PHẢN ỨNG HÓA HỌC HỮU CƠ (tiết 2)
Ngày soạn:……./……./……
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết được :
− Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
− Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ.
2. Kĩ năng:
Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.
3. Trọng tâm:
− Chất đồng đẳng, chất đồng phân
− Liên kết đơn, bội (đôi, ba) trong phân tử chất hữu cơ 4. Thái độ, phẩm chất
- Có thái độ tích cực, chủ động trong hình thành kiến thức mới.
- Có tinh thần trách nhiệm trong chuẩn bị bài ở nhà.
- Tạo cơ sở cho học sinh yêu thích và say mê hóa học.
- Sống yêu thương tự chủ, sống trách nhiệm.
5. Phát triển năng lực * NL chung - Năng lực tự học.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sáng tạo.
* NL chuyên biệt:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật cặp đôi.
- PP sử dụng bài tập hóa học III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các CTCT có thể có của C6H12?
- Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C4H8? 3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: Thuyết cấu tạo hoá học giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân. Vậy đồng đẳng, đồng phân là gì? Giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau như thế nào, bằng loại liên kết gì?
Hoạt động của GV và HS Nội dung Phát triển năng
lực Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1
GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi GV: Hãy nhận xét các dãy chất (1), (2), (3) có trong ví dụ?
III. Đồng đẳng, đồng phân:
1. Đồng đẳng:
a. Ví dụ: Ta các dãy hidrocacbon sau:
(1) CH4, C2H6, C3H8, C4H10...
(2) C2H4, C3H6, C4H8, C5H10...
(3) CH3OH, C2H5OH, C3H7OH...
(1), (2), (3) : là các dãy đồng đẳng.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
Năng lực sáng tạo
GV: (1), (2), (3) được gọi là các dãy đồng đẳng, vậy khái niệm đồng đẳng là gì?
HS: Trả lời.
Hoạt động 2.
GV sử dụng kĩ thuật cặp đôi.
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (2HS/ nhóm).
GV: Dựa vào ví dụ của giáo viên ở bên, hãy nêu khái niệm đồng phân ?
GV: Cho một vài ví dụ các chất là đồng phân của nhau ?
HS thảo luận theo nhóm nhỏ cùng nghiên cứu và đưa ra kết quả
Hoạt động 3.
HS làm việc theo cặp đôi cùng nghiên cứu nội dung kiến thức.
GV : Liên kết CHT là gì? Cho ví dụ?
Viết các đồng phân của chất có CTPT là
- C3H6. - C4H8. - C4H10O.
b. Khái niệm: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 , nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng họp thành dãy đồng đẳng 2. Đồng phân:
a. Ví dụ:
CH3-CH2OH CH3-O-CH3
Etanol Dimetylete t0s→ 78,30C t0s→-230C Tan tốt Ít tan
+ Na tạo H2. không + Na Hai chất trên có cùng CTPT, khác về CTCT nên chúng có tính chất hóa học khác nhau , ta gọi chúng là các đồng phân của nhau.
b. Khái niệm: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT được gọi là các chất đồng phân của nhau.
* Có nhiều loại đồng phân :
- Đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân về bản chất nhóm chức, vị trí nhóm chức, mạch cacbon )
- Đồng phân lập thể (khác nhau về vị trí không gian)
IV. Liên kết hóa học và cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
- Liên kết thường gặp trong hợp chất hữu cơ là liên kết CHT, gồm liên kết δ và liên kết Л.
- Sự tổ hợp của liên kết δ và Л tạo thành liên kết dôi hoặc ba (liên kết bội).
1. Liên kết đơn: (б)
- Do 1 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 1 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Liên kết б bền.
2. Liên kết đôi: (1б và 1Л)
- Do 2 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 2 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Gồm 1 б bền và 1Л kém bền.
- Bốn nguyên tử liên kết với 2 nguyên tử cacbon có liên kết đôi nằm trong cùng một mặt phẳng của 2 nguyên tử cacbon đó.
3. Liên kết ba: (1 б và 2Л)
Năng lực tự học
Năng lực giao tiếp, hợp tác Năng lực sáng tạo
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực giao tiếp, hợp tác Năng lực sáng tạo
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Hoạt động 3.
GV hướng dẫn HS đọc thêm bài Phản ứng hóa học hữu cơ
- Do 3 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 3 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Gồm 1 б bền và 2Л kém bền.
- Hai nguyên tử liên kết với 2 nguyên tử cacbon có liên kết ba nằm trên đường thẳng nối 2 nguyên tử cacbon có liên kết ba đó.
* Các liên kết đôi và ba gọi là liên kết bội.
V. Phản ứng hóa học hữu cơ 1. Phân loại phản ứng hữu cơ a/ Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong hợp chất hữu cơ thay thế bởi nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
VD: CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl b/ Phản ứng cộng
Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử chất hữu cơ mới.
VD: CH2=CH2 + H2 → CH3-CH3
c/ Phản ứng tách
Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử chất hữu cơ.
VD:
CH2 CH2
H OH
H , t 0 CH2 CH2 H2O
2. Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ
- Xảy ra chậm
- Thu được hỗn hợp nhiều sản phẩm
Năng lực tự học
Hoạt động luyện tập GV sử dụng kĩ thuật cặp đôi kết
hợp sử dụng BTHH
GV yêu cầu HS hoàn thành BT sau:
Viết CTTQ của dãy đồng đẳng của CH4, C6H6, CH4N? Viết các CTCT ứng với C6H14?
....
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Hoạt động vận dụng: Không có liên hệ thực tế 4. Củng cố:
Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C6H14; C4H8? 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập 4,5/101 (SGK)
- Chuẩn bị: Xem lại cách thiết lập CTPT để luyện tập Rút kinh nghiệm giờ
dạy: ...
...
...
...
...
Tiết 32: LUYỆN TẬP