biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (đơn, bội) của các

Năng lực sáng tạo

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

→HS: CTCT là công thức biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (đơn, bội) của các nguyên tử trong phân tử.

Hoạt động 2:

GV sử dụng pp phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp hoạt động nhóm

GV: Vừa rồi các em đã theo dõi Cô viết CTCT của C2H6O. Bây giờ em nào có thể viết lại CTCT của C2H6O nhưng theo cách khác không?

→ HS: Viết CTCT của C2H6O theo cách khai triển.

GV: Như vậy có mấy loại CTCT hả các em?

→ HS: Có 2 loại: CTCT khi triển và thu gọn

GV: Trong CTCT thu gọn lại có 2 loại CTCT thu gọn, để đơn giản Cô tạm gọi là CTCT thu gọn 1 và CTCT thu gọn 2.

Chúng ta cần biết cách và viết được từng loại CTCT của hợp chất hữu cơ, bây giờ chúng ta sẽ chia nhóm thảo luận nhé.

- Lớp chia làm 6 nhóm, thảo luận trong 5 phút rồi cử đại diện lên trình bày lần lượt theo thứ tự: CTCT khi triển → CTCT thu gọn 1→CTCT thu gọn 2 - Nội dung câu hỏi thảo luận như sau:

Viết CTCT của: C4H10, C4H8, C4H10O

→ HS: Thảo luận theo nhóm và lên trình bày.

GV: Từ kết quả thảo luận trên em hãy cho biết quy tắc viết CTCT khi triển và CTCT thu gọn?

→ HS: Trả lời

GV: Chiếu quy tắc lên bảng và tổng kết

→ HS: Nghe TT

GV: Tuy nhiên để đơn gỉan chúng ta hay dung CTCT thu gọn 1. Về nhà các em vận dụng viết CTCT của các chất sau: C5H12 ; C5H10 ; C5H12O

→ HS: Nghe TT Hoạt động 2:

GV sử dụng pp đàm thoạt – phát hiện.

nguyên tử trong phân tử.

2. Các loại CTCT: (2 loại)

a. Công thức khai triển:

- VD: SGK

- Quy tắc: Biểu diễn trên mặt phẳng giấy tất cả các liên kết giữa các nguyên tử.

b. Công thức CT thu gọn:

- VD:

- Quy tắc:

+ Các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử C được viết thành 1 nhóm.

+ Hoặc chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử C và với nhóm chức (mỗi đầu đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc là 1 cacbon, không biếu thị số nguyên tử H liên kết với cacbon)

II. Thuyết cấu tạo hóa học:

1. Nội dung: Gồm 3 luận điểm:

a. Luận điểm 1: Trong phân tử hợp chất

Năng lực giao tiếp, hợp tác Năng lực sáng tạo

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

GV: Chiếu nội dung của thuyết cấu tạo hóa học. Lấy ví dụ để minh họa từng luận điểm của thuyết cấu tạo.

→ HS: Nghe TT

GV: Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học vừa học, hãy viết các CTCT của CTPT C3H6O?

→HS: Viết CTCT.

GV: Nêu ý nghĩa của thuyết cấu tạo hóa học ?

→HS: Trả lời

hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự đó gọi là cấu tạo hóa học . Sự thay đổi thứ tự liên kết đó tức là thay đổi cấu tạo hóa học sẽ tạo ra một chất khác.

VD: Hợp chất có CTPT C2H6O có CT CH3-CH2OH CH3-O-CH3

Etanol Dimetylete t0s→ 78,30C t0s→-230C Tan tốt Ít tan + Na tạo H2. không + Na.

b. Luận điểm 2: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4, Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (vòng, không vòng, nhánh, không nhánh)

VD: CH3-CH2-CH2-CH3: hở, không nhánh.

CH3-CH(CH3)-CH3: hở, có nhánh.

CH2 - CH2 : vòng.

CH2

c. Luận diểm 3: Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).

VD:

* Khác về loại nguyên tử :

CH4 CCl4

t0s : -1620C -77,50C Trong nước: K. tan. K. tan.

Đốt trong O2: Cháy . K cháy .

* Cùng CTPT, khác CTCT:

CH3-CH2OH CH3-O-CH3

Etanol Dimetylete t0s→ 78,30C t0s→-230C Tan tốt Ít tan

+ Na tạo H2. không + Na.

* Khác CTPT, tương tự về CTCT:

CH3-CH2OH CH3-CH2-CH2OH t0s→ 78,30C t0s→ 97,20C Tan tốt, Tan tốt, + Na tạo H2. + Na tạo H2.

Năng lực sáng tạo

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

2. Ý nghĩa:

Thuyết CTHH giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.

Hoạt động luyện tập GV sử dụng BTHH kết hợp kĩ thuật

cặp đôi

GV yêu cầu HS viết CTCT các chất sau: CH4, C4H10, C3H8O, C4H8 (có 1 lk đôi hoặc 1 vòng).

HS thảo luận, viết các CTCT.

GV nhận xét, HD HS cách xây dựng các CTCT.

....

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Hoạt động vận dụng: Không có liên hệ thực tế.

4. Củng cố:

Viết CTCT khai triển và rút gọn của các hợp chất có CTPT: C2H6; C5H10; C4H10O 5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, làm bài tập 6,7,8/102 (SGK)

- Chuẩn bị phần còn lại của bài :”Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ”.

Rút kinh nghiệm giờ

dạy: ...

...

...

...

...

Ngày.../.../...

Phê duyệt của Tổ Trưởng TUẦN 16

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN HỌC HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2017 CHUẨN KTKN (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(227 trang)
w