Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.1.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử

Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh

Ngân hàng điện tử là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM. Điều quan trọng hơn là Ngân hàng điện tử còn giúp NHTM thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Ngân hàng điện tử cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Xét về mặt kinh doanh, ngân hàng điện tử sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện chu chuyển nhanh vốn tiền tệ, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng

Chính tiện ích từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng nên khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng điện tử là rất cao.

Tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập

Sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng điện tử mở ra một kênh phát triển mới cho các dịch vụ ngân hàng. Qua đó, ngân hàng cũng như có thể cắt giảm các chi phí liên quan như chi ph văn phòng, chi ph nhân viên hay các chi ph khác về giấy tờ, quản lý hệ thống kho quỹ…góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

1.1.3.2. Đối với khách hàng

Tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch

Ngân hàng điện tử đã tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Trước đây, nói đến giao dịch ngân hàng, ta thường tưởng tượng ra cảnh khách hàng phải mất hàng giờ để điền vào các loại mẫu giấy tờ, sau đó đứng xếp hàng dài chờ đến lượt, rồi phải làm thủ tục qua nhiều cửa của ngân hàng. Nhưng giờ đây, các dịch vụ e-banking đa dạng với các cách sử dụng tương đối đơn giản, tiện lợi đã giúp khách hàng hoàn toàn hoát khỏi những phiền toái đó.

Thực tế cho thấy, các dịch vụ ngân hàng điện tử rất dễ sử dụng, hiệu quả và giúp khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, chi ph . Các bước giao dịch qua dịch vụ ngân hàng điện tử đều đã được lập trình sẵn, do đó chỉ cần khách hàng thực hiện theo đúng các bước yêu cầu, các giao dịch sẽ được thực hiện một cách chính xác.

Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, với các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông khách hàng có thể thực hiện các giao dịch của mình bất cứ lúc nào và ở đâu. Ngoài ra, với đặc điểm giao dịch hoàn toàn qua mạng, các ngân hàng có thể liên kết với nhau thành các liên minh thẻ tạo thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch liên ngân hàng của mình.

Tiếp cận thông tin nhanh và hiệu quả

Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, trong một khoảng thời gian rất ngắn khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng thực hiện hàng loạt công việc như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, mở L/C, mua séc du lịch thậm chí kinh doanh chứng khoán với ngân hàng. 7 ngày một tuần và 24h/ngày, thông qua các phương tiện truyền dẫn hiện đại, khách hàng có thể tiếp cận, truy cập

được những thông tin mới nhất về tài khoản, tỷ giá, lãi suất…, từ đó có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời.

1.1.3.3. Đối với nền kinh tế

Dịch vụ ngân hàng điện tử là loại hình dịch vụ chất lượng cao do hàm lượng khoa học công nghệ lớn, đòi hỏi sự am hiểu nhất định của cả nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế tri thức và được thể hiện chủ yêu trên các mặt sau:

Tận dụng tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế

Dịch vụ ngân hàng điện tử là cơ sở hạ tầng trọng yếu ảnh hưởng đến tổng thể các hoạt động của nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo trong việc huy động tiết kiệm, phân bổ nguồn lực có hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng phong phú giúp thu hút nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư để phát triển kinh tế nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển. Có thể nói, khi dịch vụ ngân hàng điện tử phát huy được hết các tác dụng của nó sẽ thúc đẩy các cá nhân, hộ gia đình gửi tiền nhàn rỗi vào hệ thống ngân hàng, tạo môi trường đầu tư phát triển kinh tế cho mọi tầng lớp dân cư, giảm bớt việc giữ tiền mặt hoặc đầu tư vào bất động sản không mang lại lợi ích tổng thể cho xã hội. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, việc phát huy nội lực của nền kinh tế thông qua tập trung mọi nguồn vốn từ nhỏ lẻ tiềm tàng trong dân cư thành nguồn vốn lớn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Thúc đẩy sản xuất phát triển và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Dịch vụ ngân hàng điện tử đóng vai trò đưa nguồn vốn đầu tư tới nơi sử dụng có hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và tạo thu nhập. Thông qua dịch vụ huy động vốn, các ngân hàng đã tạo ra thu nhập cho những người có các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi và thông qua các dịch vụ cho vay, các ngân hàng dùng số vốn huy động được để đầu tư, cho vay các chủ thể kinh doanh, sản xuất và đời sống, giúp các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh.

Góp phần tăng cường sự lưu chuyển các dòng vốn và tính ổn định của hệ thống tài chính

Phát triến dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ trực tiếp gia tăng t nh linh hoạt của dòng vốn và tiền tệ trong nền kinh tế và cơ cấu vốn được phân bổ một cách tối ưu hơn. Điều đó càng củng cố hiệu lực của hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng phát triển hơn. Nó cũng góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính.

Hơn thế, một hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh sẽ góp phần bảo đảm hiệu quả sự quản lý vĩ mô của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế. Dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh, nhờ đó nền kinh tế được hưởng lợi từ sự cải thiện chất lượng dịch vụ, sự sẵn có của dịch vụ với chi phí hợp lý. Công nghệ và trình độ quản lý cũng như kỹ thuật của các tổ chức tài ch nh được cải thiện là nhân tố quan trọng để ngăn chặn tối đa sự bất ổn của cả hệ thống tài chính. Nhìn từ một góc độ nào đó thì phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử có thể được coi như là một động thái góp phần đẩy mạnh quá trình minh bạch hóa tài chính cho nền kinh tế, đóng góp t ch cực vào việc ngăn chặn các tệ nạn kinh tế xã hội như trốn thuế, rửa tiền…, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Ngân hàng nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)